Giáo án Sinh học 8 - Tiết 45, 46

I. MỤC TIÊU:

1- Kiến thức

 - Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.

 - Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.

 - Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

2- Kỹ năng

 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 - Kỹ năng hoạt động nhóm.

3- Thái độ: Giáo dục hs biết bảo vệ hệ thần kinh

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 43.1 và 43.2

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước nội dung của bài

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 45, 46, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Bài 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức
 - Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.
 - Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.
 - Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
2- Kỹ năng
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
3- Thái độ: Giáo dục hs biết bảo vệ hệ thần kinh 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 43.1 và 43.2 
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước nội dung của bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu biện pháp giữ vệ sinh, bảo vệ da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp khoa học đó?
3. Bài mới:
Cơ thể thường xuyên tiếp nhận và trả lời các kích thích bằng sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể luôn thích nghi với môi trường, dưới dự chỉ đạo của hệ thầnkinh. Hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng đó?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung
Hoạt động 1: Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh
- Yêu cầu HS quan sát H 43.1, cùng với kiến thức đã học và trả lời câu hỏi:
- Nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh?
- Mô tả cấu tạo 1 nơron?
- GV lưu ý HS: nơron không có trung thể.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Nêu chức năng của nơron?
- Cho HS quan sát tranh để thấy chiều dẫn truyền xung thần kinh của nơron.
- GV bổ sung: dựa vào chức năng dẫn truyền, nơron được chia thành 3 loại.
- HS quan sát và nhớ lại kiến thức đã học ở bài phản xạ để trả lời:
+ Mô thần kinh gồm: tế bào thần kinh đệm.
+ Tế bào thần kinh đệm có chức năng nâng đỡ, sinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh.
+ Tế bào thần kinh (nơron) là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.
- 1 HS gắn chú thích cấu tạo của nơron, sau đó mô tả cấu tạo.
+ Chức năng cẩm ứng và dẫn truyền.
- Quan sát tranh, nghe GV giới thiệu và tiếp thu kiến thức.
I. Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh
1. Cấu tạo của nơron gồm:
- Thân: chứa nhân.
- Các sợi nhánh: ở quanh thân.
- 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Răngviê tận cùng có cúc xináp – là nơi tiếp xúc giữa các nơron.
2. Chức năng của nơron:
- Cảm ứng (hưng phấn)
- Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).
.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của hệ thần kinh
- GV thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh (giới thiệu 2 cách).
+ Theo cấu tạo
+ Theo chức năng
- Yêu cầu HS quan sát H 43.2, đọc kĩ bài tập, lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống.
- Gọi 1 HS báo cáo kết quả.
Cho HS nhận xét, trả lời câu hỏi:
- Xét về cấu tạo, hệ thần kinh gồm những bộ phận nào?
- Dây thần kinh do bộ phận nào của nơron cấu tạo nên?
- Căn cứ vào chức năng dẫn truyền xung thần kinh của nơron có thể chia mấy loại dây thần kinh?
- Dựa vào chức năng hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau về chức năng của 2 bộ phận này?
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm, làm bài tập điền từ SGK vào vở bài tập.
- 1 HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
1: Não
2: Tuỷ
3 + 4: bó sợi cảm giác và bó vận động.
- Do sợi trục của nơron tạo thành.
- Có 3 loại dây thần kinh: dây hướng tâm, dây li tâm, dây pha.
- HS dựa vào SGK để trả lời.
II. Các bộ phận của hệ thần kinh
1. Cấu tạo:
Cấu tạo hệ thần kinh gồm: 
- Bộ phận trung ương: Gồm bộ não tương ứng.
- Bộ phận ngoại biên: Gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.
 Dây thần kinh: Dây hướng tâm, li tâm, dây pha.
2. Chức năng:
 Chức năng của hệ thần kinh được chia thành:
- Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân là hoạt động có ý thức).
- Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).
4. Củng cố:
 GV treo tranh câm cấu tạo nơron, yêu cầu HS trình bày cấu tạo và chức năng của nơron:
	Hoàn thành sơ đồ sau:
 ..............	
 .............
	Hệ thần kinh Tuỷ sống
 ..................
 Bộ phận ngoại biên 
 Hạch thần kinh
5) Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài ở nhà:
- Xem lại bài, học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm: ếch hoặc nhái, bông, khăn lau và mẫu báo cáo thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 24	 Ngày soạn: 17/02/2013
Tiết: 46	
BÀI 44: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG 
(LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TỦY SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 - Tiến hành thành công các thí nghiệm quy đinh.
