Giáo án Sinh học 9 - Bài 47 đến 49 - Tiết Kim Ngọc

I/ Mục tiêu: học xong bài này hs phải :

- Nêu được khái niệm quần thể, nêu ví dụ minh họa được quần thể sinh vật,

- Nêu được những đặc trưng cơ bản của quần thể qua các ví dụ,

- Rèn kỹ năng trao đổi nhóm, tự nghiên cứu SGK và quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ.

II/ Thông tin: thông tin SGK.

III/ Chuẩn bị :

1/ Chuẩn bị của GV :

- Tranh hình 47 SGK

 2/Chuẩn bị của HS:

 Đọc trước thông tin SGK.

3/ Phương pháp :

 - Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp với diễn giảng, hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK

IV/ Hoạt động dạy và học :

A/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút( 8h 50  8h54))

- Em hãy cho biết:

+ Môi trường sống là gì?

 Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật.

+ Có mấy loại môi trường sống? Đó là những môi trường nào?

 Có 4 loại môi trường sống, bao gồm:

 Môi trường nước,

 Môi trường trên mặt đất- không khí ( môi trường trên cạn),

 Môi trường trong đất,

 Môi trường sinh vật.

B/ Bài mới: (1 phút (8h 54  8h55))

 Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu qua sinh vật và môi trường sống của chúng, chúng ta cũng biết được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,cũng như ảnh hưởng của các sinh vật với nhau. Hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu về một tập hợp quần thể sống và chương mà chúng ta sẽ tìm hiểu đó là “Chương II : Hệ sinh thái” và bài đầu tiên mà chúng ta sẽ học đó là bài 47 “ Quần thể sinh vật”

