Giáo án Sinh học 8 - Tiết 19: Kiểm tra một tiết - Năm học 2011-2012

III. Hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định: (1ph)

 2. Phát đề: (1ph)

 - GV phát đề: nội dung đề

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)

I. Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng:

Câu 1: Gặp người bị tai nạn gãy xương ta phải làm gì?

 A. Nắn lại chỗ xương bị gãy C. Đặt nạn nhân nằm yên

 B. Chở ngay đến bệnh viện D. Tiến hành sơ cứu

Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của bạch cầu:

 A. Có hình đĩa và hai mặt lõm C. Không có nhân và có màu đỏ

 B. Có nhân và không có màu D. Có màu đỏ và có nhân

Câu 3: Trước khi truyền máu ta cần phải làm gì?

 A. Lựa chọn nhóm máu thích hợp

 B. Chú ý đến kháng nguyên trong hồng cầu người cho

 C. Xét nghiệm máu

Câu 4: Máu di chuyển chậm nhất trong:

 A. Động mạch B. Tĩnh mạch C. Mao mạch D. Tĩnh mạch và mao mạch

II. Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: (1đ)

 Mỗi bắp cơ gồm nhiều., mỗi bó cơ gồm nhiều. Tế bào cơ được cấu tạo từ các .gồm các tơ mảnh và tơ dày. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có .

