Giáo án Sinh học 9 từ tiết 21 đến tiết 24

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Xác định được các phương pháp chọn lọc và ưu, nhược điểm của từng phương pháp.

- Biết được vai trò của chọn lọc trong chọn giống.

2. Kỹ năng:

Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng thực tế.

3. Thái độ:

Có thái độ đúng đắn trong sản xuất và đời sống.

II. Chuẩn bị:

1.GV: Tranh pt H36.1,2 gsk.

2.HS: Đọc bài trước ở nhà.

3.PP: Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, thuyết trình.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

Ưu thế lai là gì? Người ta sử dụng phương pháp nào để tạo ra ưu thế lai và sử dụng ưu thế lai như thế nào?

3. Bài mới:

*Mở bài.

*Các hoạt động:

 

doc14 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 từ tiết 21 đến tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS độc lập nghiên cứu SGK, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành các câu hỏi sau:
- Trình bày các phương pháp và thành tựu chọn giống vật nuôi ở Việt Nam?
- Con người đã tạo được những giống cây trồng vật nuôi nào bằng công nghệ gen?
Nhận xét, chốt lại:
- Tạo giống mới: ĐB-I-81; BS-I-81; gà Rốt-ri; Plaimao-ri; Vịt bạch tuyết.
- Cải tạo giống địa phương: Lai giống cái địa phương tốt nhất với đực ngoại tốt nhất qua 4 -5 thế hệ để tạo giống có tầm vóc gần giống với giống ngoại.
- Tạo ưu thế lai: Lợn, bò F1
- Nuôi thích nghi giống nhập nội.
- ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn giống.
Chú ý.
Lớp trao đổi, hoàn thiện kiến thức.
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
Chú ý.
4. Củng cố: 5’
Cho hs đọc kết luận sgk.
Trả lời 3 câu hỏi sgk.
Trả lời câu hỏi sau:
- Tại địa phương của em đã cải tạo được những giống vật nuôi, cây trồng nào? 
5. Dặn dò: 1’
- Học, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị: Bông lúa, ngô, bí ngô, que, bông thấm nước, phểu, kéo, bao bóng, giấy, bút.
****************************************************************
Tuần 22	Ngày soạn: 11/01/2011
Tiết 41	Ngày dạy: 18/01/2011
Bài 38: THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
Biết và thực hiện thuần thục các thao tác giao phấn.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn trong sản xuất và đời sống, nghiêm túc trong thực hành.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Địa điểm thực hành, các dụng cụ thực hành.
2HS: Đọc bài trước ở nhà, mẫu vật, dụng cụ.
3.PP: Thực hành, trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp, chia nhóm hs. 1’
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (5’)
GV cho HS quan sát H.38, phân tích từng thao tác trong quá trình giao phấn
- Tác dụng của từng thao tác?
- Đối với cây giao phấn thì cần những thao tác nào?
Nhận xét, hướng dẫn và chốt lại:
- Đối với cây tự thụ phấn:
+ Cắt nhị đực
+ Lấy bông chưa khử đực rắc lên bông vừa khử đực.
+ Bao bông vừa thụ phấn bằng bao nilon, ngoài ghi ngày tháng, công thức lai, người thực hiện.
- Đối với cây giao phấn:
+ Lấy que có quấn bông lấy phấn ở hoa đực.
+ Đưa que quét nhẹ lên đầu nhụy hoa cái.
+ Bao bông vừa thụ phấn bằng bao nilon, ngoài ghi ngày tháng, công thức lai, người thực hiện.
Quan sát, trả lời.
Chú ý.
Hoạt động 2: Tiến hành (26’)
GV chia nhóm HS, tổ chức tiến hành giao phấn như đã hướng dẫn.
GV theo dõi hoạt động của từng nhóm để có biện pháp giúp đỡ, uốn nắn kịp thời.
Các nhóm chọn địa điểm, tổ chức thao tác theo sự hướng dẫn của giáo viên dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
Hoạt động 3: Thu hoạch 8’
GV kết hợp kiểm tra thao tác của HS và trên kết quả cụ thể.
Các nhóm báo cáo kết qủa cụ thể trên mẫu vật.
4. Củng cố: 3’
Chốt lại nội dung yêu cầu của bài.
GV đánh giá tinh thần chuẩn bị và thái độ học tập của HS. 
5. Dặn dò: 2’
Chuẩn bị bảng 39 trang 115 SGK, xem lại kiến thức bài 37.
Tìm hiểu các thành tựu chọn giống ở địa phương và trong nước.
Tuần 22	Ngày soạn: 11/01/2011
Tiết 42	Ngày dạy: 20/01/2011
Bài 39: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG 
VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày tư liệu theo chủ đề
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn trong sản xuất và đời sống, nghiêm túc trong TH.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Tranh ảnh, sách báo.
2.HS: Đọc bài trước ở nhà, sưu tầm tư liệu.
3.PP: Thực hành, trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Sắp xếp các tranh theo chủ đề (30’)
GV cho HS quan sát bộ tranh các loại vật nuôi cây trồng, kết hợp với các tranh ảnh, tư liệu mà HS mang theo, Hãy sắp xếp các tranh, ảnh và tư liệu đó theo những chủ đề nhất định.
GV chia lớp thành các nhóm 4 HS/nhóm. 
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
 Chia thành hai chủ đề:
- Chọn giống vật nuôi
- Chọn giống cây trồng
Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
Chú ý.
Hoạt động 2 : Thu hoạch (11’)
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 39 SGK
GV có thể hổ trợ thêm về kiến thức thực tế cho HS.
HS trả lời các câu hỏi: 
- Cho nhận xét về kích thước, số rãnh hạt/bắp của ngô lai F1 và các dòng thuần làm bố mẹ, sự sai khác về số bông, chiều dài và số lượng hạt/bông của lúa lai và lúa thuần?
