Giáo án Sinh học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2007-2008

Chương1: Khái quát về cơ thể người:

 Tiết 2 : Đ2 Cấu tạo cơ thể người

 I. Mục tiêu:

- Học sinh kể được cơ quan trong cơ thể người, xác định dược vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình.

- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.

- rèn kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức, tư duy tổng hợp logic, kỹ năng hoạt động nhóm.

Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.

 II. Chuẩn bị: Tranh hệ cơ quan thú, hệ cơ quan người. Sơ đồ phóng to hình 2.3sgk

 III. Hoạt động dạy – học .

A. Bài cũ:

1. Cho biết nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh.

2. Nêu những phương pháp cơ bản học tập bộ môncơ thể người và vệ sinh.

 B. Bài mới: Mở bài.

 Hoạt động1.

 a Mục tiêu: Chỉ rõ các phần cơ thể.

Trình bày sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan.

 b. Tiến hành hoạt đông.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

H? Kể tên các hệ cơ quan ở ĐV thuộc lớp thú?

Gv yêu cầu HS quan sát tranh sgk và trả lời câu hỏi sgk

Gv tổng kết đưa ra kết luận.

 

 

 

H? cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào?

HS nghiên cứu sgk, trao đổi nhóm, hoàn thành bảng2 Tr.9

GV treo bảng đáp án đúng lên bảng. I. Cấu tạo cơ thể.

1. Các phần cơ thể:

 

Kết luận:

- Da bao bọc toàn bộ cơ thể.

- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân, tay chân.

- Cơ hoành ngăn khoang bụng và khoang ngực.

 

