Giáo án Sinh học 8 - Tuần 6

1. Mục tiêu.

a, Về kiến thức:

- HS biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.

- Biết băng cố định xương cẳng tay bị gãy.

b, Về kĩ năng:Rèn kỹ năng khéo léo, chính xác khi băng bó.

c, Về thái độ: Có ý thức bảo vệ xương khi lao động, vui chơi giải đặc biệt khi tham gia giao thông.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

Chuẩn bị theo nhóm:

+ 2 thanh nẹp dài 30-40; rộng 4-5cm; dày 0,6- 1cm.

+ 4 cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m.

+ 4 miếng gạc y tế.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12. Bài 12: THỰC HÀNH - TẬP SƠ CỨU
 VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
Ngày soạn: 14/09/2014
	Ngày dạy: 18/09/2014 tại lớp 8B Sỹ số HS: 21 vắng…………….
	Ngày dạy: 18/09/2014 tại lớp 8A Sỹ số HS: 27 vắng…………….
1. Mục tiêu.
a, Về kiến thức: 
- HS biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương.
- Biết băng cố định xương cẳng tay bị gãy.
b, Về kĩ năng:Rèn kỹ năng khéo léo, chính xác khi băng bó. 
c, Về thái độ: Có ý thức bảo vệ xương khi lao động, vui chơi giải đặc biệt khi tham gia giao thông.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
Chuẩn bị theo nhóm:
+ 2 thanh nẹp dài 30-40; rộng 4-5cm; dày 0,6- 1cm.
+ 4 cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m.
+ 4 miếng gạc y tế.
3. Phương pháp
	- Đóng vai
	- Trực quan
	- Dạy học theo nhóm
4. Tiến trình giảng dạy.
a. Tổ chức(2’): 
b. Kiểm tra bài cũ(5’):
? Phân tích những đặc điểm bộ xương người tiến hoá hơn bộ xương thú?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
c. Bài mới(30’): Hiện tại có rất nhiều tai nạn giao thông bị gãy xương, khi bị gãy xương cần phải sơ cứu như thế nào?
TG
H§ cña GV vµ HS
Néi dung kiÕn thøc 
10
15
5
HĐ1: Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến gãy xương
- GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm
? Nêu những nguyên nhân dẫn đến gãy xương?
? Vì sao khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi?
? Để bảo vệ xương khi tham gia vận động em phải lưu ý đến vấn đề gì?
+ Đi đường đảm bảo an toàn giao thông, chế độ lao động và thể thao hợp lý.
? Gặp người bị tai nạn gãy xương, có nên nắn lại chỗ gãy không? vì sao?
+ Không nên vì đầu xương gãy dễ làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh.
HĐ2: Cách sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương
- GV: y/c quan sát H12.1
- 1 học sinh đọc to phần thông tin.
- GV: ghi vắn tắt các bước tiến hành.
- GV: y/c quan sát H12.2+3+4
- 1 học sinh đọc to phần thông tin.
- GV: ghi vắn tắt các bước tiến hành
- GV y/c hs mang dụng cụ thực hành để kiểm tra, chia nhóm TH
- Từng nhóm HS thay nhau băng bó theo đúng nội dung: 
 + Sơ cứu
 + Cố định xương cẳng tay.
 + Cố định xương cẳng chân.
- GV gọi 2 hs lên tập băng bó trước lớp nhận xét uốn nắn, sau đó y/c các nhóm thực hiện
- GV quan sát và hướng dẫn HS băng bó đúng cách.
HĐ3: Báo cáo thực hành
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành báo cáo thực hành theo các nội dung sau:
1- Cách sơ cứu.
2- Cách cố định xương.
- Các nhóm dọn vệ sinh
1. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến gãy xương
+ Nguyên nhân: tai nạn giao thông, h/đ lđ, thể thao, đánh nhau....
+ Tuổi cao nguy cơ gãy xương cao do: Tỷ lệ chất cốt giao giảm, tuổi nhỏ do hiếu động, nghịch ngợm.
2. Cách sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương
a. Phương pháp sơ cứu
SGK/40
b. Băng bó cố định
SGK/41
c. Thực hành
+ Chuẩn bị
+ Tiến hành
3. Báo cáo thực hành
d. Củng cố- đánh giá(5’): 
- GV: thu phiếu báo cáo thực hành.Dọn dẹp
? Nêu các bước sơ cứu khi bị gãy xương?
? Nêu các bước cố định xương?
? Khi sơ cứu và cố định xương em gặp phải những khó khăn nào? Đã khắc phục vấn đề đó ra sao?
? Em có đề xuất những vấn đề gì trong sơ cứu hoặc cố định xương nhằm đảm bảo cho xương được an toàn nhất.
e. Hướng dẫn về nhà(2’): 
- Xem bài ""Máu và môi trường trong cơ thể"
- Làm thí nghiệm máu gà... đã đông để lắng đọng -> quan sát
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.................................................................................................
.................................................................................................
 .................................................................................................
Ch­¬ng III TuÇn hoµn
Tiết 13. Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ 
Ngày soạn: 14/09/2014.
	Ngày dạy: 19/09/2014 tại lớp 8B Sỹ số HS 21 vắng…………….
	Ngày dạy: 19/09/2014 tại lớp 8A Sỹ số HS 27 vắng…………….
1. Mục tiêu.
a, Về kiến thức: 
