Giáo án Sinh học 9 - Cả năm - Năm học 2008-2009

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

- Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.

- Nêu được KN kiểu hình, KG, thể đồng hợp, dị hợp.

- Hiểu, phát biểu và giải thích được quy luật di truyền theo quan điểm của Menđen.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích số liệu, kỹ năng hoạt động nhóm.

- Thấy được vai trò của tính kiên trì trong học tập, nghiên cứu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh vẽ phóng to hình 2.1-2.3 SGK.

 - Bảng phụ.

- Phiếu học tập

 - Chuẩn bị bài ở nhà.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Bài cũ:

1. Cặp tính trạng tương phản là gì? Lấy thí dụ minh họa.

B. Bài mới:

I. TÌM HIỂU THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN.

b. Kết luận:

- Kiểu hình là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể, khi nói đến KH người ta chỉ xét một vài tính trạng liên quan.

- Menđen tiến hành thụ phấn cho cây đậu Hà lan:.

- Nội dung định luật: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì ở F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn ở F2 có sự phân li tính trạng theo tỷ lệ xấp xỷ theo tỷ lệ 3 trội 1 lặn( hoặc 75%:25%.)

- Giải thích định luật:

+ Do sự phân ly và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử và thụ tinh.

+ Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li ngẫu nhiên về mỗi giao tử và vẫn giữ nguyên bản chất của nó.

IV. KẾT LUẬN:

- GV yêu cầu 1 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.

- Hướng dãn HS làm các câu hỏi SGK.

V DẶN DÒ:

- Dặn học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

a.Kiến thức:

 - Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.

 - Hiểu và giải thích tại sao quy luật phân li độc lập chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.

 - Hiểu và nêu được quy luật di truyền trội không hoàn toàn.

b.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích số liệu, kỹ năng hoạt động nhóm.

c.Thái độ:

- Biết áp dụng quy luật phân li vào đời sống sản xuất.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 a.Chuẩn bị của giáo viên:

 - Bảng phụ cho phép lai phân tích.

 - Tranh vẽ phóng to hình 3.1 SGK

b. Chuẩn bị của học sinh:

 - Bài ở nhà

 - Phiếu học tập

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 A. Bài cũ:

1. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen?

2.Phát biểu nồi dung của quy luật di truyền về một cặp tính trạng của Menđen? Viết sơ đồ lai.

 B. Bài mới:

Hoạt động 1:TÌM HIỂU VỀ LAI PHÂN TÍCH.

a. Tổ chức thực hiện:

 Dựa vào hình 2.3 ở bài 2 GV khắc sâu cho HS về các khái niệm kiểu gen, kiểu hình,thể đồng hợp, thể dị hợp trước khi đi vào bài mới.

 