III. Hãy điền dấu x vào ô trống để xác định đúng thành phần của tế bào chứa đựng mỗi cấu trúc dưới đây: (1đ)

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 19: Kiểm tra một tiết - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10	 	NS: 21/10/2011
Tiết: 19	 	
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Qua kết quả kiểm tra
	- Giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kỹ năng, vận dụng qua 3 chương.
	- Học sinh rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập.
	- Giáo viên nắm bắt được khả năng hiểu bài của học sinh để có biện pháp điều chỉnh dạy và học.
 2. Kỹ năng :
	- Rèn tính nghiêm túc, tự giác, độc lập suy nghĩ khi làm bài. 
 3. Thái độ :
- GD ý thức thật thà, cẩn thận trong giờ kiểm tra
II. Chuẩn bị:
	- GV: chuẩn bị ma trận đề
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề 1
Khái quát về cơ thể người
Nêu được các thành phần cấu tạo của tế bào.
Giải thích được tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể
30% = 3đ
33,3% = 1đ
Số câu: 1
66,7% = 2đ
Số câu: 1
Chủ đề 2
Vận động
Mô tả được cấu tạo của bắp cơ.
Nêu được các thành phần cấu tạo của xương dài
Biết cách xử lí khi gặp người bị gãy xương.
Giải thích được vì sao ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm phục hồi.
35% = 3,5đ
57,1% = 2đ
Số câu: 2
14,3% = 0,5đ
Số câu: 1
28,6% = 1đ
Số câu: 1
Chủ đề 3
Tuần hoàn
Nêu được đặc điểm cấu tạo của bạch cầu.
Biết được tốc độ vận chuyển máu.
Mô tả được đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và ý nghĩa của vòng tuần hoàn lớn.
Vận dụng được nguyên tắc truyền máu vào trong thực tế.
35% = 3,5đ
28,6% = 1đ
Số câu: 2
57,1% = 2đ
Số câu: 1
14,3% = 0,5đ
Số câu: 1
Tổng số câu
Tổng số điểm
5 câu
4đ = 40%
2 câu
4đ = 40%
2 câu
1đ = 10%
1 câu
1đ = 10%
	- GV chuẩn bị đề và đáp án 
	- HS: Ôn tập.
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định: (1ph) 
 2. Phát đề: (1ph)
	- GV phát đề: nội dung đề
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
I. Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng:
Câu 1: Gặp người bị tai nạn gãy xương ta phải làm gì?
	A. Nắn lại chỗ xương bị gãy	C. Đặt nạn nhân nằm yên 
	B. Chở ngay đến bệnh viện	D. Tiến hành sơ cứu
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo của bạch cầu:
	A. Có hình đĩa và hai mặt lõm	C. Không có nhân và có màu đỏ
	B. Có nhân và không có màu	D. Có màu đỏ và có nhân
Câu 3: Trước khi truyền máu ta cần phải làm gì?
	A. Lựa chọn nhóm máu thích hợp	
	B. Chú ý đến kháng nguyên trong hồng cầu người cho 	
	C. Xét nghiệm máu	 
Câu 4: Máu di chuyển chậm nhất trong:
	A. Động mạch B. Tĩnh mạch	 C. Mao mạch	 D. Tĩnh mạch và mao mạch
II. Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: (1đ)
	Mỗi bắp cơ gồm nhiều..................................., mỗi bó cơ gồm nhiều.................................. Tế bào cơ được cấu tạo từ các...........................gồm các tơ mảnh và tơ dày. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có..
III. Hãy điền dấu x vào ô trống để xác định đúng thành phần của tế bào chứa đựng mỗi cấu trúc dưới đây: (1đ)
Cấu trúc
Là thành phần của
Tế bào chất
Nhân tế bào
Nhiễm sắc thể
Ti thể
Lưới nội chất
Nhân con
B. TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1: (2đ) Vì sao tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể?	 
Câu 2: (2đ) Nêu các thành phần cấu tạo của xương dài? Vì sao ở người già xương dễ bị gãy 	và khi gãy thì chậm hồi phục?
Câu 3: (2đ) Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nêu ý nghĩa của vòng tuần 	hoàn lớn? 
	- HS nhận đề và làm bài.
 3. Kiểm tra: (41ph)
	- HS làm bài
	- GV theo dõi
 4. Thu bài: (1ph)
 5. Dặn dò: (1ph)
	- Chuẩn bị bài 18: mỗi nhóm 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, 1 bịch bông gòn, 1 miếng vải mềm,1 dây vải hoặc dây cao su.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
	Kết quả kiểm tra:
Lớp
0 - 2
3 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
Trên Tb
8A
8B
8
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm: (4đ)
I. Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng: (1đ)
	Câu 1: D	Câu 2: B	Câu 3: C	Câu 4: C	(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
II. Hãy tìm từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: (1đ)
	Thứ tự các từ cần điền: bó cơ, tế bào cơ, tơ cơ, mấu sinh chất.
	(Điền đúng mỗi chỗ trống được 0,25 điểm)
III. Hãy điền dấu x vào ô trống để xác định đúng thành phần của tế bào chứa đựng mỗi cấu trúc dưới đây: (1đ)
Cấu trúc
Là thành phần của
Tế bào chất
Nhân tế bào
Nhiễm sắc thể
x
Ti thể
x
Lưới nội chất
x
Nhân con
x
B. Phần tự luận. (6đ)
Câu 1: (2đ)
- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều cơ quan, mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan do tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.
- Tất cả tế bào trong mọi cơ thể sống đều có thể thức cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:
	+ Màng sinh chất.
	+ Chất tế bào với các bào quan như ti thể, bộ máy Goongi, lưới nội chất, ribôxôm, trung thể.
	+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con.
	→ Vì vậy tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể.
Câu 2: (2đ)
a. Các thành phần cấu tạo của xương dài: (1đ)
	- Sụn đầu xương:
	+ Lớp sụn bọc đầu xương trơn, bóng.
	+ Mô xương xốp: gồm các nan xương 
	- Thân xương: hình ống, từ ngoài vào trong
	+ Màng xương
	+ Mô xương cứng
	+ Khoang xương chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn. 
b. Ở người già xương dễ bị gãy và khi gãy thì chậm hồi phục vì: (1đ)
	- Tỉ lệ giữa chất hữu cơ và chất vô cơ trong xương thay đổi theo lứa tuổi. Ở người già tỉ lệ chất hữu cơ giảm xuống, xương giảm tính dẻo dai và chắc chắn; đồng thời xương trở nên xốp, giòn và dễ bị gãy khi có va chạm mạnh.
	- Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai cho xương còn hỗ trợ quá trình dinh dưỡng xương. Do tuổi già tỉ lệ chất hữu cơ giảm nên khi xương bị gãy rất chậm phục hồi.
Câu 3: (2đ)
a. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn là: (1,5đ)
	Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến mao mạch tại các cơ quan. Tại đó xảy ra sự trao đổi khí và chất giữa các tế bào và máu. Sau quá trình trao đổi, máu đỏ tươi chuyển thành đỏ thẩm theo các tĩnh mạch nhỏ để vào tĩnh mạch chủ trên hoặc tĩnh mạch chủ dưới về tâm nhĩ phải.
b. Ý nghĩa của vòng tuần hoàn lớn: (0,5)
	Vòng tuần hoàn lớn có vai trò mang ôxi và chất dinh dưỡng đến cung cấp cho các tế bào hoạt động, đồng thời mang khí thải CO2 và chất bã từ tế bào về tim (và sau đó chất thải, CO2 được đưa đến cơ quan bài tiết để thải ra ngoài cơ thể).

File đính kèm:

  • docTIET 19 KH 1TIET.doc
Giáo án liên quan