Giáo án Sinh học 9 - Tiết 2
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- Nêu được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét.
- Phân biệt được khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Biết được tính sáng tạo, độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen.
1.2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc với sgk và thảo luận nhóm.
1.3. Thái độ :
Giáo dục đức tính kiên nhẫn, say mê nghiên cứu khoa học.
2. TRỌNG TÂM:
Thí nghiệm của Menđen; Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.
3. CHUẨN BỊ :
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Bài: 2 - Tiết : 2 Tuần dạy: 1 Ngày dạy: 21/8/2014 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - Nêu được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét. - Phân biệt được khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. - Biết được tính sáng tạo, độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen. 1.2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. - Rèn luyện kĩ năng làm việc với sgk và thảo luận nhóm. 1.3. Thái độ : Giáo dục đức tính kiên nhẫn, say mê nghiên cứu khoa học. 2. TRỌNG TÂM: Thí nghiệm của Menđen; Menđen giải thích kết quả thí nghiệm. 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên: - Tranh in hình 2.1, 2.2, 2.3 - Bảng 2/ SGK. 3.2. Học sinh: - Đọc trước bài, tìm hiểu thí nghiệm của Menđen, cách giải thích kết quả thí nghiệm. - Tìm hiểu trước phần lệnh SGK. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) Kiểm diện học sinh: 4.2. Kiểm tra miệng: (5p) Câu 1: Nêu đối tượng và nhiệm vụ của di truyền học? (5đ) ( Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị, Di truyền học cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại ) Câu 2: Vì sao gọi phương pháp nghiên cứu Di truyền của Menđen là phương pháp phân tích các thế hệ lai? (3 đ) ( Phương pháp này gồm 2 khâu : lai và phân tích sự di truyền các tính trạng của bố mẹ ở các thế hệ lai bằng toán thống kê) Câu 3: Trong các cặp tính trạng sau, cặp tính trạng nào không phải là cặp tính trạng tương phản? Hãy chọn câu trả lời đúng: (2đ) a) Hạt trơn – Hạt nhăn b) Thân thấp – Thân cao c) Hoa đỏ – Hoa vàng d) Hạt vàng – quả đỏ (Câu d) 4.3. Bài mới: (33p) HOẠT ĐÔÏNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài(1p) GV: Thí nghiệm về lai một cặp tính trạng của Menđen được tiến hành như thế nào ? Qua thí nghiệm Menđen đã rút ra được kết luận gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. HS: Tiếp nhận vấn đề Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen. (12p) Mục tiêu: Nêu được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét. Phân biệt được khái niệm kiểu hình. GV: Treo tranh H2.1 yêu cầu tìm hiểu sgk hồn thành bài tập sau: HS: Dựa vào sgk trả lời GV: Tại sao Menđen lại cắt bỏ nhị của cây làm mẹ? (Tránh hiện tượng tự thụ phấn) GV: Kiểu hình là gì? Cho ví dụ? HS: Là toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Ví dụ Cây cà chua có quả đỏ, ít hạt, thân cao… GV: Treo bảng 2/ 8 sgk.Yêu cầu HS ghi tỉ lệ kiểu hình ở F2 ? GV: Quan sát bảng 2, nêu nhận xét kiểu hình ở F1 ? HS: Các kiểu hình có ở F1 : Hoa đỏ, thân cao, quả lục GV: Tính trạng được thể hiện ở kiểu hình F1 gọi là tính trạng gì? HS: Tính trạng trội GV: Tính trạng của bố hoặc mẹ không được thể hiện ở F1 gọi là gì? HS: Tính trạng lặn ( hoa trắng, thân lùn, quả vàng) GV: Vậy khi ta thay đổi vị trí làm bố hoặc mẹ thì kết quả ở F1 có thay đổi không? (Không thay đổi ) GV: Chốt lại vai trò di truyền của bố và mẹ như nhau, lưu ý ở F2 có cả tính trạng trội và lặn. GV: Yêu cầu HS quan sát H2.2 điền cụm từ vào chỗ trống trong đoạn thông tin sgk/9 cho hoàn chỉnh. HS: (1) đồng tính, (2) 3 trội: 1 lặn I. Thí nghiệm của Menđen Thí nghiệm SGK/ Tr8 Kiểu hình : Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Ví dụ : Cây cà chua có quả đỏ, ít hạt, thân cao… * Các tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội ( hoa đỏ, thân cao, quả lục ) Còn tính trạng đến F2 mới biểu hiện là tính trạng lặn ( hoa trắng, thân lùn, quả vàng) . Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. Hoạt động 3: Giải thích kết quả thí nghiệm. (20p) Mục tiêu: Biết được tính sáng tạo, độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen. - Phân biệt được khái niệm kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp. GV: Lưu ý : Menđen cho rằng mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này được gọi là gen ) - Ông giả định, trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp và dùng chữ cái (AA, aa,……) để kí hiệu các cặp nhân tố di truyền đó. + Chữ in hoa: gen trội → tính trạng trội. + Chữ in thường: gen lặn → tính trạng lặn. GV: Treo tranh H 2.3.Yêu cầu thảo luận nhóm (5 phút) - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào ? - Tỉ lệ các loại giao tử F1 và tỉ lệ hợp tử ở F2? - Tại sao F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng? HS: Quan sát hình. Thảo luận nhóm trả lời: + Trong quá trình phát sinh giao tử các gen phân li về các tế bào con ( giao tử ), chúng được tổ hợp lại trong quá trình hình thành hợp tử. + F1: 1A : 1a nên tỉ lệ gen ở F2 là 1AA : 2Aa : 1aa + F2 có 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng vì kiểu gen đồng hợp AA và dị hợp biểu hiện kiểu hình trội ( hoa đỏ ), còn kiểu gen aa biểu hiện kiểu hình lặn ( trắng ). GV: Thông báo: + Sự kết hợp giao tử A và giao tử a tạo F1 có kiểu gen Aa ( thể dị hợp). + Sự kết hợp giao tử a và giao tử a tạo kiểu gen ở F2: aa (thể đồng hợp lặn) → biểu hiện tính trạng lặn. GV: Vậy Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào? HS: Kết quả thí nghiệm được giải thích bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh (nội dung quy luật phân li) GV: Tính sáng tạo, độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen là gì? HS: Tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu, tạo dòng thuần chủng, dùng toán thống kê phân tích để rút ra quy luật. II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm Kết luận: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố (4p) Câu 1: Menđen đã giải thích kết quả trên đậu Hà lan như thế nào? Menđen đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luâït phân li độc lập. Nội dung của quy luật phân li độc lập: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P Câu 2: Kiểu hình là gì? Nêu ví dụ? ( Là toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Ví dụ Cây cà chua có quả đỏ, ít hạt, thân cao…) 4.5. Hướng dẫn HS tự học: (2p) *. Đối với bài học ở tiết này: - Học bài theo tập ghi - Hoàn thành bài tập trong vở bài tập ( Giảm tải bài 4 ). *. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: “ Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)” Đọc trước bài, chú ý: - Thế nào là phép lai phân tích - Ý nghĩa của tương quan trội lặn 5. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………......................................................…………………………………………………………………………………………………………………………......................................................………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................................................
File đính kèm:
- Bai 1 Menden va di truyen hoc.doc