Giáo án Sinh học 7 - Tiết 1 đến 14

I/ MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 HS chứng minh được sư đa dạng phong phúcủa động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

 2. kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng qua sát, so sánh.

 - Kỹ năng hoạt đông theo nhóm.

 3. Thái độ

 Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.

III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Ổn định trật tự: ( Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp) 1 phút

2. Kiểm tra bài:

3. Các hoạt động day - học:

 * Mở bài: GV yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức sinh học 6, vận dụng hiểu biết về động vật để trả lời câu hỏi: Sự đa dạng phong phú của động vật thể hiện như thế nào?( 3 phút)

 * Phát triển bài:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài mới

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình1.1 và 1.2 trả lời câu hỏi:

 

+ Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào?

 

+ Hãy kể tên những loài dộng vật khi tát một ao cá?

 

+ Ban đêm mùa hè ở trên cánh đồng có những loài động vật nào phát ra tiếng kêu?

+ Em có nận xét gì về số lượng cá thể của một đàn kiến hay một bầy ong.

- GV thông báo: Một số động vật được con người nuôi và thuần hoá, cải tạo chúng theo mục đích của con người.

 

 

- Cá nhân học sinh đọc thông tin sgk quan sát hình và trả lời câu hỏi .

 

 Số lượng loài là 1,5 triệu, hình dạng khác nhau.

 

 HS thảo luận và nêu tất cả các loài động vật mà mình biết.

Một số loài động vật như: Cóc; ếch; dế mèn sâu bọ. phát ra tiếng kêu.

 

Số lượng cá thể rất nhiều.

 

 

HS liên hệ thực tế một số động vật nuôi trong gia đình. I/ Sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cáthể.

 

 Thế giới động vật rất đa dạng về loài và đa dạng về số lượng cá thể của loài.

Hoạt động II. Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4 hoàn thành bài tập.( GV nên cho nhiều học sinh trả lời những đại diện mà các em biết).

 

GV đặt câu hỏi:

 

 

 

- Đặc điểm gì giúp chim cách cụt thích nghi với khí hậu ở vùng bắc cực?

- Nguyên nhân nào mà vùng nhiệt đới động vật đa dạng và phong phú hơn vùng cực?

- Động vật nước ta có đa dạng và phong phú không. Tại sao?

 

 Cá nhân tự nghiên cứu hoàng thành bài tập:

+ Dưới nước: cá, tôm, mực.

+ Trên cạn: Voi gà.hươu, chó.

+ Trên không: chim, ruồi, muỗi.

HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

Có bộ lông dày, xốp, lớp mỡ dày( giữ nhiệt) ; sống thành bầy đông.

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật phong phú, có nhièu thức ăn, nơi ở. cho động vật.

Có vì nước ta cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. II/Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống.

Động vật ở khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi trường sống.

 