doc126 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 12 năm 2007
 Chương IV: Trao đổi chất và năng lượng
Tiết32 Đ31 Trao đổi chất 
I. Mục tiêu: 
- Phân biệt được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường với sự trao đổi chất ở tế bào.
- Trình bày được mối liên quan giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào.
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, liên hệ thực tế và kĩ năng hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng: Tranh phóng to H.31.1; 31.2
Phiếu học tập:
Hệ cơ quan Vai trò trong sự trao đổi chất
Tiêu hoá 
Hô hấp
Tuần hoàn 
Bài tiết
III. Hoạt động dạy và học:
Mở bài: Em hiểu thế nào là sự trao đổi chất? Vật không sống có trao đổi chất không? Trao đổi chất ở người diễn ra như thé nào Bài mới
Hoạt động 1: 
 a. Mục tiêu: 
 b. Tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát H.31.
H? Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường biểu hiện như thế nào?
 Gv yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. 
GV kẻ phiếu học tập yêu cầu HS lên làm.
Từ kết quả bảng trên: GV phân tích vai trò của sự trao đổi chất.
Vật vô sinh phân huỷ.
Sinh vật: Tồn tại, phát triển trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của sự sống. 
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài. 
 O2 CO2
 ỉ ệ 
Thức ăn,
nước ề cơ thể ề phân
Muối ệ ỉ
khoáng nước tiểu 
 Hoạt động 2: 
a. Mục tiêu: Hiểu được sự trao đổi chất của cơ thể thực chất diễn ra ở tế bào 
b. Tiến hành: 
 Hoạt động của GV	 Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS đọc thông tin quan sát H. 31.2 trả lời câu hỏi.
H? Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?
H? Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
H? Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu?
H? Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
2. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong
Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện
+ Chất dinh dưỡng và oxi được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ đưa đến các cơ quan thải ra ngoài.
+ Sự trao đổi chất ở tế bào thông qua môi trường trong.
Hoạt động 3: 
 a. Mục tiêu: Phân biệt được trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
Trình bày được mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ.
 b. Tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS quan sát H.31.2
H? Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào?
H? Nếu trao đổi chất ở cấp độ ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì?
GV yêu cầu HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa trao đổi chất ở hai cấp độ.
Trao đổi chất ở cấp độ có liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
 IV. Kiểm tra đánh giá:
1. ở cấp độ cơ thể sự trao đổi chất diễn ra như thế nào?
2. Trao đổi chất ở tế bào có ý nghĩa gì đối với sự trao đổi chất của cơ thể.
3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
 V. Dặn dò:
 Học bài theo nội dung SGK.
 Trả lời câu hỏi 3 vào vở.
 Đọc trước bài 32.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
	................................................................................................
Thứ 2 ngày24 tháng 12 năm 2007
 Tiết33 Đ32 Chuyển hoá 
I. Mục tiêu: 
- Xác định được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hoá và dị hoá, là hoạt động cơ bản của sự sống.
- Phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá vật chất và năng lượng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng: Tranh phóng to hình 32.1 
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Tế bào thường xuyên trao đổi vật chất với môi trường ngoài. Vật chất được tế bào sử dụng như thế nào? 
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
Hoạt động 1:
a. Mục tiêu: Hiểu được chuyển hoá vật chất và năng lượng bao gồm đồng hoá và dị hoá, từ đó hiểu được khái niệm chuyển hoá.
b. Tiến hành:
Hoạt động của GV	Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin 
 1 quan sát H.32.1
H? Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào?
H? Phân biệt trao đổi chất với chuyển hoá vật chất và năng lượng?
H? Năng lượng được giải phóng ở tế bào đư ợc sử dụng vào những hoạt động nào?
GV hoàn chỉnh kiến thức
GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu
1. Chuyển hoá vật chất và năng lượng.
- TĐC là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá trong TB.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bắt nguồn từ sự chuyển hoá trong TB
- Đồng hoá: - Dị hoá
+ Tổng hợp chất + Phân giải chất
+Tích luỹ Q +Giải phóng Q
- Mối quan hệ: ĐH và DH đối lập, mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Không có ĐH
thông tin 2 trả lời câu hỏi mục 6sgk Tr. 103
H? Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá?
H? Tỷ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
 thì không có nguyên liệu cho DH. Không có DH thì không có Q cho ĐH.
- Tương quan giữa ĐH và DH phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sắc khoẻ.
Hoạt động2:
a. Mục tiêu: Hiểu được chuyển hoá cơ bản và ý nghĩa của nó.
b. Tiến hành:
Hoạt động của GV	 Nội dung
H? Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng nằn lượng không? tại sao?
