Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 10: Giảm phân

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

¯ HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong giảm phân I và giảm phân II.

¯ Nêu được sự khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II

2. Kỹ năng :

¯ Quan sát đựơc những sự kiện quan trọng có liên quan tới cặp NST tương đồng

¯ Quan sát , phân tích kênh hình, phát triển tư duy lý luận ( phân tích, so sánh )

B/ TRỌNG TÂM BÀI: Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân.

C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

¯ GV: tranh phóng to H.10 sgk / tr.31

 Tranh các kì của nguyên phân

¯ GV- HS : Phiếu học tập : bảng 10

D/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 On định lớp:

 Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: NST là gì ? Hãy nêu những mức độ đóng xoắn, duỗi xoắn của NST trong các kì của nguyên phân?

Câu 2: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

 Bài mới:

- VÀO BÀI: ở những loài sinh sản hữu tính, để tạo một cơ thể mới cần có sự thụ tinh giữa 1 tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái. Các tế bào này được tạo ra qua quá trình giảm phân. Vậy giảm phân diễn ra như thế nào, có gì khác với nguyên phân?

Hoạt động 1:

I/ NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN I:

-Mục tiêu: HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 10: Giảm phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 1O
NS:
ND:
	BÀI 10:
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong giảm phân I và giảm phân II.
Nêu được sự khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II
Kỹ năng :
Quan sát đựơc những sự kiện quan trọng có liên quan tới cặp NST tương đồng
Quan sát , phân tích kênh hình, phát triển tư duy lý luận ( phân tích, so sánh )
B/ TRỌNG TÂM BÀI: Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: tranh phóng to H.10 sgk / tr.31
 Tranh các kì của nguyên phân
GV- HS : Phiếu học tập : bảng 10
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Oån định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: NST là gì ? Hãy nêu những mức độ đóng xoắn, duỗi xoắn của NST trong các kì của nguyên phân?
Câu 2: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
Bài mới:
- VÀO BÀI: ở những loài sinh sản hữu tính, để tạo một cơ thể mới cần có sự thụ tinh giữa 1 tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái. Các tế bào này được tạo ra qua quá trình giảm phân. Vậy giảm phân diễn ra như thế nào, có gì khác với nguyên phân?
Hoạt động 1:
I/ NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN I:
-Mục tiêu: HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* y/ c HS đọc thông tin ( phần mở đầu trang 31 sgk )
* nêu câu hỏi:
Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào?
Quá trình phân bào giảm phân có đặc điểm gì?
- GV sử dụng sơ đồ H.10 trang 31 sgk + y/c HS đọc thông tin và q/s hình à thảo luận nhóm 
- GV treo bảng 10/ sgk trang 32
H: Hãy nêu kết quả của giảm phân I về số lượng tế bào và số lượng NST trong mỗi tế bào đó.
- HS tự nghiên cứu thông tin ở sgk
- HS trả lời:
Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục vào thời kỳ chín.
Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần giảm phân I
Mỗi lần phân bào đều có 4 kì.
- HS thực hiện lệnh, thảo luận nhóm: xác định những diễn biến cơ bản của NST cho phù hợp với các kì trong hình vẽ ở giảm phân I
- Đại diện nhóm lên điền vào bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn chỉnh kiến thức .
- HS trả lời:
1 tế bào ( 2n) à 2 tế bào ( n NST kép )
TIỂU KẾT:
Kì đầu: Các NST kép tương đồng có sự tiếp hợp.
Kì giữa I : các NST kép tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau I: có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về 2 cực tế bào
Kì cuối I: tạo ra 2 tế bào mới có bộ NST đơn bội ( n NST kép ) khác nhau về nguồn gốc.
Hoạt động 2:
II/ NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN II :
- Mục tiêu: HS hiểu được những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II
- y/c HS tiếp tục q/s H.10 + đọc thông tin phần II/ trang 31, 32 à thảo luận nhóm.
- gọi đại diện nhóm lên hoàn thành bảng 10.
- GV cần hệ thống lại diễn biến của NST ở lần phân bào II.
H: kết quả của giảm phân là gì?
H: vậy giảm phân là gì?
- HS thực hiện lệnh , thảo luận nhóm à hoàn thành bảng 10 ( xác định cho phù hợp giữa hình và nội dung thông tin về các kì.
- Đại diện nhóm lên ghi lại diễn biến của các kì ở lần phân bào II , các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức.
- HS trả lời:
1 tế bào sinh dục ( 2n ) sau 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con ( n )
- HS dựa vào sơ đồ hoặc thông tin đầu tiên của khung hồng để nêu khái niệm : giảm phân.
TIỂU KẾT: 
Kì đầu II : các NST kép co lại.
Kì giữa II : các NST kép tập trung và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau II : 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực tế bào.
Kì cuối II : tạo thành 4 tế bào con có bộ NST ( n NST đơn )
Củng cố bài:
Giảm phân là gì?
So sánh nguyên phân và giảm phân.
Làm bài tập số 4/ sgk trang 33.
Dặn dò:
Học bài ( phần tóm tắt sgk )
Nghiên cứu trước H.11 / trang 34 , kết hợp đọc thông tin trang 35 phần I.
Xem lại “ Lai 2 cặp tính trạng “ à nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp.

File đính kèm:

  • docBAI 10.doc