Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013

IV. Củng cố

 Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen?

 Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho VD minh hoạ.

V. Hướng dẫn học bài ở nhà

 Học bài và trả lời câu hỏi SGK

 Làm bài tập 4 (GV hướng dẫn cách quy ước gen và viết sơ đồ lai)

Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen nên tính trạng màu mắt đen là trội so với tính trạng mắt đỏ.

 Quy ước gen A quy định mắt đen

 Quy ước gen a quy định mắt đỏ

 Cá mắt đen thuần chủng có kiểu gen AA

 Cá mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen aa

 Sơ đồ lai:

 P: Cá mắt đen x Cá mắt đỏ

 AA aa

A. MỤC TIÊU.

 Học sinh hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.

 Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.

 Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.

 Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) với di truyền trội hoàn toàn.

 Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai.

B. CHUẨN BỊ.

 Tranh phóng to hình 3 SGK.

 Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

I. Ổn định tổ chức.

II. Kiểm tra bài cũ.

 Phát biểu nội dung quy luật phân li? Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? (sơ đồ)

 Giải bài tập 4 SGK.

III. Bài học

A. MỤC TIÊU.

 Học sinh mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen.

 Biết phân tích kết quả thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng của Menđen.

 Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen.

 Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.

 Rèn kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm.

B. CHUẨN BỊ.

 Tranh phóng to hình 4 SGK.

 Bảng phụ ghi nội dung bảng 4.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

I. Ổn định tổ chức

 Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ

 Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần làm gì?

 Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất ?

 Kiểm tra bài tập 3, 4 SGK.

 