- Cho biết: ở địa phương em hiện nay đang sử dụng giống vật nuôi và cây trồng mới nào?
HS độc lập làm việc.
Hoàn thành các câu hỏi.
4. Củng cố: 3’
Gv chốt lại nôi dung yêu cầu của bài thực hành.
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò: 1’
Đọc trước bài 41 "Sinh vật và môi trường".
*****************************************************************
Tuần 23	Ngày soạn: 18/01/2011
Tiết 43	Ngày dạy: 25/01/2011
PHẦN II. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Nêu được khái niệm môi trường sống và các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố sinh thái và biết được các giới hạn sinh thái.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, vận dụng thực tế, so sánh
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
1.GV: Hình 41.1 - 2 sgk.
2.HS: Kẻ bảng 41.1 - 2, xem trước bài ở nhà.
3.PP: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Môi trường sống của sinh vật (13’)
GV cho HS quan sát H.41.1, trả lời câu hỏi:
- Môi trường sống là gì?
- Điền nội dung vào các ô trống ở bảng 41.1 Þ có những loại môi trường nào?
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
- Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường nước.
+ Môi trường đất - không khí.
+ Môi trường trong lòng đất.
+ Môi trường sinh vật.
Cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK, nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
Chú ý.
Hoạt động 2:Các nhân tố sinh thái (16’)
Gv yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thực hiện lệnh thứ nhất, hoàn thành bảng 41.2
GV kẻ bảng gọi HS lên bảng trình bày.
GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận hoàn thành lệnh thứ hai.
- Có những nhóm nhân tố sinh thái nào?
- Vì sao con người được tách thành một nhân tố sinh thái riêng?
Nhận xét, chốt lại:
*Các nhân tơ sinh thái:
- Nhóm nhân tố vô sinh: đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ,
- Nhóm nhân tố hữu sinh: VSV, động vật, thực vật.
- Nhân tố con người (Tác động tích cực và tiêu cực).
Cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK, nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
Cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK, nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. 
Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
Chú ý.
Hoạt động 3: Giới hạn sinh thái ( 10’)
GV treo H.41.2 SGK, phân tích sơ đồ sự phụ thuộc của mức độ sinh trưởng của cá Rô phi VN đối với nhân tố sinh thái nhiệt độ.
Hỏi:
- Giới hạn sinh thái là gì?cho TD.
Nhận xét, chốt lại:
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
Chú ý.
HS quan sát hình, nghe phân tích, trả lời câu hỏi.
Chú ý.
4. Củng cố: 5’
Làm bài tập số 2, 3, 4 SGK.
5. Dặn dò: 1’
- Học, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đọc bài 42. Kẻ bảng 42.1 vào vở.
*******************************************************************
Tuần 23	Ngày soạn: 18/01/2011
Tiết 44	Ngày dạy: 27/01/2011
Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Nêu được sự ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, sinh lý và tập tính của sinh vật.
- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, vận dụng thực tế, so sánh.
3. Thái độ:
Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Hình 42.1 - 2.
2.HS: Kẻ bảng 42.1
3.PP: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Môi trường là gì? Có những loại môi trường nào? NTST là gì? Có mấy loại?cho VD.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật (18’)
GV cho HS quan sát H.42.1 - 2 và phần thông tin sgk, trả lời câu hỏi:
- Cây sống nơi thiếu ánh sáng và nơi quang đãng có gì khác nhau?
- Điền nội dung vào các ô trống ở bảng 42.1 Þ Các loài cây khác nhau có nhu cầu ánh sáng giống nhau không? Có thể chia thành bao nhiêu nhóm cây?
GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
- Ánh sáng có vai trò đối với quá trình Quang hợp của thực vật. 
- Có hai nhóm cây:
+ Cây ưa sáng: sống ở nơi quang đãng
+ Cây ưa bóng: sống ở nơi ánh sáng yếu.
Cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK, nhóm thảo luận 4 em, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
Chú ý.
Hoạt động 2: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật (17’)
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thực hiện lệnh trang 123 SGK 
GV theo dõi, nhận xét, chính xác kiến thức.
 ® Ánh sáng có ảnh hưởng đến đời sống và sinh sản của động vật như thế nào?
 Cũng như thực vật, động vật cũng được chia thành hai nhóm hoạt động phụ thuộc vào ánh sáng.
Chốt lại:
- Ánh sáng ảnh hưởng tới định hướng di chuyển của động vật.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của động vật.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới sự sinh sản của động vật.
- Chia động vật thành hai nhóm:
+ ĐV hoạt động ban ngày.
+ ĐV hoạt động ban đêm.
Đọc và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Chú ý.
Chú ý.
4. Củng cố: 4’
	Đọc phần ghi nhớ.
	- Làm bài tập số 2 SGK
5. Dặn dò: 1’
	Học, trả lời các câu hỏi cuối bài.
	Xem trước bài mới.
************************************

File đính kèm:

  • docSH9(21-24).doc