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Bài 47 đến 49 - Tiết Kim Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h 48 SGK
 2/Chuẩn bị của HS:
 Đọc trước thông tin SGK.
3/ Phương pháp :
 - Phương pháp chủ yếu là vấn đáp kết hợp với diễn giảng, hoạt động nhóm quan sát và làm việc với SGK
IV/ Hoạt động dạy và học :
A/ Kiểm tra bài cũ:
1/ Hãy lấy ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau?
2/ Thế nào là quần thể sinh vật? Nêu ví dụ về quần thể sinh vật mà em biết?
- Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực xác định,ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Ví dụ : + Rừng cây thông nhựa tại rừng núi Đông Bắc VN, 
+ Các cá thể chuột đồng trên đồng lúa,
+ Đàn chim én ở quần đảo Trường Sa,
+ Đồi cọ ở Phú Thọ,
Các nhóm tuổi
Ý nghĩa sinh thái
Nhóm tuổi trước sinh sản
Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
Nhóm tuổi sinh sản
Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
Nhóm tuổi sau sinh sản
Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể
3/ Em hãy cho biết ý nghĩa sinh thái của 3 nhóm tuổi?
4/ Từ số lượng số lượng cá thể của “ Chim trĩ” em hãy vẽ tháp tuổi và cho biết đó thuộc dạng tháp tuổi gì.
Nhóm tuổi sau sinh sản
Tháp tuổi của chim trĩ
(Dạng tháp phát triển)
Nhóm tuổi sinh sản
Nhóm tuổi trước sinh sản
B/ Bài mới
Chúng ta đã tìm hiểu qua quần thể SV. Vậy giữa quần thể người và quần thể SV bình thường có những điểm nào giống và khác nhau. Hôm nay chúng ta học bài 48 “ Quần thể người” để tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật khác
I. Sự khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật khác
- Các em mở SGK trang 143 thảo luận nhóm trong vòng 2phút cho cô biết :
 + Trong những đặc điểm ở bảng 48.1, những đặc điểm nào có ở quần thể người,những đặc điểm nào có ở quần thể sinh vật khác?
P GV : Những đặc điểm này sẽ được cô đánh số thứ tự từ 1 - 10 tương ứng với 10 đặc điểm mà chúng ta tìm hiểu, sau khi thảo luận xong cô sẽ mời đại diện 5 nhóm ( mỗi nhóm 2 câu ) nêu lên đáp án mà nhóm mình đã chọn.
+ Qua bảng 48.1 em hãy cho biết quần thể người có những đặc điểm nào giống và khác với quần thể sinh vật khác ? 
P Quần thể người có những đặc điểm giống như một quần thể sinh vật khác (có giới tính, có sinh sản, có tử vong,) nhưng quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có : pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội,. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. 
- Để xem vì sao có sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể SV một em đọc to thông tin SGK dưới bảng 48.2.
- Qua phần bạn vừa đọc em nào hãy cho biết vì sao lại có sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác ?
- GV nhận xét đưa ra kết luận cho lặp lại để ghi bài.
à Quần thể người có những đặc điểm giống như một quần thể sinh vật khác (có giới tính, có sinh sản, có tử vong,) nhưng quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có : pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội,. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
PLao động và tư duy đã giúp con người đã giúp con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể mà các SV khác không không làm được. Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy như là cùng một công việc thì con người phải đầu tư, suy nghĩ xem mình làm như vậy là tốt chưa, là hoàn mĩ chưa, công việc đó có đem lại lợi ích gì cho mình và những người xung quanh hay không?... Còn các sinh vật khác chỉ làm việc theo bản năng sẵn có của minh.
- Em có nào có thể lấy ví dụ chứng minh cho sự khác nhau giữa quần thể sinh vật khác ?
P Ví dụ như người thợ xây và con ong cả 2 đều xây dựng nên chỗ ở hết. Nhưng người thợ xây thì luôn suy nghĩ phải làm sao để xây được những ngôi nhà đẹp, vững chắc, phải sáng tạo ra cái riêng cho bản thân mình sao cho phù hợp với thị hiếu. Có như vậy thì người thợ xây nhà đó mới có nhiều người thuê. Còn con ong thì chỉ xây tổ theo bản năng vốn có của mình.
P Không những thế con người còn có khả năng cải tạo tự nhiên, khai thác tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu sống của mình.
P Ví dụ: con người đã lợi dụng sức nước để tạo ra nguồn điện phục vục cho cuộc sống của mình hay là lợi dụng năng lượng mặt trời để làm nhiên liệu chạy xe, đun nước nóng 
P Đó là những những ví dụ chứng minh sự khác nhau giữa quần thể người với quần thể sinh vật bình thường. 
P Như các em cũng biết quần thể người có những đặc điểm giống với quần thể sinh vật khác nên quần thể người cũng có những đặc trưng cơ bản của một quần thể bình thường. 
- Em nào nêu lại cho cô những đặc trưng cơ bản của một quần thể bình thường?