 - Từ kết quả quan sát qua thí nghiệm:
 + Nêu được chức năng của tuỷ sống, phỏng đoán được cấu tạo của tuỷ sống.
 + Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành.
3- Thái độ: Giáo dục tính kỉ luật, ý thức vệ sinh.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: + ếch 1 con.
 + Bộ đồ mổ: đủ cho các nhóm.
 + Dung dịch HCl 0,3%, 1%, 3%. 
 2. Học sinh: + ếch: 1 con
 + Khăn lau, bông
 + Kẻ săn bảng 44 vào vở.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày cấu tạo và chức năng của nơ ron?
- Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh?
3. Bài mới:
	Trong bài trước các em đã nắm được các bộ phận của hệ thần kinh. Các em biết rằng trung ương thần kinh gồm não và tuỷ sống. Vậy tuỷ sống nằm ở đâu? Nó có cấu tạo và chức năng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành hôm nay để trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống
- Yêu cầu HS huỷ não ếch, để nguyên tuỷ.
- Yêu cầu HS tiến hành:
+ Bước 1: HS tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3 theo giới thiệu ở bảng 44.
- GV lưu ý: sau mỗi lần kích thích bằng axit phải rửa thật sạch chỗ có axit, lau khô để khoảng 3 – 5 phút mới kích thích lại.
- Từ kết quả thí nghiệm và hiểu biết về phản xạ, GV yêu cầu HS:
- Dự đoán về chức năng của tuỷ sống?
- GV ghi nhanh dự đoán của HS ra góc bảng.
+ Bước 2: GV biểu diễn thí nghiệm 4,5.
- Cắt ngang tuỷ ở đôi dây thần kinh thứ 1 và thứ 2 (ở lưng)
- Lưu ý: nếu vết cắt nông có thể chỉ cắt đường lên (trong chất trắng ở mặt sau tuỷ sống) do đó nếu kích thích chi trước thì 2 chi sau cũng co (đường xuống trong chất trắng còn).
- Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì?
+ Bước 3: GV biểu diễn thí nghiệm 6 và 7 (huỷ tuỷ ở trên vết cắt ngang rồi tiến hành như SGK)
- Qua thí nghiệm 6, 7 có thể khẳng định điều gì?
- GV cho HS đối chiếi với dự đoán ban đầu, sửa câu sai.
- Yêu cầu HS nêu chức năng của tuỷ sống.
- Từng nhóm HS tiến hành:
+ Cắt đầu ếch hoặc phá não.
+ Treo lên giá 3 -5 phút cho ếch hết choáng.
- Từng nhóm đọc kĩ 3 thí nghiệm phải làm, lần lượt làm thí nghiệm 1, 2, 3. Ghi kết quả quan sát được vào bảng 44 (đã kẻ sẵn ở vở).
- Các nhóm dự đoán ra giấy nháp.
- 1 số nhóm đọc kết quả dự đoán.
+ Trong tuỷ sống chắc chắn phải có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.
+ Các căn cứ đó phải có sự liên hệ với nhau theo các đường liên hệ dọc (vì khi kích thích chi dưới không chỉ chi dưới co mà 2 chi trên cũng co).
- HS quan sát thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm 4, 5 vào bảng 44 trong vở.
- HS thảo luận nhóm và nêu được:
- Thí nghiệm này chứng tỏ só sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tuỷ sống (giữa căn cứ điều khiển chi trước và chi sau).
- HS quan sát phản ứng của ếch, ghi kết quả thí nghiệm 6, 7 vào bảng 44.
- HS trao đổi nhóm và rút ra kết luận.
+ Tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.
- HS nêu.
1. Tìm hiểu chức năng của tủy sống:
Kết quả thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Chi sau bên phải co.
- Thí nghiệm 2: Co cả 2 chi sau.
- Thí nghiệm 3: Cả 4 chi đều co.
- Thí nghiệm 4: Cả 2 chi sau co.
- Thí nghiệm 5: Chỉ 2 chi trước co.
- Thí nghiệm 6: 2 chi trước không co.
- Thí nghiệm 7: 2 chi sau co.
Kết luận: Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (PXKĐK). Giữa các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau.
Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống
- GV cho HS quan sát lần lượt H 44.1; 44.2; mô hình tuỷ sống lợn và 1 đoạn tuỷ sống lợn.
- Nhận xét về hình dạng, kích thước, mầu sắc, vị trí của tuỷ sống?
- GV chốt lại kiến thức.
-Yêu cầu HS nhận xét màng tuỷ.
- GV cho HS quan sát kĩ mô hình và mẫu tuỷ lợn.
- Nhận xét cấu tạo trong của tuỷ sống?
- Từ kết quả thí nghiệm nêu rõ vai trò của chất xám, chất trắng.
- Cho HS giải thích thí nghiệm 1 trên sơ đồ cung phản xạ.
- Giải thích thí nghiệm 2 bằng nơron liên lạc bắt chéo.
- Giải thích thí nghiệm 3 bằng đường lên, đường xuống (chất trắng).
- HS quan sát kĩ hình vé, đọc chú thích, quan sát mô hình, mẫu vật để nhận biết màu sắc của tuỷ sống lợn, trả lời câu hỏi:
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
- HS trả lời, nhận xét, rút ra kết luận.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống:
a. Cấu tạo ngoài: 
- Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phàn phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.
- Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống.
b. Cấu tạo trong:
- Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.
- Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
4. Củng cố: 
 Yêu cầu 
- HS Hoàn thành bảng 44 vào vởbài tập.
- Trả lời các câu hỏi
 + Các căn cứ điều khiển phản xạ do thành phần nào của tuỷ sống đảm nhiệm? thí nghiệm nào chứng minh điều đó?
 + Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó?
5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài ở nhà:
 - Xem lại bài và học bài phần: Cấu tạo và chức năng của tuỷ sống..
 - Hoàn thành báo cáo thu hoạch
-.Đọc và soạn

File đính kèm:

  • docTiết 45,46.doc
Giáo án liên quan