Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 năm học 2007-2008 - Trường THCS Bình Nhân

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan. (6,5 điểm)

Khoanh vào chữ cái đầu phương án trả lời đúng.

Câu 1. (0.5 đ) Ở ruồi giấm, 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của nguyên phân, số NST đó bằng bao nhiêu?

a. 16 a. 4 b. 32 c. 8 d. 4

Câu 2. (0.5 đ) Khoảng cách mỗi cặp Nu của trong 1 chu kì xoắn trên phân tử ADN là bao nhiêu?

a. 1,4A0 b. 2,4A0 c. 3,4A0 d. 4,4A0

Câu 3. (0.5 đ) Kết quả nào dưới đây đúng với định luật phân li của Men đen là :

 a. 50% trội : 50% lặn b. 75% trội : 25% lặn

 c. 25% lặn : 75% trội d. 25% trung gian : 50% trội : 25% lặn

Câu 4. (0.5 đ) Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là :

 a. Nhân đôi NST

 b. Co xoắn và tháo xoắn NST

c. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp NST tương đồng

 d. Phân li NST về 2 cực của tế bào

Câu 5. (0.5 đ) Men đen cho rằng các tính màu sắc và hình dạng hạt (trong thí nghiệm lai đậu Hà Lan) di truyền độc lập là vì :

a. Tất ca F1 có kiểu hình vàng, trơn

b. Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

c. F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn .

d. Cả b và c.

Câu 6. (0.5 đ) Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là :

a. P: Aa x Aa b. P: aa x aa c. P: AA x Aa d. P: Aa x aa

Câu 7. (0.5 đ) Với loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì nhờ quá trình .

a. Giảm phân b. Nguyên phân. c. Thụ tinh d. Giảm phân và thụ tinh.

Câu 8. (0.5 đ) Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở :

a. Trong nhân tế bào b. Trên phân tử AND

c. Trên màng tế bào d. Tại ribôxôm của tế bào chất

Câu 9. (0,5 đ) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới đột biến gen ?

a. Độ bền giữa các liên kết A-T, G-X

b. Tác động không đồng đều của các điều kiện ngoại cảnh .

c. Sự điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể .

d. Cả a, b và c.

Câu 10: (2đ) Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống ( .) thay cho các số 1, 2, 3 đ

