Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 năm học 2014-2015 - Trường THCS Âm Thượng

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (20 câu; 10 điểm; 45 phút)

 

Câu 1: Thời gian co bóp nhịp nhàng của tim theo chu kỳ bình thường là 0,8 giây được chia ra như sau:

A. Tâm nhĩ co: 0,1 giây. Tâm thất co 0,3 giây. Thời gian giãn chung 0,4 giây.

B. Tâm nhĩ co: 0,3giây. Tâm thất co 0,4 giây. Thời gian giãn chung 0,1 giây.

C. Tâm nhĩ co: 0,4 giây. Tâm thất co 0,1 giây. Thời gian giãn chung 0,3 giây.

D. Tâm nhĩ co: 0,1 giây. Tâm thất co 0,4 giây. Thời gian giãn chung 0,3 giây.

Câu 2: HIV làm ảnh hưởng đến loại tế bào nào?

 A. Bạch cầu B B. Bạch cầu T

C. Bạch cầu đơn nhân D. Bạch cầu trung tính.

Câu 3: Một đĩa tiết đông thấy trên mặt có màu đỏ sẫm là do:

A. Hồng cầu có Hb kết hợp với CO trong không khí.

B. Hồng cầu có Hb kết hợp với O2 trong không khí.

C. Hồng cầu có Hb kết hợp với N2 trong không khí.

D. Hồng cầu có Hb kết hợp với CO2 trong không khí.

Câu 4: Bản chất của sự di truyền độc lập là gì?

A. Sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng.

B. Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác.

C. Các gen trong các giao tử được tổ hợp với nhau một cách tự do.

D. Cả A và B đúng.

Câu 5: Loại biến dị nào sau đây được coi là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống?

A. Thường biến. B. Đột biến.

C. Thường biến và biến dị tổ hợp. D. Đột biến và biến dị tổ hợp.

Câu 6: Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh về mặt di truyền là:

A. Kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái.

B. Kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

C. Tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.

D. Tạo thành hợp tử.

Câu 7: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

A. Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.

