Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 24 - Bài 23: Đột Biến Số Lượng Nhiễm Sắc Thể

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST khái niệm dị bội thể,cơ chế hình thành thể (2n+1) và thể (2n-1).

- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng làm việc với SGK

3. Thái độ

- Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to H23.1, H23.2/SGK, Bảng phụ.

2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp quan sát; Phương pháp vấn đáp

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Đột biến NST là gì?

 A. Là sự thay đổi cấu trúc và số lượng NST

 B. Là sự thay đổi cấu trúc NST

 C. Là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình

 D. Cả A,B và C

Câu 2: Nguyên nhân gây đột biến NST là gì?

A. Do các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh tác động làm phá vỡ cấu trúc NST.

B. Do con người chủ động sd các tác nhân vật lí và hoá học tác động vào cơ thể SV.

C. Do quá trình giao phối ở các SV hữu tính

D. Cả A và B

Đáp án : 1A, 2D

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 24 - Bài 23: Đột Biến Số Lượng Nhiễm Sắc Thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26/11/2008
TIếT 24
Bài 23: đột biến số lượng nst
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NSTà khái niệm dị bội thể,cơ chế hình thành thể (2n+1) và thể (2n-1).
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng làm việc với SGK
3. Thái độ
- Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to H23.1, H23.2/SGK, Bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp
Iii. phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát; Phương pháp vấn đáp
IV. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Đột biến NST là gì?
 A. Là sự thay đổi cấu trúc và số lượng NST
 B. Là sự thay đổi cấu trúc NST
 C. Là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình
 D. Cả A,B và C
Câu 2: Nguyên nhân gây đột biến NST là gì?
A. Do các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh tác động làm phá vỡ cấu trúc NST.
B. Do con người chủ động sd các tác nhân vật lí và hoá học tác động vào cơ thể SV.
C. Do quá trình giao phối ở các SV hữu tính
D. Cả A và B
Đáp án : 1A, 2D	
2. Bài mới
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: tìm hiểu Hiện tượng dị bội thể
- GV mọi sinh vật bình thường đều có bộ NST lưỡng bội 2n nhưng ở một số sinh vật có hiện tượng 3 nhiễm( 2n + 1) song cũng có trường hợp sinh vật có hiện tượng 1 nhiễm( 2n – 1). Cơ thể sinh vật như vậy gọi là hiện tượng dị bội thể
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trả lời các câu hỏi sau:
? Thể 3 nhiễm là gì? Thể 1 nhiễm là gì?
? Thế nào là thể dị bội?
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- GV gọi 1 HS nhận xét
- GV nhận xét
? Trường hợp ở sinh vật mất 1 cặp NST tương đồng thì bộ NST của loài đó là bao nhiêu? Hiện tượng như vậy có phải là dị bội thể không? Vì sao?
- GV gọi 1 HS trả lời 
- GV gọi 1 HS nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá
- GV treo tranh hình 23.1, yêu cầu HS quan sát tranh nghiên cứu thông tin SGK khoảng 3 phút và trả lời câu hỏi phần lệnh
- GV gọi 1 HS trả lời
- GV nhận xét
- 
à HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
à Đại diện nhóm trả lời( yêu cầu HS nêu được):
+ Thể 3 nhiễm là trường hợp 1 cặp NST nào đó có 3 NST
+ Thể 1 nhiễm là trường hợp 1 cặp NST nào đó có 1 NST
+ Thể dị bội là hiện tượng biến đổi về số lượng của 1 hoặc 1 số cặp NST
à HS nhận xét
à Bộ NST của sinh vật đó là 2n – 2 có phải là thể dị bội vì số lượng NST thay đổi cụ thể là giảm 1 cặp NST
à HS nhận xét
à HS quan sát hình 23.1, nghiên cứu thông tin
à HS trả lời( yêu cầu HS trả lời được):
Cây lưỡng bội khác các kiểu cây dị bội, ví dụ:
Quả VI > quả I > quả XI: Về kích thước
Quả IX > I > VII: Về số gai
Tiểu kết: - Dị bội thể là hiện tượng biến đổi số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST
 - Có các dạng:2n+1, 2n-1, 2n+2, 2n-2.
Hoạt động 2: Sự phát sinh thể dị bội 
- GV treo tranh vẽ H23.2, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi
? Sự phân li của NST ở tế bào sinh giao tử bố và mẹ trong quá trình giảm phân có gì khác nhau?
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi 1 HS nhận xét
- GV nhận xét
-GV: Yêu cầu HS quan sát hình 23.2 và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
? Giải thích sự hình thành các thể dị bội có ( 2n + 1) và ( 2n – 1) NST
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- GV gọi HS nhận xét
 GV nhận xét, đánh giá, bổ sung thông tin:
ở người nếu sự phân li không bình thường của cặp NST giới tính XXà nhiều chứng bệnh
P : XX x XY
G: XX O X Y
F: XXX XXY XO OY
GV giới thiệu cho HS biểu hiện của các bệnh trên
? Qua những VD trên em hãy cho biết hậu quả của hiện tượng dị bội thể?
- GV gọi 1 HS trả lời 
- GV nhận xét
à HS quan sát tranh, hoạt động cá nhân
à HS trả lời( yêu cầu HS nêu được):
NST a thì mỗi NST trong cặp tương đồng phân li về 1 giao tử
NST b thì cả 2 NST trong cặp đi về 1 giao tử còn giao tử kia không có NST nào
à HS nhận xét
à HS quan sát hình và thảo luận nhóm
à Đại diện nhóm trả lời( yêu cầu nêu được):
Do sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó dẫn đến 1 giao tử có 2 NST còn giao tử kia không có NSt nào. Trong quá trình thụ tinh 2 loại giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường tạo ra thể ( 2n + 1) và ( 2n – 1) NST
à HS nhận xét
à HS trả lời( yêu cầu trả lời được):
Dị bội thể có thể gây ra những biến đổi về hình thái ở thực vật, gây bệnh ở người và động vật,
Tiểu kết: Do một cặp NST không phân li trong giảm phân,dẫn đến tạo thành giao tử mang cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST nào
3. Củng cố bài học
- Gọi 1 HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài
- HS đọc kết luận SGK
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
 Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Thế nào là hiện tượng dị bội?
 A. Là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST
 B. Là hiện tượng tăng số lượng của một hoặc một số cặp NST
 C. Là hiện tượng giảm số lượng của một hoặc một số cặp NST
 D. Cả A và B 
Câu 2: Cơ chế nào phát sinh thể dị bội?
 A. Do phân li không đồng đều một hoặc một số cặp NST trong giảm phân
 B. Trong 2 giao tử được hình thành thì một giao tử có 2 NST và một giao tử không có NST nào
 C. Trong thụ tinh,sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử đột biến sẽ tạo ra hợp tử dị bội
 D. Cả A,B và C
4. Hướng dẫn về nhà
Học phần ghi nhớ SGK
Trả lời các câu hỏi 1,2,3/ sgk.
Tìm hiểu trước bài 24 và sưu tầm 1 số tranh ảnh về đột biến đa bội thể
&

File đính kèm:

  • docTiet 24-B23.doc
Giáo án liên quan