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 năm học 2007-2008 - Trường THCS Bình Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs bình nhân 
đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi Cấp huyện 
Môn : sinh học 9
Năm học 2007-2008
Thời gian làm bài : 90phút (không kể thời gian giao đề) 
Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (6,5 điểm)
Khoanh vào chữ cái đầu phương án trả lời đúng.
Câu 1. (0.5 đ) ở ruồi giấm, 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của nguyên phân, số NST đó bằng bao nhiêu?
a. 16 a. 4	 b. 32	 c. 8	d. 4
Câu 2. (0.5 đ) Khoảng cách mỗi cặp Nu của trong 1 chu kì xoắn trên phân tử ADN là bao nhiêu?
a. 1,4A0	b. 2,4A0 	c. 3,4A0	d. 4,4A0
Câu 3. (0.5 đ) Kết quả nào dưới đây đúng với định luật phân li của Men đen là :
	a. 50% trội : 50% lặn	b. 75% trội : 25% lặn
	c. 25% lặn : 75% trội	d. 25% trung gian : 50% trội : 25% lặn 
Câu 4. (0.5 đ) Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là :
	a. Nhân đôi NST	
	b. Co xoắn và tháo xoắn NST 
c. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp NST tương đồng
	d. Phân li NST về 2 cực của tế bào 	
Câu 5. (0.5 đ) Men đen cho rằng các tính màu sắc và hình dạng hạt (trong thí nghiệm lai đậu Hà Lan) di truyền độc lập là vì :
a. Tất ca F1 có kiểu hình vàng, trơn
b. Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó 
c. F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn .
d. Cả b và c.
Câu 6. (0.5 đ) Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là :
a. P: Aa x Aa 	b. P: aa x aa	c. P: AA x Aa 	d. P: Aa x aa 
Câu 7. (0.5 đ) Với loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì nhờ quá trình .
a. Giảm phân 	b. Nguyên phân. 	c. Thụ tinh 	d. Giảm phân và thụ tinh.
Câu 8. (0.5 đ) Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở :
a. Trong nhân tế bào	b. Trên phân tử AND
c. Trên màng tế bào	d. Tại ribôxôm của tế bào chất
Câu 9. (0,5 đ) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới đột biến gen ?
a. Độ bền giữa các liên kết A-T, G-X
b. Tác động không đồng đều của các điều kiện ngoại cảnh .
c. Sự điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể .
d. Cả a, b và c.
Câu 10: (2đ) Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống (.) thay cho các số 1, 2, 3để hoàn thiện các câu sau :
	Nhờ giảm phân, (1)được tạo thành mang bộ NST đơn bội và nhờ sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ NST(2)được phục hồi. Như vậy, thông qua quá trình (3), giảm phân và thụ tinh, bộ NST đặc trưng cho loài được duy trì (4)qua các thế hệ .
Phần II. Trắc nghiệm khách quan .(13,5 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình về nhóm máu ở đời con của một số cặp bố mẹ sau :
	A. IAIB x IAIB
	B. IAI0 x IBI0
	C. IAI0 x IAI0
Câu 2: (2 điểm) Hãy vẽ sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở người? Giải thích cơ chế sinh con trai và con gái?
Câu 3 : (2 điểm) So sánh điểm khác nhau giữa Thường biến và Đột biến ở sinh vật trong sinh giới?
Câu 4: (4 điểm) Một đoạn gen có chiều dài bằng nhau và bằng 2040A0. Gen 1 có số nuclêôtit (Nu) A = G = 25% số Nu của gen . Gen 2 có số Nu loại A ít hơn so với loại A của gen 1 là 90 Nu. Hãy tính số lượng từng loại Nu của mỗi gen?
Câu 5: (2,5 điểm) Giải thích nguyên nhân và cơ chế phát sinh thể dị bội? Viết công thức phát sinh thể dị bội?
 Bình Nhân, ngày 26 tháng 12 năm 2007
Người ra đề 
Hà Tiến Quang
============Hết=============
đáp án đề xuất kì thi học sinh giỏi Cấp huyện
Môn : sinh học 9
Năm học 2006-2007
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
Phần I: Trắc nghiệm khách quan.(6,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án đúng.
Câu
Đáp án
Điểm
1
a
0,5
2
c
0,5
3
b
0,5
4
c
0,5
5
d
0,5
6
a
0,5
7
b
0,5
8
d
0,5
9
d
0,5
10
1. Giao tử
2. Lưỡng bội
3. Nguyên phân
4. ổn định
0,5
0,5
0,5
0,5
Phần II: Trắc nghiệm tự luận.(13,5 điểm) 
Câu 1: (3 điểm) 
Tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình về nhóm máu ở đời con của một số cặp bố mẹ sau là:
A. Nếu	P:	IAIB x IAIB	(0,25đ)
	 (0,25đ)
	GP:	 IA IB	 IA IB
	F1:	 1IAIA : 2 IAIB : 1 IB IB (0,25đ)
Vậy kiểu hình : 1 nhóm máu A : 2 nhóm máu AB ; 1 nhóm máu B (0,25đ)
B. Nếu	P:	IAI0 x IBI0 (0,25đ)
	GP:	 IA I0	 IB I0 (0,25đ)
	F1:	 1IAIB : 1 IAI0 : 1 IB I0 : 1 I0 I0 (0,25đ)
Vậy kiểu hình : 1 nhóm máu AB : 1 nhóm máu A : 1 nhóm máu B : 1 nhóm máu O (0,25đ)
C. Nếu	P:	IAI0 x IAI0 (0,25đ)
	GP:	 IA I0	 IA I0 (0,25đ)
	F1:	 1IAIA : 2 IAI0 : 1 I0 I0	 (0,25đ)
Vậy kiểu hình : 3 nhóm máu A : 1 nhóm máu O (0,25đ)
Câu 2: (2,5 điểm)
* Vẽ sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở người:	
	P: 	44A+XX	 x	 44A+XY (0,25đ)
	GP:	 22A+X	22A+X	22A+Y (0,5đ)
	F:	 44A+XX	44A+XY (0,25đ)
* Giải thích :
- Trong tế bào sinh dưỡng ở người có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính.	(0,5đ)
- ở nam giới có cặp NST giới tính XY cho 2 loại tinh trùng X và Y. ở nữ giới có cặp (0,5đ)
NST giới tính XX cho một loại trứng X.
- Trong thụ tinh:
+ Tinh trùng X gặp trứng X tạo hợp tử XX phát triển thành con gái (0,25đ)
+ Tinh trùng Y gặp trứng X tạo hợp tử XY phát triển thành con trai . (0,25đ)
Câu 3: (2 điểm) 
Điểm khác nhau giữa Thường biến và Đột biến ở sinh vật trong sinh giới là:
Đột biến
Thường biến
điểm 
- Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST) dẫn đến biến đổi kiểu hình 
- Do các tác nhân vật lí, hoá học và do rối loạn hoạt động sinh lí của cơ thể .
- Biến đổi xảy ra riêng lẻ từng cá thể.
- Da số đột biến có hại cho bản thân sinh vật, làm cho sinh vật mắc bệnh hoặc chết.
- Biến đổi về kiểu hình không là biến đổi về kiểu gen .
- Do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường ngoài cơ thể .
- Biến đổi xảy ra đồng loạt các cá thể.
- Có lợi cho bản thân sinh vật, làm cho thích nghi với điều kiện sống .
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
Câu 4: (4 điểm)
* Chiều dài cảu mỗi gen là : LG== 1200 Nu (0,5đ)
* Gen thứ nhất có số Nu là:	A - G = 25% (0,5đ)
	A + G = 50%
	=> 2A = 75% => A = (0,5đ)
Vậy số Nu từng loại là : A = T = 37,5% x 1200 = 450 Nu (0,5đ)
	G = X = 37,5% x 1200 = 150 Nu (0,5đ)
* Gen thứ hai có số Nu là: A = A1 - 90 => A = T = 450 - 90 = 360 Nu (0,5đ)
	G = X = (0,5đ)
Vậy số lượng từng loại Nu của mỗi gen là :
	A1 = T1 = 450 Nu (0,5đ)
	G1 = X1 = 150 Nu
	A2 = T2 = 360 Nu
	G2 = X2 = 240 Nu
Câu 5: (2 điểm) 
* Nguyên nhân và cơ chế phát sinh thể dị bội :
Là do tác nhân lí, hoá của môi trường ngoài, hoặc rối loạn trao đổi chất của môi (0,5đ)
trường bên trong tế bào và cơ thể.
* Cơ chế :
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tở diễn ra không bình thường, kết quả là hình (0,5đ)
thành hai loại giao tử : 1 loại giao tử có 2NST và loại giao tử không có NST nào 
(dạng n-1 và n+1).
- Trong thụ tinh :
+ Giao tử n+1 kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 2n+1 phát triển thành thể (0,5đ)
3 nhiễm.
+ Giao tử n-1 kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 2n-1 phát triển thành thể (0,5đ)
1 nhiễm .
=========Hết==========

File đính kèm:

  • docDe thi HSG cap huyen 2007.doc