Giáo án Sinh học 8 - Tiết 50

I. MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

 - Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động.

 - Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.

2- Kỹ năng:

 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 - Rèn kỹ năng quan sát so sánh và hoạt động nhóm.

3- Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Tranh phóng to các hình 48.1, 48.2, 48.3.

 - Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26	 Ngày soạn: 03./03/2013
Tiết: 50	
BÀI 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 - Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động.
 - Phân biệt được bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng.
2- Kỹ năng:
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn kỹ năng quan sát so sánh và hoạt động nhóm.
3- Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
 - Tranh phóng to các hình 48.1, 48.2, 48.3.
 - Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập.
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo
- Trung ương
- Hạch thần kinh
- Đường hướng tâm
- Đường li tâm
Chức năng
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước nội dung của bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu cấu tạo và chức năng của đại não?
3. Bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc ta làm đều là do sự chỉ đạo của các trung ương thần kinh, tuy nhiên có những cơ quan trong cơ thể không chịu sự chỉ đạo có suy nghĩ của con người. VD: Khi chạy nhanh tim ta đập gấp, ta không thể bảo nó đập từ từ được... Những cơ quan chịu sự điều khiển như vậy được xếp chung là chịu sự điều khiển của hệ thần kinh sinh dưỡng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cung phản xạ sinh dưỡng
- GV yêu cầu HS quan sát H 48.1 và 48.2: Giới thiệu cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng (đường đi).
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, HS làm bài tập.
- GV thu kết quả 1 vài nhóm, chiếu kết quả.
- GV nhận xét, khẳng định đáp án.
- HS vận dụng kiến thức đã học, kết hợp quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- 1 vài đại diện nhận xét.
I. Cung phản xạ sinh dưỡng
So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo
- Trung ương
- Hạch thần kinh
- Đường hướng tâm
- Đường li tâm
- Chất xám:Đại não và tuỷ sống
- Không có
- Từ cơ quan thụ cảm 
-> trung ương
- Đến thẳng cơ quan phản ứng
- Chất xám: Trụ não và song bên tuỷ sống
- Có
- Từ cơ quan thụ cảm -> trung ương
- Qua: sợi trước và sợi sau hạch
Chuyển giao ở hạch thần kinh.
Chức năng
Điều khiển hoạt động cơ vân (có ý thức)
Điều khiển hoạt động nội quan (không có ý thức)
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin quan sát hình 48.3
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng cấu tạo như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình 48.1, 2, 3 đọc thông tin bảng 48.1 -> tìm ra các điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.
- GV gọi HS đọc bảng 48.1.
- HS tự thu nhận thông tin -> nêu được gồm phần trung ương và phần ngoại biên.
- HS làm việc độc lập với SGK.
- Thảo luận nhóm -> nêu được các điểm khác nhau.
+ Trung ương
+ Ngoại biên
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
- Đọc bảng 48.1
II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Phân hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:
+ Trung ương; não, tuỷ sống.
+ Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia thành:
+ Phân hệ thần kinh giao cảm.
+ Phân hệ thần kinh đối giao cảm.
Hoạt động 3: Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
- GV yêu cầu HS quan sát hình 48.3, đọc kỹ nội dung bảng 48.2 -> thảo luận.
+ Nhận xét chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào trong đời sống?
- GV hoàn thiện lại kiến thức.
- HS tự thu nhận và xử lý thông tin.
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
Yêu cầu nêu được:
+ 2 bộ phận có tác dụng đối lập.
+ ý nghĩa: điều hòa hoạt động các cơ quan.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.
- Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng.
4. Củng cố:
 - Dựa vào hình 48.2 trình bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim lúc huyết áp tăng?
 - Trình bày sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm trên tranh hình 48.3?
5) Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài ở nhà:
- Xem lại bài, học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc và soạn trước bài 49: Cơ quan phân tích thị giác.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiết 50.doc