- Xác định được chức năng mà máu đảm nhiệm có liên quan đến thành phần cấu tạo. - - Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong của cơ thể. 
b, Về kĩ năng:Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, hoạt động nhóm.
c, Về thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
- Giáo án - sgk
4. Tiến trình giảng dạy.
a, Ổn định tổ chức(2’): 
b, KiÓm tra bµi cò(0’): 
c, Bµi míi(35’): 
TG
H§ cña GVvµ HS
Néi dung kiÕn thøc 
13
12
10
H§1: Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
- GV cho HS quan sát thí nghiệm SGK.
? Hãy mô tả cách làm thí nghiệm, tìm thành phần của máu?
+ HS mô tả TN: 2 bước(SGK)
? Quan sát cho biết hiện tượng xảy ra?
 + Máu phân tách thành hai phần.
 Phần trên: lỏng, trong suốt, thể tích lớn.
 Phần dưới: đặc đỏ thẫm, thể tích nhỏ.
- GV giải thích: nếu quan sát kỹ ở giữa hai phần có màu trắng đục.
- GV y/c học sinh quan sát tranh H13.1 
? Tạo sao trên hình vẽ tế bào bạch cầu và tiểu cầu có màu xanh?
+ Do sự bắt màu khi nhuộm.
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống..sgk
+ HS trao đổi nhóm và hoàn thành bài tập. Các từ cần điền
 1- Huyết tương 
 2- Hồng cầu; Tiểu cầu
? Máu gồm những thành phần nào?
? Nêu đ2 cấu tạo các tế bào máu?
? Máu thuộc loại mô nào?
+ Mô liên kết
? Máu có ở đâu trong cơ thể?
+ Máu có ở tất cả các cơ/q trong cơ thể.
H§2: Chức năng của huyết tương và hồng cầu
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13
 Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
? Nêu thành phần chủ yếu của huyết tương?
? Căn cứ vào bảng 13, nếu cơ thể bị mất nước nhiều, máu có lưu thông dễ dàng không?
+ Đặc lại. Khó khăn.
?Chức năng của nước là gì?
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng dễ di chuyển trong mạch.
? Chức năng của huyết tương là gì?
Gợi ý: ?TB hấp thu các chất dinh dưỡng dưới dạng nào?(chất hòa tan)
+ Mtg để hoà tan các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào.
?Tại sao máu phổi về tim dến các TB có màu đỏ tươi, máu từ các TB về phổi có màu đỏ thẫm? 
+ Đỏ tươi: Mang nhiều oxi
+ Đỏ thẫm: Mang nhiều CO2 
? Hình dạng của hồng cầu ntn ? có ý nghĩa gì trong sự vận chuyển O2 và CO2?
+ Lõm hai mặt - tăng diện tích tiếp xúc với O2 và CO2 - tăng khả năng vận chuyển.
* ĐVĐ: Gãi hoặc trầy xước, khi nặn hết máu, thấy có hiện tượng gì? (chất lỏng trong suốt chảy ra) như vậy môi trường cơ thể ngoài máu còn có các dịch khác.
H§3: Môi trường trong của cơ thể
- GV treo tranh H 13.2
? Theo em môi trường trong gồm những thành phần nào?
+ Máu, nước mô, bạch huyết.
- GV hướng dẫn HS quan sát nửa phải tranh: ?Dựa vào chiều mũi tên và những hiểu biết của mình để trình bày mối quan hệ giữa 3 thành phần đó?
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời 2 CH (SGK).
? Các TB trong cơ thể có thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường ngoài được không?
+ Không 
? Sự TĐC của TB trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp qua yếu tố nào?
+ Sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua môi trường trong.
I. Máu
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu.
- Máu gồm huyết tương và các tế bào máu. 
- Tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi thành phần của máu đảm nhiệm một chức năng riêng, 
2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Chức năng huyết tương:
+ 90% là nước -> duy trì trạng thái lỏng của máu -> dễ ràng lưu thông trong hệ mạch, môi trường hòa tan các chất.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải.
- Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2.
 Hb + O2 HbO2 
(Ở hồng cầu) (ở phổi) (đỏ tươi) 
 Hb + CO2 HbCO2
(Ở hồng cầu) (ở TB) (đỏ thẫm)
II. Môi trường trong của cơ thể
+ Môi trường trong cơ thể gồm: Máu, nước mô, bạch huyết.
+ 3 yếu tố trên quan hệ mật thiết với nhau: 1 số TP của máu thấm thấu qua thành mạch tạo nên nước mô, nước mô qua thành mao mạch bạch huyết tạo thành mạch huyết, lưu chuyển trong mạch đổ về tĩnh mạch máu, hoà vào trong máu.
+ Môi trường trong là yếu tố trung gian để thực hiện quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường ngoài.
d, Củng cố, luyện tập(5’): 
 Đọc KL chung SGK, Trả lời câu hổi cuối bài
e, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’): 
- Học bài trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục "em có biết". 
- Tìm hiểu bài 14
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.................................................................................................
.................................................................................................
 .................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc
Giáo án liên quan