P Quần thể bình thường có 3 đặc trưng: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể. Trong đó mật độ là đặc trưng cơ bản nhất vì mật độ ảnh hưởng đến số lượng cá thể của quần thể. Còn ở quần thể người thì thành phần nhóm tuổi lại là đặc trưng quan trọng nhất. Vì sao thành phần nhóm tuổi lại là đặc trưng quan trọng của quần thể người? Chúng ta đi vào tìm hiểu phần II “ Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi ở quần thể người”
- HS đọc thầm thông tin SGK. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Đại diện 5 nhóm hoàn thành bảng 48.1.các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Yêu cầu trả lời được :
+ Những đặc trưng có ở quần thể người:1-10
+ Những đặc trưng có ở quần thể SV :1,2,3,4.
+ Đại diện HS trả lời câu hỏi. Các em còn lại nhận xét, bổ sung.
à Quần thể người có những đặc điểm giống như một quần thể sinh vật khác (có giới tính, có sinh sản, có tử vong,) nhưng quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có : pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội,. 
+ Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
- HS lặp lại và ghi bài vào vở.
- HS tự nêu ví dụ.
- 3 đặc trưng cơ bản của một quần thể sinh vật: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
Tiểu kết:
- Quần thể người có những đặc điểm giống như một quần thể sinh vật khác (có giới tính,có sinh sản,có tử vong,) 
- Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có :pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội,
- Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người 
 II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người 
- Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi. Vậy các em nghiên cứu thông tin SGK trang 143 + 144 kết hợp quan sát hình 48 cho biết 
Người ta chia dân số thành những nhóm tuổi nào ?
PỞ đây chúng ta có 3 tháp tuổi mỗi tháp có hình dạng khác nhau.Mỗi tháp thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước. Nửa bên phải tháp biểu thị các nhóm tuổi của nữ, nửa bên trái tháp biểu thị các nhóm tuổi của nam.Tháp tuổi là biểu đồ hình chữ nhật xếp chồng lên nhau. Chiều cao của hình chữ nhật luôn bằng nhau, chiều rộng thay đổi tùy theo số lượng người trong mỗi nhóm tuổi. 
PMỗi tháp tuổi có 3 nhóm tuổi cơ bản được biểu thị bằng các màu khác nhau : màu vàng là nhóm tuổi trước sinh sản, màu xanh là nhóm tuổi sinh sản và lao động, màu đỏ là nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc.
Các em lưu ý là độ xiên của tháp biểu thị mức độ tử vong, độ cao của tháp biểu thị tuổi thọ trung bình của một quần thể.
- Yêu cầu HS đọc to thông tin dưới hình 48.
- Cho HS thảo luận nhóm trong 2 phút hoàn thành bảng 48.2 SGK.Các đặc điểm trong bảng sẽ đươc đánh số thứ tự từ 1 đến 6
P Bây giờ cô không nhận xét bảng 48.2 là đúng hay sai sau khi các em trả lời cho cô câu hỏi :
- Em có nhận xét gì về tháp tuổi ở các đặc điểm : đáy tháp, cạnh tháp, đỉnh tháp?
PGV nhận xét câu trả lời của HS dựa trên hình 48 kết hợp sữa bảng 48.2.
PQua bảng 48.2 nhận thấy:
+Tháp a, b là dạng tháp phát triển (tháp dân số trẻ) đây là dạng tháp ở các nước đang phát triển như : Việt Nam, 
+Tháp c là dạng tháp ổn định (tháp dân số già ) đây là dạng tháp ở các nước phát triển : Pháp, Nhật, Hà Lan,..
- Vì sao ở người chỉ có dạng tháp tuổi phát triển và ổn định mà không có dạng tháp tuổi giảm sút?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
P Dựa vào nhóm tuổi người ta chia thành tháp dân số. Vậy theo em thế nào là tháp dân số trẻ và thế nào là tháp có dân số già ?
P Người ta dựa vào thành phần nhóm tuổi để xác định các chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia 
- Vậy theo em, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, tăng giảm dân số có ảnh hưởng gì đến các quốc gia hay không?
- GV nhận xét đưa ra kêt luận:
à Những đặc điểm, đặc trưng giới tính, nhóm tuổi, sự tăng dân số đã có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống con người và kinh tế xã hội của một quốc gia. (Ví dụ liên hệ thực tế về tình hình tăng dân số).
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi. Yêu cầu đạt được
 Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau: + Nhóm tuổi trước sinh sản: Từ sơ sinh đến 15 tuổi + Nhóm tuổi sinh sản và lao động: Từ 15 đến 64 tuổi + Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: Từ 65 tuổi trở lên
- HS tập trung nghe GV giảng hình.
- Đại diện HS đọc to thông tin SGK
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 48.2
Yêu cầu đạt được :
+ Tháp a :1,2,3,4,5.
+ Tháp b : 1,3,4.
+ Tháp c : 4,6
- Do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. Như con người biết trồng trọt , chăn nuôi tạo ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho đời sống hàng ngày vì vậy mà đời không còn phụ thuộc vào thiên nhiên. Mặc khác con người có khả năng điều sự sinh sản thông qua kế hoạch hóa gia đình nên giữ được sự ổn địn

File đính kèm:

  • docGA THUC TAP SINH 9.doc