doc123 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Cả năm - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS quan sát các hình vẽ trong SGK từ bài 21 đến bài 25 cùng với những kiến thức đã học thảo luận nhóm phân biệt các dạng đột biến với thường biến.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- HS thu thập thông tin, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác trình bày ý kiến.
 a. Tổ chức thực hiện:
b. Kết luận:
Yêu cầu HS viết vào bản tường trình.
Hoạt động 3: Nhận biết ảnh hưởng khác nhau giữa của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
- Yêu cầu học sinh tìm các ví dụ chứng minh những ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường lên loại tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
- HS rút ra được ý nghĩa trong sản xuất và chăn nuôi.
D. Tổng kết bài học :
- Gv : cho Hs nắm lại kiến thức bằng cách cho Hs đọc kết luận SGK.
E. Cuối giờ học : 
- Gv : yêu cầu Hs về ôn lại bài cũ và chuẩn bị cho bài : Phươg pháp nghiên cứu di truyền ở người
- Gv : Cho Hs thu dọn và lau chùi dụng cụ thực hành .
 - Gv : nhận xét giờ học
Chương V	 Di truyền học người
Tiết 29 (Bài 28) phương pháp nghiên cứu di truyền ở người
I. Mục tiêu bài dạy:
a.Kiến thức: - HS biết được phương pháp nghiên cứu phả hệ được sử dụng để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.
- HS biết được sự khác nhau giữa sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
- ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng.
b.Kỹ năng:-Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
Kỹ năng hoạt động nhóm...
c.Thái độ:- Giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống, biết học tập phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng.
 II. Đồ dùng dạy học:
 a.Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh vẽ phóng to hình 28.1 và 28.2 SGK.
 - ảnh tre đồng sinh cùng trứng.
b. Chuẩn bị của học sinh: - Phiếu học tập.
 - Chuẩn bị bài trước ở nhà.
 III. Hoạt động dạy và học:
 A. ổn định tổ chức lớp 
B. Bài cũ:
1. Có những loại biến dị nào, nguyên nhân làm xuất hiện các biến dị?
2. Giới thiệu nội dung chương.
 C. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu phả hệ
 Hoạt động của Gv
 Hoạt động của Hs
- GV yêu cầu HS thu thập thông tin trong mục I SGK và hình vẽ 28 SGK.
- Tổ chức học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Phả hệ là gì?
+ Kí hiệu và cách thành lập phả hệ?
+Trả lời các câu hỏi trong ví dụ 1 và 2?
+ ý nghĩa của việc nghiên cứu phả hệ?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
- HS thu thập thông tin, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác trình bày ý kiến.
 Kết luận:
+ Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ của một gia đình hoặc dòng họ nào đó qua các thế hệ.
+ Ký hiệu phả hệ: Nam(*), nữ (). Các cặp tính trạng tương phản thường biểu thi bằng các màu sắc khác nhau. Kết hôn (┬*).
+ ý nghĩa của việc nghiên cứu phả hệ:
Xác định được tính trạng nào là tính trạng trội, tính trạng lặn.
Tính trạng đó có liên quan đến giới tính hay không?
Đem ra lời khuyên hợp lý cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
a. Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
- GV treo tranh ve phóng to hình 28.1 và thông tinh trong mục II SGK.
- Tổ chức HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Sơ đồ hình 28.a và 28.b có gì giống nhau và khác nhau?
+ Tại sao trẻ đồng sinh cùng trứng đều là nam hoặc nữ?
+ Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?
+ ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận:
HS thu thập thông tin. 
- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác trình bày ý kiến.
 Kết luận:
Đồng sinh cùng trứng hiện tượng ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. Hai tế bào tách nhau ra và phát triển thành 2 hợp tử, 2 hợp tử này phát triển thành 2 phôi và phát triển thành 2 cơ thể. Đồng sinh cùng trứng luôn luôn cùng giói tính và có cùng kiểu gen.
Đồng sinh khác trứng là hiện tượng 2 trứng cùng rụng một lần và được thụ tinh đồng thời và phát triển thành 2 cơ thể. Đồng sinh khác trứng có thể cùng trứng hoặc khác trứng.
- ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh: Biết được tính trạng nào là do ảnh hưởng chủ yếu của kiểu gen, những tính trạng nào ảnh hưởng chủ yếu của môi trường. Từ đó có biện pháp giáo dục, chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý.
 IV. Kết luận:
1. Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức cần nắm.
2. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa.
Tiết 30 (Bài 29) Bệnh và tật di truyền ở người 
 I. Mục tiêu bài học :
a.Kiến thức: - Nhận biết được bệnh Đao và bệnh Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái và ơ sở tế bào học.
- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật thừa ngón tay,...
- Học sinh nắm được nguyên nhân gây ra các bệnh tật và đề xuất được một số phương pháp hạn chế phát sinh chúng.
b.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh.
- Kỹ năng hoạt động nhóm...
c.Thái độ: Có thái độ ứng xử lịch sự đối với những người mắc các bệnh và tật di truyền.
 II. Đồ dùng dạy học:
 a.Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ phóng to hình 29.1 đến 29.3 SGK.
