Giáo án Sinh học 7 - Tiết 66: Ôn tập cuối năm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

-Học sinh nêu được sự tiến hoá của giới động vật từ động vật đơn bào đến động vật đa bào bậc thấp đến động vật đa bào bậc cao theo con đường tiến hoá từ môi trường nước lên môi trường cạn.

-Học sinh giải thích được sự thích nghi thứ sinh với môi trường nước như trường hợp cá sấu, chim cánh cụt, cá voi

-Nêu được tầm quan trọng của động vật.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và tổng hợp.

3. Thái độ:

Nhận thức đúng đắn và cần thiết của việc Bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

II. Phương pháp:

Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hỏi đáp.

III. Phương tiện dạy học:

1.Chuẩn bị của thầy

-Tranh các đại diện cho từng ngành động vật.

-Tranh cây phát sinh giới động vật.

-Bảng phụ.

2.Chuẩn bị của trò:

-Kiến thức của bài theo câu hỏi SGK.

IV. Tiến trình bài giảng:

1.ổn định tổ chức lớp:

2.Kiểm tra đầu giờ: Xen lồng vào bài.

3.Bài mới

Hoạt động 1

Tìm hiểu sự tiến hoá của giới động vật

-Mục tiêu:

+Khái quát hoá được hướng tiến hoá của giới động vật từ đơn bào đến đa bào theo con đường tiến hoá từ moi trường nước lên môi trường cạn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 66: Ôn tập cuối năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 60 Tiết thứ: 66 Ôn tập cuối năm 
Ngày soạn: 	 Ngày dạy: 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Học sinh nêu được sự tiến hoá của giới động vật từ động vật đơn bào đến động vật đa bào bậc thấp đến động vật đa bào bậc cao theo con đường tiến hoá từ môi trường nước lên môi trường cạn.
-Học sinh giải thích được sự thích nghi thứ sinh với môi trường nước như trường hợp cá sấu, chim cánh cụt, cá voi
-Nêu được tầm quan trọng của động vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và tổng hợp.
3. Thái độ :
Nhận thức đúng đắn và cần thiết của việc  Bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
II. Phương pháp:
Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hỏi đáp.
III. Phương tiện dạy học:
1.Chuẩn bị của thầy
-Tranh các đại diện cho từng ngành động vật.
-Tranh cây phát sinh giới động vật.
-Bảng phụ.
2.Chuẩn bị của trò:
-Kiến thức của bài theo câu hỏi SGK.
IV. Tiến trình bài giảng:
1.ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra đầu giờ: Xen lồng vào bài.
3.Bài mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu sự tiến hoá của giới động vật
-Mục tiêu:
+Khái quát hoá được hướng tiến hoá của giới động vật từ đơn bào đến đa bào theo con đường tiến hoá từ moi trường nước lên môi trường cạn.
-Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
->Gv y/c học sinh đọc * SGK trang 200 thực hiện 6 hoàn thành bảng 1 vào vở bài tập.
->Gv treo tranh : cây phát sinh giới động vật.
->Gv treo bảng phụ.
->Yc các nhóm lên hoàn thiện bảng.
->Yc học sinh theo dõi bảng 1 và trả lời:
?Sự tiến hoá của giới động vật được thể hiện như thế nào?
?Động vật thích nghi với môi trường nào?
?Thế nào là hiện tượng thứ sinh? Cho ví dụ?
->Học sinh rút ra kết luận?
->Thực hiện 6 theo nhóm bàn và thực hiện theo yêu cầu của Gv.
->Học sinh thảo luận nhóm:
Động vật thích nghi
+Môi trường bay lượn.
+Môi trường nước.
+Môi trường khô hạn.
I.Tiến hoá của giới động vật:
Học theo bảng 1
-Giới động vật đã tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp
II.Sự thích nghi thứ sinh:
-Động vật thích nghi với mọi môi trường sống.
-Hiện tượng thứ sinh: quay lại sống môi trường của tổ tiên.
Ví dụ: cá voi sống ở nước.
Bảng 1: Sự tiến hoá của giới động vật
Đặc điểm
Cơ thể đơn bào
Cơ thể đa bào
Đối xứng toả tròn
Đối xứng hai bên
Cơ thể mềm
Cơ thể mềm có vỏ đá vôi
Cơ thể mềm có bộ xương ngoài bằng ki tin
Cơ thể có bộ xương trong
Ngành
Động vật nguyên sinh
Ruột khoang
Các ngành giun
Thân mềm
Chân khớp
Động vật có xương sống
Đại diện
Trùng roi
Thuỷ tức
-Giun đũa
-Giun đất
Trai sông
Châu chấu
Cá chép, ếch, thằn lằn
Hoạt động 2
Tìm hiểu tầm quan trọng thực tiễn của động vật
-Mục tiêu:
+Học sinh nêu được tên động vật có tầm quan trọng trong thực tiễn.
-Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
->Yc học sinh hoàn thành bảng 2 vào bài tập.
->Gv treo bảng phụ kẻ sẵn, y/c học sinh lên chữa bài và trả lời câu hỏi:
?Động vật có vai trò gì?
?Động vật có tác hại gì?
->Cá nhân nghiên cứu bảng 2, trao đổi nhóm bàn, thống nhất ý kiến và điền bảng phụ.
->Đại diện nhóm lên điền bảng, nhóm khác bổ xung.
III.Tầm quan trọng thực tiễn của động vật:
-Đa số động vật có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
-Một số động vật gây hại.
Bảng 2: Những động vật có tầm quan trọng thực tiễn
STT
Tầm quan trọng thực tiễn
Tên động vật
Động vật không xương sống
Động vật có xương sống
Động vật có ích
-Cung cấp thực phẩm cho con người.
-Dược liệu, công nghệ.
-Có ích cho nông nghiệp.
-Làm cảnh.
-Vai trò trong thí nghiệm
-Tôm, cua, rươu
-Mực, ong, bò cạp
-Ong mắt đỏ, kiến vống
-Ngọc trai, san hô
-Giun đất, sâu bọ thụ phấn
-Cá, chim, thú
-Mật gấu, khỉ, rắn
-Trâu bò
-Chim cảnh: hoạ mi
-Chim phát tán hạt.
Động vật có hại
-Đối với nông nghiệp
-Đối với đời sống con người.
-Đối với sức khoẻ con người.
-Sâu đục thân, bọ dầy
-Mối, mọt ẩm
-Chấy, rận, ghẻ lở
-Lợn, gà rừng
-Chuột, diều hâu, bói cá
-Chuột, mèo, chó
4.Củng cố bài:
-Dựa vào bảng 1 trình bày sự tiến hoá của giới động vật?
-Nêu tầm quan trọng của động vật?
5.Dặn dò và hướng dẫn học bài:
-Học bài theo câu hỏi SGK.
-Giờ sau kiểm tra học kì II

File đính kèm:

  • docsinh7t66.doc