B. Duy trì bộ NST đặc trưng của loài ổn định qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.

C. Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 năm học 2014-2015 - Trường THCS Âm Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết đông thấy trên mặt có màu đỏ sẫm là do:
A. Hồng cầu có Hb kết hợp với CO trong không khí.
B. Hồng cầu có Hb kết hợp với O2 trong không khí.
C. Hồng cầu có Hb kết hợp với N2 trong không khí.
D. Hồng cầu có Hb kết hợp với CO2 trong không khí.
Câu 4: Bản chất của sự di truyền độc lập là gì?
A. Sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng.
B. Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác.
C. Các gen trong các giao tử được tổ hợp với nhau một cách tự do.
D. Cả A và B đúng.
Câu 5: Loại biến dị nào sau đây được coi là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống?
A. Thường biến.	 B. Đột biến.
C. Thường biến và biến dị tổ hợp.	D. Đột biến và biến dị tổ hợp.	
Câu 6: Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh về mặt di truyền là:
A. Kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái.
B. Kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.
C. Tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.
D. Tạo thành hợp tử.
Câu 7: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
A. Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.
B. Duy trì bộ NST đặc trưng của loài ổn định qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.
C. Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
A. ADN có khả năng sao chép theo đúng khuôn mẫu.
B. ADN có có trình tự các cặp nuclêôtít đặc trưng cho loài
C. ADN có số lượng và khối lượng không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh. 
D. Cả B và C
Câu 9: Quy luật di truyền nào và phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 3: 1 ở thế hệ sau:
A. Qui luật phân li, Aa x Aa, gen trội là trội hoàn toàn.
B. Quy luật liên kết gen, , gen trội là trội hoàn toàn.
C. Quy luật phân li độc lập, AABb x aaBb, gen trội là trội hoàn toàn.
D. Quy luật phân li độc lập, AaBB x AaBB 
Câu 10: Ở người, các bệnh di truyền như: mù màu, máu khó đông thường biểu hiện ở nam giới là do?
A. Cơ thể nữ giới có khả năng chống lại các bệnh di truyền.
B. Gen gây bệnh nằm trên NST Y chỉ có ở nam giới.
C. Gen gây bệnh nằm trền NST X và NST Y không có alen tương ứng. 
D. Gen gây bệnh là gen trội ở nam nhưng là gen lặn ở nữ.
Câu 11: Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
	A. P: AaBb x AABB	B. P: AaBb x aabb 
	C. P: AaBb x AAbb 	D. P: AaBb x aaBB
Câu12: Loại ARN nào có chức năng chuyển axítamin trong quá trình tổng hợp prôtêin:
A. mARN B. rARN
C. tARN D. Cả B và C
Câu13: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?
A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 2
C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4
Câu14: Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a dài hơn gen A 3,4 A0. Đột biến gen ở dạng gì?
A. Mất cặp Nuclêôtít B. Thêm cặp Nuclêôtít 
C. Thay cặp Nuclêôtít D. Hai câu b,c đúng 
Câu 15. Gen D có 900 cặp nuclêôtít, khi sao mã 2 lần liên tiếp thì tổng số ribônuclêôtít tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là? 
	A. 900 ribônuclêôtít.	B. 1800 ribônuclêôtít.
	C. 3600 ribônuclêôtít.	D. 900 cặp ribônuclêôtít.
Câu 16. Một gen tự nhân đôi k lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu gen giống nó?
	A. 2k gen.	B. k2 gen.	
	C. 2.k gen.	D. (2k- 1) gen.
Câu 17. Một gen có 2880 liên kết H2, hiệu số % giữa Ađênin với một loại nuclêôtit không bổ sung với nó bằng 10% tổng số nuclêôtít của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là?
	A. A = T = 840; G = X = 360.	B. A = T = 480; G = X = 720.
	C. A = T = 360; G = X = 840.	D. A = T = 720; G = X = 480.
Câu 18. Trường hợp cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, di truyền học gọi là
A. Thể khuyết nhiễm B. Thể không nhiễm
C. Thể một nhiễm kép D. Thể đơn nhiễm
Câu 19: Ở người 2n = 46. Một tế bào người đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
A. 23	B. 46	C. 92	D. 16 
Câu 20: Một loài sinh vật có bộ NST 2n= 8. Nếu một hợp tử của loài này thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra các tế bào con có tổng số NST đơn là :
A. 24 NST B. 32 NST
C. 64 NST D. 128 NST
II. PHẦN TỰ LUẬN : (6 câu ; 10 điểm ; 90 phút)
A. Lý thuyết :
Câu 1 : ( 2 điểm)
So sánh quy luật di truyền liên kết gen với quy luật phân ly độc lập, trong trường hợp xét 2 cặp tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn?
Câu 2: (1,5 điểm)
Hãy giải thích sơ đồ sau:
	 ADN→ mARN→ Prôtêin→ Tính trạng 
Câu 3: (1,5 điểm)
Trình bày những biến đổi của nhiễm sắc thể qua quá trình nguyên phân của tế bào? 
Câu 4. ( 1 điểm)
	Tại sao nói trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm, còn lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm?
B. Bài tập:
Câu 5( 2 điểm)
Một gen quy định cấu trúc của một chuỗi pôlypeptit gồm 498 axit amin. Có T/X = 2/3. Một đột biến xẩy ra làm cho tỷ lệ T/X = 66,48%. Cho biết đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit của gen. 
Đột biến này thuộc dạng nào của đột biến? Nguyên nhân phát sinh đột biến đó.
C©u 6 (2 điểm ): Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng với nhau được F1, cho F1 tiếp tục tự thụ phấn với nhau được F2 gồm 9600 cây trong đó có 600 cây hoa vàng, quả bầu dục. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định, các tính trạng tương phản với hoa vàng, quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn.
	Biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của P; viết sơ đồ lai từ P đến F2.
 Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (10 điểm - Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm)
Câu: 1A; 2 B; 3D; 4B; 5D; 6C; 7D; 8A; 9B; 10C; 11B; 12C; 13A; 14B; 15 B; 16A; 17D; 18B; 19C; 20D.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (10 điểm) 
Néi dung
§iÓm
Câu 1: ( 2 điểm)
1. Giống nhau:
- Mỗi cặp tính trạng được quy định bởi một cặp gen alen nằm trên NST.
- P thuần chủng -> F1 đồng tính, F2 phân tính về kiểu hình.
- Lai phân tích cơ thể F1 đều cho đời con phân tính về kiểu hình.
- Đều có cơ sở tế bào học là sự phân li và tổ hợp của NST trong giảm phân và thụ tinh.
 0,125 
0,125
0,125
0,125
2. Khác nhau:
Di truyền liên kết
Di truyền độc lập
- Hai cặp tính trạng luôn di truyền cùng nhau được quy định bởi 2 cặp gen alen nằm trên cùng một cặp NST.
- Trong giảm phân, các gen luôn phân li và tổ hợp cùng nhau về các giao tử.
- Hai cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen alen nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
- Trong giảm phân, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do về các giao tử.
- Cơ thể F1 dị hợp về 2 cặp gen có cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
- Lai phân tích F1 cho FB có tỉ lệ kiểu hình là: 1:1
- F2 có 4 kiểu tổ hợp, 3 kiểu gen, tỷ lệ kiểu hình F2 là 3:1 hoặc 1:2:1.
- Cơ thể F1 dị hợp về 2 cặp gen có cho 4 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau.
- Lai phân tích F1 cho FB có tỉ lệ kiểu hình là: 1:1:1:1 = (1:1)2
- F2 có 16 kiểu tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 kiểu hình với tỷ lệ là 9:3:3:1 = (3:1)2.
- Hạn chế sự phát sinh biến dị tổ hợp; đảm bảo sự di truyền bền vững của một nhóm tính trạng.
- Làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp, tạo nên sự đa dạng, phong phú của sinh vật, là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
Câu 2: (1.5điểm)
Mối quan hệ :
	+ ADN là khuôn mẫu →mARN. 
	+ mARN là khuôn mẫu →Prôtêin. 
	+ Prôtêin tương tác với môi trường →Tính trạng.	
Bản chất:
 +Trình tự Nuclêôtit trênADN qui định trình tự Nuclêôtit trên mARNtrình tự này lại quy định trình tự axit amin trên phân tử Prôtêin.Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của cơ thể, cuối cùng biểu hiện thành tính trạng. 
Câu 3: (1.5điểm)
Những biến đổi của NST qua quá trình nguyên phân của tế bào: 
Quá trình nguyên phân sảy ra bao gồm 1 giai đoạn chuẩn bị ( còn gọi là kỳ trung gian) và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì. Trong mỗi kì nói trên NST có những biến đổi như sau:
1. Kì trung gian:
NST ở dạng sợi dài, mảnh . Vào kỳ này NST tiến hành tự nhân đôi: Mỗi NST đơn tạo thành 1 NST kép gồm 2 crômatít giống nhau, dính nhau ở tâm động.
2. Kì đầu:
- Các NST kép đóng xoắn, co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
- Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
3. Kì giữa:
- Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành hàng ở mạt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
4. Kì sau:
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
5. Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi dài, mảnh.
Câu 4. ( 1 điểm)
- Trong phân bào giảm phân thì giảm phân I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì kết thúc lần giảm phân này bộ NST trong tế bào con giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so với tế bào ban đầu. 
- Còn ở lần phân bào II là phân bào nguyên nhiễm vì ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các crômatit trong mỗi NST đơn ở dạng kép đi về 2 cực của tế bào. Nguồn gốc NST trong tế bào con không thay đổi, vẫn giống như khi kết thúc lần phân bào I. Lần phân bào này giống như nguyên phân 
Câu 5. ( 2 điểm)
 Tìm số lượng Nu từng loại:
 Tổng số nuclêôtit của gen là: (498 +2). 3. 2 = 3000 Nu 
Vì T/ X = 2/3 suy ra X = 1,5 T
 A = T = 600 Nu và X = G = 900 Nu 
- Tỷ lệ T/X = 2/3 = 66,67% . khi đột biến làm giảm tỷ lệ T/X còn 66,48%, vì số nuclêôtit không thay đổi vậy số nuclêôtit T giảm cũng chính bằng X tăng 
- Gọi a là số nuclêôtit là T giảm do đột biến nên ta có phương trình
 66,48% = 0,6648 
 600 - a = 598,32 + 0,6648 a suy ra 1,68 = 1,6648a vậy a = 1 
Kết luận đột biến làm T thay bằng X hay là cặp A - T thay bằng cặp G - X
Đây là dạng đột biến thay cặp Nu bằng cặp Nu khác. 
Nguyên nhân: do ảnh hưởng của các tác nhân lý, hoá ngoài môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất trong tế bào. 
Câu 6. ( 2 điểm)
* Xét kết quả phép lai ta thấy:
- Đời F2 có 600 cây trong tổng số 9600 kiểu hình hoa vàng, quả bầu dục tương ứng với tỉ lệ = 
- Mà mỗi tính trạng do 1 gen quy định, tính trạng tương phản với hoa vàng, quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn -> ở F2 16 kiểu tổ hợp và 2 tính trạng hoa vàng, quả bầu dục là tính trạng lặn; 2 tính trạng hoa đỏ, quả tròn  là những tính trạng trội; 2 cặp tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập.
- Đời F2 có 16 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử đực x 4 loại giao tử cái.
-> Cá các thể F1 đều có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
- Quy ước gen: 
 A: quy định hoa đỏ; a q

File đính kèm:

  • docSINH 9.doc