 - Sưu tầm một số tranh về bệnh và tật di truyền ở người.
b. Chuẩn bị của học sinh: - Phiếu học tập.
 - Chuẩn bị bài trước ở nhà, kẻ sẳn bảng 1 và 2 vào vở bài tập.
 III. Hoạt động dạy và học:
 A. ổn định tổ chức lớp : 
 B. Bài cũ: 1. Vì sao khi nghiên cứu di truyền ở người cần có phương pháp đặc thù? Có những phương pháp cơ bản nào?
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bệnh di truyền ở người.
a. Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của Gv
 Hoạt động của Hs
 - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm lớn (tương ứng với 3 dãy bàn), Nêu nhiệm vụ của từng nhóm:
+ Nhóm 1: Nghiên cứu bệnh Đao:
? Điểm khác nhau giữa bộ NST của bộ NST của bệnh nhân Đao và bộ NST của người bình thường?
? Nguyên nhân phát sinh bệnh đao?
? Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào?
+ Nhóm 2: Nghiên cứu bệnh Tớcnơ:
?Điểm khác nhau giữa bộ NST của bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ và bộ NST của người bình thường?
? Nguyên nhân phát sinh bệnh Tớcnơ?
? Bên ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tớcnơ qua những đặc điểm bên ngoài nào?
+ Nhóm 3: Nghiên cứu bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh:
? Nguyên nhân của bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh?
? Ngoài những bệnh di truyền nói trên, em hãy lấy thí dụ về các bệnh di truyền khác?
- Giáo viên phát phiếu học tập, Tranh vẽ phóng to cho từng nhóm, hướng dẫn các nhóm hoạt động trả lời các câu hỏi ghi trên phiếu.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận.
- Từng nhóm nghiên cứu thông tin SGK và tranh vẽ.
- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi. 
- Đại diện HS trả lời.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
b. Kết luận:
 + Bệnh Đao:
Bệnh nhân Đao có 3 NST thứ 21=>Dị bội 2n+1.
Biểu hiện: Kiểu hình nam, bé, lùn, miệng méo, má phệ, si đần, không có con.
 + Bệnh tớcnơ:
Bộ NST bệnh nhân tớcnơ cặp NST giới tính chỉ có 1 chiếc.(XO)=> Dị bội 2n-1
Biểu hiện: Nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, ngu đần...
 + Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh:
Bệnh bạch tạng: Do đột biến Gen gây ra. Bệnh nhân có da và tóc màu trăng, mắt màu hồng.
Bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến Gen gây ra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tật di truyền ở người.
a. Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
- GV phát tranh vẽ phóng to hình 29.3 SGK cho HS.
- Yêu cầu HS quan sát, thu thập thông tin trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân của các tật di truyền?
+ Nêu các ví dụ về tật di truyền?
+ Cách khắc phục tật di truyền?
- GV nhận xét, bổ sung vè kết luận.
- HS thu thập thông tin.
- Hoạt động trả lời các câu hỏi.
- Đại diện HS trả lời.
- HS khác bổ sung
b. Kết luận: Đột biến cấu trúc NST gây ra quái thai hoặc dị tật bẩm sinh ở người.
-Ví dụ: tật hở môi hàm, tật dính ngón tay, thừa ngón tay,...
-Cách khắc phục: Phẫu thuật.
Hoạt động3: Phân biệt bệnh và tật
 Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy phân biệt bệnh và tật? HS suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung và ghi bảng:
+ Tật là những khiếm khuyết về hình thái.
+ Bệnh là các rối loạn về sinh lý mắc phải trong quá trình phát triển.
+ Tật di truyền là những khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh có thể di truyền được..
+ Bệnh di truyền là những rối loạn sinh lý bẩm sinh và có thể di truyền được..
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp hạn chế tật và BDT ở người.
a. Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
- GV yêu cầu HS thu thập kiến thức trong mục III và tái hiện các kiến thức hoạt động nhóm đã học trả lời các câu hỏi sau:
+ Các tật và bệnh di truyền ở người phát sinh do những nguyên nhân nào?
+ Hãy đề xuất các biện pháp hạn chế phát sinh các tật vè bệnh nói trên?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận.
- HS thu thập thông tin.
- Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS khác bổ sung
b. Kết luận:
+ Nguyên nhân: Do các tác nhân lý hoá trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất trong môi trường nội bào.
+ Bện pháp hạn chế:
Sử dụng hợp lí các hoá chất như: thuốc trừ sâu, trừ cỏ, cáclaọi hoá chất khác,..
Hạn chế ô nhiễm môi trường.
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học,...
Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mắ bệnh di truyền.
 IV. Kết luận:
1. Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cần nắm.
2. Yêu cầu HS đọc phần: em có biết.
3. Hướng dẫn HS làmcác bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới.
Tiết 31 (Bài 30) Di truyền học và con người
I. Mục tiêu bài học :
a.Kiến thức - Học sinh hiểu được di truyền y học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này.
- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc: một vợ 1 chồng và cấm kết hôn với những người có quan hệ huyết thống gần.
- Giải thích được tại sao phụ nữ không nên sinh con sau 35 tuổi.
- Thấy được tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truỳen ở người.
b.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích số liệu.
- Kỹ năng hoạt động nhóm...

File đính kèm:

  • docGiao an sinh hoc 9 cn.doc