Giáo án Sinh học 7 - Tiết 68: Tham quan thiên nhiên (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

-Học sinh biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ở ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoá học cũng như cho cá nhân để đề phòng các rủi ro.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát động vật, kĩ năng ghi chép và năng động khi tham quan thiên nhiên.

3. Thái độ:

-Học sinh có ý thức tự giác khi học tập và tham quan.

-Không nên giết hại những động vật quan sát thấy.

II. Phương pháp:

Sử dụng phương pháp thực hành.

III. Phương tiện dạy học:

1.Chuẩn bị của thầy

-Tranh vẽ: các môi trường: vùng ngập nước, rừng cây rậm rạp, vùng đất hoang dã, ao, hồ, vườn.

-Các thông tin cần thiết cho buổi tham quan thiên nhiên.

2.Chuẩn bị của trò:

-Những tranh ảnh hoặc những tư liệu ở các môi trường mà học sinh sưu tầm được.

IV. Tiến trình bài giảng:

1.ổn định tổ chức lớp:

2.Kiểm tra đầu giờ:

-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về những tranh ảnh sưu tầm được.

3.Bài mới

ĐVĐ: ở các bài lí thuyết và bài thực hành trong chương trình nghiên cứu động vật tách khỏi môi trường sống. Bài tham quan thiên nhiên này sẽ giúp chúng ta khắc phục những thiếu sót ấy, các em sẽ được nghiên cứu động vật trong thiên nhiên, tận dụng thiên nhiên nhiệt đới như một phòng thí nghiệm về sinh học để thầy trò cùng nghiên cứu

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 68: Tham quan thiên nhiên (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 64 Tiết thứ: 68 
Tham quan thiên nhiên (Tiết 1)
Ngày soạn: 	 Ngày dạy: 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Học sinh biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ở ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoá học cũng như cho cá nhân để đề phòng các rủi ro.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát động vật, kĩ năng ghi chép và năng động khi tham quan thiên nhiên.
3. Thái độ :
-Học sinh có ý thức tự giác khi học tập và tham quan.
-Không nên giết hại những động vật quan sát thấy.
II. Phương pháp:
Sử dụng phương pháp thực hành.
III. Phương tiện dạy học:
1.Chuẩn bị của thầy
-Tranh vẽ: các môi trường: vùng ngập nước, rừng cây rậm rạp, vùng đất hoang dã, ao, hồ, vườn.
-Các thông tin cần thiết cho buổi tham quan thiên nhiên.
2.Chuẩn bị của trò:
-Những tranh ảnh hoặc những tư liệu ở các môi trường mà học sinh sưu tầm được.
IV. Tiến trình bài giảng:
1.ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra đầu giờ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về những tranh ảnh sưu tầm được.
3.Bài mới
ĐVĐ: ở các bài lí thuyết và bài thực hành trong chương trình nghiên cứu động vật tách khỏi môi trường sống. Bài tham quan thiên nhiên này sẽ giúp chúng ta khắc phục những thiếu sót ấy, các em sẽ được nghiên cứu động vật trong thiên nhiên, tận dụng thiên nhiên nhiệt đới như một phòng thí nghiệm về sinh học để thầy trò cùng nghiên cứu.
Hoạt động 1
-Mục tiêu:
+Học sinh biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoa học cũng như hoạt động cá nhân để đề phòng rủi ro.
+Giúp học sinh nhận thức thêm về an toàn khi tham quan thiên nhiên.
-Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
->Gv treo tranh: một số địa điểm tham quan thiên nhiên, y/v học sinh q/s.
->Thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi sau:
?Nêu các bước cho chuẩn bị tham quan thiên nhiên?
?Các dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành?
->Gv bổ xung:
+Cá nhân?
+Dụng cụ tập thể?
->Gv treo bảng phụ.
->Gv y/c các nhóm hoạt động theo nhóm lớn để hoàn thành bảng 1.
->Gọi các nhóm lên hoàn thiện bảng, nhóm khác nhận xét.
->Gv tổng hợp.
->Hoạt động nhóm bàn, đọc * phần 1, chuẩn bị cho bài thực hành, thống nhất ý kiến nêu được:
+Các bước chuẩn bị cho tham quan thiên nhiên.
+Dụng cụ chia 2 loại:
Dụng cụ cá nhân.
Dụng cụ tập thể: phân về các tổ (tổ trưởng chịu trách nhiệm)
->Bước 3: y/c hoạt động theo nhóm lớn để hoàn thành bảng 1.
I.Chuẩn bị tham quan thiên nhiên: gồm các bước sau:
1.Bước 1: Chuẩn bị địa điểm (khu vườn rừng sau trường)
2.Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ
-Cá nhân
+Các túi nilông để đựng mẫu.
+Lọ để bắt động vật.
+Chổi lông.
+ống hút sâu bọ
-Dụng cụ tập thể:
+Tấm nilông trắng.
+Bay đào.
+Khay
+Kính lúp.
+Các loại vợt để bắt các động vật không xương sống.
3.Bước 3: Xử lí các tình huống
rủi ro (Học theo bảng 1)
Bảng 1: Thống kê các rủi ro và biện pháp phòng ngừa
STT
Dự kiến tình huống rủi ro
Cách xử lí
Phương tiện, dụng cụ chuẩn bị
1
Nắng gắt
Đem mũ, nón, áo trống nắng
Giày, dép đế có rãnh sâu, mũ rộng vành
2
Mưa
Đem áo mưa
ủng, áo mưa
3
Đường trơn
Giày có đế rãnh sâu
4
Nhiều muỗi, dĩn hoặc đường lội nhiều đỉa
Đem theo hương muỗi, thuốc xịt muỗi, ủng
Mặc quần áo dài tay, có thuốc bôi chống đỉa cắn
5
Dễ rơi dụng cụ
Đem túi đựng, dụng cụ phải có quai đeo
Túi đựng có quai đeo
6
Động vật cắn, đốt hoặc bị ngã trấn thương
Đem theo bông, băng, thuốc sát trùng
Túi thuốc, bông băng
7
Mất sổ ghi chép
Ghi địa chỉ vào sổ tay
4.Củng cố bài:
-Từ hoạt động bảng gợi ý cho các tổ, nhóm và cá nhân biết để chuẩn bị cho mình và đơn vị tổ chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để đối phó với các rủi ro khi hoạt động ngoài trời.
5.Dặn dò và hướng dẫn học bài:
-Chuẩn bị mọi phương tiện đ chuẩn bị cho tham quan thiên nhiên.
-Dụng cụ:
+Săn bắt những động vật không xương sống: vợt bướm, vượt thuỷ tinh, dụng cụ đào.
+Kẹp mềm, chổi lông để gắp, quýet động vật từ vợt ra khay.
+Khay đựng, túi nilông.
-Đọc trước phần III (Nội dung)

File đính kèm:

  • docsinh7t68.doc