doc192 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
di truyền bị biến đổi.
Kết luận: 
Phiếu học tập: Tìm hiểu về bệnh di truyền
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao
 Cặp NST số 21 có 3 NST
 Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con.
2. Bệnh Tơcnơ
 Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST (X)
 Lùn, cổ ngắn, là nữ
 Tuyến vú không phát triển, mất trí, không có con.
3. Bệnh bạch tạng
 Đột biến gen lặn
 Da và màu tóc trắng.
 Mắt hồng
4. Bệnh câm điếc bẩm sinh
 Đột biến gen lặn
 Câm điếc bẩm sinh.
Hoạt động 3: Một số tật di truyền ở người
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 Yêu cầu HS quan sát H 29.3
 Nêu các dị tật ở người?
 HS quan sát H 29.3 và kể tên các dị tật ở người. Rút ra kết luận.
Kết luận: 
 Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người.
Hoạt động 4: Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
 Các bệnh và tật di truyền ở người phát sinh do nguyên nhân nào?
 Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền?
 HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
 Một HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Rút ra kết luận.
Kết luận: 
 Nguyên nhân:
+ Do tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.
 Biện pháp:
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con.
C. Di truyền học với con người
Hoạt động 5: Di truyền y học tư vấn
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 GV yêu cầu HS nghiên cứu bài tập SGK mục I, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của bài tập:
 GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
 Cho HS thảo luận:
 Di truyền y học tư vấn là gì?
 Gồm những nội dung nào?
 HS nghiên cứu VD, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời:
+ Đây là loại bệnh di truyền.
+ Bệnh do gen lặn quy định vì ở đời trước của 2 gia đình này đã có người mắc bệnh.
+ Không nên tiếp tục sinh con nữa vì họ đã mang gen lặn gây bệnh.
 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
Kết luận: 
 Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp với phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại với nghiên cứu phả hệ.
 Chức năng: chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
Hoạt động 6: Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm câu hỏi:
 Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
 Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi được phép kết hôn?
 GV chốt lại đáp án.
 Yêu cầu HS tiếp tục phân tích bảng 30.1, thảo luận hai vấn đề:
 Giải thích quy định “Hôn nhân 1 vợ 1 chồng” của luật hôn nhân và gia đình là có cơ sở sinh học?
 Vì sao nên cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi?
 GV chốt lại kiến thức phần 1.
 GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 30.2 và trả lời câu hỏi:
 Nên sinh con ở lứa tuổi nào để giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
 Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi 17 – 18 hoặc quá 35?
 Các nhóm phân tích thông tin và nêu được:
+ Kết hôn gần làm cho các gen lặn, có hại biểu hiện ở thể đồng hợp " suy thoái nòi giống.
+ Từ đời thứ 5 trở đi có sự sai khác về mặt di truyền, các gen lặn có hại khó gặp nhau hơn.
 HS phân tích số liệu về sự thay đổi tỉ lệ nam nữ theo độ tuổi, tỉ lệ nam nữ là 1:1 ở độ tuổi 18 – 35.
+ Hạn chế việc sinh con trai theo tư tưởng “trọng nam khinh nữ” làm mất cân đối tỉ lệ nam/nữ ở tuổi trưởng thành.
 HS dựa vào số liệu trong bảng và nêu được:
+ Nên sinh con ở độ tuổi 25 – 34 hợp lí.
+ Tuổi 17 – 18: chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất và tâm sinh lí để sinh và nuôi dạy con ngoan khoẻ. ở tuổi trên 35, tế bào bắt đầu não hoá, quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào có thể bị rối loạn " phân li không bình thường " dễ gây chết, teo não, điếc, mất trí.... ở trẻ.
Kết luận: 
1. Di truyền học với hôn nhân:
 Di truyền học đã giải thích cơ sở khoa học của các quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
+ Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau.
+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng.
2. Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình:
 Phụ nữ sinh con độ tuổi 25 – 34 là hợp lí.
 Từ độ tuổi trên 35 không nên sinh con vì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh Đao tăng rõ.
Hoạt động 7: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và mục “Em có biết” trang 85.
 Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền? Cho VD?
 Làm thế nào để bảo vệ di truyền cho bản thân và con người?
 HS xử lí thông tin và nêu được:
+ Các tác nhân vật lí, hoá học, các khí thải , nước thải của các nhà máy thải ra, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ quá mức gây đột biến gen, đột biến NST ở người " người bị bệnh tật di truyền.
 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
Kết luận: 
 Các tác nhân: chất phóng xạ và các hoá chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường.
IV. Củng cố
1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Cho VD ứng dụng phương pháp trên?
 Hoàn thành bảng sau:
2. Chọn câu trả lời đúng:
Bệnh, tật di truyền ở người do loại biến dị nào gây ra:
a. Biến dị tổ hợp	b. Đột biến gen
c. Đột biến NST	d. Thường biến
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
 Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 81.
 Tìm hiểu 1 số bệnh tật di truyền ở người.
Ngày soạn: 05/11/12
Ngày dạy:
Chương VI . ứng dụng di truyền học
Tiết 33 Bài 31: Công nghệ tế bào
A. Mục tiêu.
 Học sinh phải hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, nắm được những giai đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công nghệ đó.
 Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
B. Chuẩn bị.
 Tranh phóng to hình 31 SGK.
C. hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra câu 1,2 3 SGK trang 88.
III. Bài mới
	VB: Di truyền học được ứng dụng trong khoa học chọn giống. Nhiệm vụ của ngành chọn giống là cải tiến giống hiện có tạo ra những giống mới nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Bằng các phương pháp lai tạo giống và gây đột biến nhân tạo, đặc biệt là kĩ thuật gen các nhà chọn giống đã có thể chủ động tạo nguồn biến dị cho chọn giống đồng thời đề ra các phương pháp chọn lọc tốt nhất để củng cố và tăng cường những tính trạng mong muốn.
Hoạt động 1: Khái niệm công nghệ tế bào
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời:
 Công nghệ tế bào là gì?
 Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì?
 Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
 GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
 HS nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức và nêu được:
+ Kết luận.
+ Vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc, có bộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép lại.
Kết luận: 
 Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
 Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: ứng dụng công nghệ tế bào	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong sản xuất như thế nào?
 Yêu cầu HS đọc kĩ thông tin mục II.1 kết hợp quan sát H 31 và trả lời câu hỏi:
 Hãy nêu các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?
 GV nhận xét, khai thác H 31
 Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
 Lưu ý: Tại sao trong nhân giống vô tính ở thực vật, người ta không tách tế bào già hay mô đã già? 
(Giải thích như SGV).
 GV thông báo các khâu chính trong tạo giống cây trồng.
+ Tạo vật liệu mới để chọn lọc.
+ Chọn lọc, đánh giá và tạo giống mới cho sản xuất.
 GV đặt câu hỏi:
 Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? Cho VD?
 GV đặt câu hỏi:
 Nhân bản vô tính ở động vật có ý nghĩa như thế nào?
 Nêu những thành tựu nhân bản ở Việt Nam và trên thế giới?
 GV thông báo thêm: 
+ Đại học Texas ở Mĩ nhân bản thành công ở hươu sao, lợn. 
+ Italia nhân bản thành công ở ngựa. 
+ Trung quốc 8/2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi.
 HS nêu được:
+ Nhân giống vô tính ở cây trồng.
+ Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
+ Nhân bản vô tính ở động vật.
 Cá nhân nghiên cứu SGK trang 89, ghi nhớ kiến thức. Quan sát H 31, trao đổi nhóm và trình bày.
 Rút ra kết luận.
HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
 HS nghiên cứu SGK trang 90 và trả lời.
 HS nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức đã biết và trả lời.
Kết luận: 
a. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng:
 Quy trình nhân giống vô tính 9a, b, c, d – SGK H 31).
 Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây giống.
+ Rút ngắn thời gian tạo các cây con.
+ Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm.
 Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quý: lá hoa sâm...
b. ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
 Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.
VD: 	+ Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống lúa CR203.
	+ Nuôi cấy để tạo giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.
c. Nhân bản vô tính động vật
 ý nghĩa:
Ký duyệt
......./......./ 2010
+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuy

File đính kèm:

  • doceuinh hoc 9 91213.doc