H? Em hiểu chuyển hoa cơ bản là gì? ý nghĩa?
- GV hoàn thiện kiến thức.
2 Chuyển hoá cơ bản.
Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Đơn vị KJ/1kg cân nặng
- ý nghĩa : Căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạng sức khoẻ, trạng thái bệnh lý..
Hoạt động 3:
a. Mục tiêu: Hiểu được chuyển hoá cơ bản và ý nghĩa của nó.
b. Tiến hành:
Hoạt động của GV	 Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk
H? Có những hình thức nào điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng?
GV hoàn thiện kiến thức.
3.Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng
- Cơ chế thần kinh
+ ở não có các trung khu điều khiển sự TĐC.
+ Thông qua hệ tim mạch
- Cơ chế thể dịch do các hooc mon đổ vào máu.
 IV. Kiểm tra đánh giá:
1. Chuyển hoá là gì? Chuyển hoá gồm các quá trình nào?
2. Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
 V. Dặn dò:
 Học bài theo nội dung SGK.
 Trả lời câu hỏi 2, 4 vào vở bài tập.
 Đọc mục em có biết.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
	..................................................................................................
 Thứ 2 ngày 24 tháng12 năm 2007
 Tiết34 Đ33 Thân nhiệt
I. Mục tiêu: 
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống và các biện pháp chống nóng lạnh, đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt môi trường thay đổi.
II. Đồ dùng: Tranh phóng to hình 33.1
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Tế bào thường xuyên trao đổi vật chất với môi trường ngoài. Vật chất được tế bào sử dụng như thế nào? 
A. Bài cũ:
1. Chuyển hoá là gì? Chuyển hoá gồm các quá trình nào?
2. Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
B. Bài mới:
Hoạt động 1:
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thân nhiệt, thân nhiệt luôn ổn định ở 370C.
b. Tiến hành:
Hoạt động của GV	 Hoạt động của HS
H? Thân nhiệt là gì?
H? ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào? khi trời nóng hay lạnh.
GV nhận xét đánh giá. GV giảng thêm. ở người khoẻ mạnh thân nhiệt không phụ thuộc vào môi trường do cơ chế điều hoà.
H? Tại sao khi sốt nhiệt độ tăng và tăng không quá 20C
GV giúp HS hòn thiện kiến thức.
GV: Cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt là cơ chế tự điều hoà thân nhiệt.
1. Thân nhiệt là gì?
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể
- Thân nhiệt luôn ổn định ở 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
Hoạt động 2:
a. Mục tiêu: HS chỉ rõ cơ chế điều hòa thân nhiệt trong đó vai trò của da và hệ Tk đóng vai trò quan trọng.
b. Tiến hành:
Hoạt động của GV	 Nội dung
H? Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt?
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk.
H? Sự điều hoà thân nhiệt dựa theo cơ chế nào?
H? Nhiệt độ do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và làm gì?
H? Khi lao động nặng cơ thể có phương thức toả nhiệt nào?
H? Vì sao mùa hè da ta hồng hào...
H? Khi trời nóng độ ẩm không khí cao, không thoáng gió(oi bức) cơ thể có phản ứng gì? và có cảm giác như thế nào?
Gv cho HS liên hệ thực tế.
H? Tại sao khi tức giận mặt đỏ nóng lên?
 - GV hoàn thiện kiến thức.
2 Cơ chế điều hoá thân nhiệt. 
- Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.
Cơ chế: Khi trời nóng lao động nặng, mao mạch ở da giãn- toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi. khi trời rét, MM co lại, cơ chân lông co, giảm sự toả nhiệt(run sinh nhiệt)
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Hoạt động 3 :
a. Mục tiêu: HS biết cách phòng chống nóng lạnh trên cơ sở khoa học.
 b. Tiến hành:
Hoạt động của GV	 Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk
H? Chế độ ăn uống về mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
H? Chúng ta phải làm gì để phòng chống nóng lạnh?
H? Vì sao rèn luyện thân thể cũng là biện pháp chống nóng, chống rét.
H? Em đã có hình thức rèn luyện nào để tăng sức chịu đựng của cơ thể?
H? Giải thích câu nói:"Mùa nóng chóng khát, mùa rét chóng đói"
H? Tại sao mùa rét càng rét càng thấy đói?
3.Các phương pháp chống nóng.
- Rèn luyện thân thể(rèn luyện da), tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Nơi ở và làm việc phải phù hợp theo mùa.
- Mùa hè: Đội mũ, nón khi đi ra đường, lao động
- Mùa đông: Giữ ấm chân, cổ ngực. Thức ăn phải nóng, nhiều mỡ.
- Trồng cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
 IV. Kiểm tra đánh giá:
1. Thân nhiệt là gì? tại sao thân nhiệt ổn định?
2. Trình bày cơ chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng lạnh?
 V. Dặn dò:
 Học bài theo nội dung SGK.
 Đọc mục em có biết
	.....................................................................................................
 Thứ 3 ngày 25 tháng12 năm 2007
 Tiết35 Đ35 Ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu: 
- Hệ thống hoá kiến thức học kỳ I.
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học.
-Vận dụng kiến thức cơ bản theo chủ đề.
- Hoạt động nhóm.
II. Đồ dùng: Tranh TB, mô, hệ cơ quan.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
1. Thân nhiệt là gì? tại sao thân nhiệt ổn định

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 8.doc