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 1 đến 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện
Làm thức ăn cho động vật nhỏ 
Trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình, tập đoàn trùng roi..
Gây bệnh ở động vật
Cầu trùng, trùng bào tử...
Gây bệnh ở người
Trùng roi máu,trùng sốt rét, trùng kiết lỵ...
Có ý nghĩa về địa chất
Trùng lỗ
4. Kiểm tra đánh giá:
- Sử dụng câu hỏi sau bài học.
-HS làm bài tập sau:
ĐVNS có những đặc điểm nào?
Cơ thể có cấu tạo phức tạp.
Cơ thể gồm một tế bào.
Sinh sản vô tính, hữu tính đơn giản.
Có cơ quan di chuyển chuyên hoá.
Tổng hợp được chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
Sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.
Di chuyển nhờ roi , lông bơi hay chân giả.
 5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài trả lời câu hỏi sau bài học.
	- Làm mô hình ĐVNS: Dùng tờ bìa cứng cắt thành hình dạng của một ĐVNS , vé và sơn màu các bộ phận của chúng.
	- Đọc mục em có biết.
	- Kẻ trước bảng liệt kê.
* Thông tin bổ sung: 
- Có khoảng 1/5 số loài ĐVNS sống ký sinh và gây bệnh cho người.
+ Ở Châu Phi có loài trùng roi sống ký sinh trong máu gây bệnh “ Ngủ li bì” ( Gây buồn ngủ rồi chết trong giấc ngủ. Do do một loài ruồi Tsê – Tsê truyền.
+ Một số loài ĐVNS sống ký sinh trong nội quan tằm gây bệnh Tằm gai( tầm gai).
+ Gây bệnh ỉa chảy ở ong
+ Cầu trung sống trong ruột của thỏ gây bệnh .
- Trong rụôt mối có loài trùng roi sống cộng sinh ( Trichonympha) chúng tiết ra enzim xenluloza phân huỷ xenlulozơ trong gỗ thành axetat và các sản phẩm khác. Mối oxi hoá axetat để sinh trưởng. Mối non thường ăn phân hay cắn hậu môn của mối trưởng thành để lấy vào loài trùng roi này.
- Ở vùng ven biển nước ta ở vưng cửa sông Đáy ( Miền Bắc Việt Nam) vào mùa hè thường gặp hiện tượng nước biển phát sáng vào ban đêm khi ta động vào nước. Theo nhà bác học Mĩ Newtơn Havey đó là hiện tượng phát quang sinh học ( Bioluminary) do chất luciferin + Oxi do enzim Lucyfelaza gây ra. Chất này có trong cơ thể một loài động vật nguyên sinh có tên là trung đom đóm.
Tuần: 4
Tiết: 8
Chương II: NGÀNH RUỘT KHOANG
Bài 8: 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức:
	- HS nêu được đặc điểm hình dạng , cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức đại diện cho ngành ruột khoang và là động vật đa bào đầu tiên.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm kiến thức.
	- Kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng hoạt động nhóm.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- Tranh cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thuỷ tức.
	- HS kẻ bảng 1 vào vở.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Ổn định trật tự. ( Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp) 1 phút
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu một số đặc điểm chung của độgn vật nguyên sinh?.
	- Trình bày vai trò của động vật nguyên sinh?
	3. Các hoạt động dạy - học:
	* Vào bài: Ruột khoang là một trong các ngành động vật đa bào bậc thấp, có cơ thể đối xứng toả tròn. Có một số đại diện thường gặp là: Thuỷ tức, sứa, hải quỳ, san hô...
	* Phát triển bài:
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Đông Của Trò
Nội Dung Bài Mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng ngoài và di chuyển của thuỷ tức.
- Treo tranh hình dạng ngoài của thuỷ tức.
- Gọi HS lên mô tả hình dạnh ngoài.
- Treo sơ đồ hình 8.2.
- Mô tả các kiểu di chuyển của thuỷ tức.
èQuan sát tranh, đọc thông tin về cấu tạo ngoài của thuỷ tức.
èCơ thể hình trụ, ở dưới là đế bám, phần trên là lỗ miệng xung quanh lỗ miệng có các tua miệng.
èQuan sát các kiểu di chuyển của thuỷ tức.
èSâu đo,lộn đầu, có thể bơi trong nước.
I/ Hình dạng ngoài và di chuyển của thuỷ tức.
- Cấu tạo ngoài: Cơ thể hình trụ, ở dưới là đế bám, phần trên là lỗ miệng xung quanh lỗ miệng có các tua miệng.
- Di chuyển:Kiểu Sâu đo, lộn đầu, hay có thể bơi trong nước.
Hoạt động2: Tìm hiểu cấu tạo trong của thuỷ tức.
- Treo tranh cấu tạo trong của thuỷ tức.
- Gọi HS lên xác định vị trí của các loại tế bào.
- Lớp ngoài có các tế bào nào và chức năng của chúng?
- Lớp trong có các tế bào nào và chức năng của chúng?
( Tế bào thần kinh nằm trong tầng keo mỏng giữa hai lớp tế bào : điều khiển hoạt động của cơ thể.)
- Thông báo: Lớp trong còn có tế bào tuyến nằm xen kẽ các tế bào mô cơ tiêu hoá. Có chức năng tiết men tiêu hoá ngoại bào tuy còn đơn giản.
èQuan sát cấu tạo trong đọc thông tin về từng loại tế bào và xác định tên của từng loại tế bào đó.
èLên xác định vị trí của 5 loại tế bào.
èTế bào mô bì cơ: che chở và giúp cơ thể co, giãn.
Tế bào gai: Tự vệ và tấn công.
èTế bào mô cơ tiêu hoá: tiêu hoá thức ăn.
Tế bào sinh sản: sinh sản.
( bắt đầu có hình thức chuyển tiếp giữa tiêu hoá nội bào sang tiêu háo ngoại bào)
II/ Cấu tạo trong của thuỷ tức.
Thành cơ thểû gồm 2 lớp tế bào ở giữa là tầng keo mỏng.
Gồm 5 loịa tế bào:
+ Tế bào mô bì cơ: che chở và giúp cơ thể co, giãn.
+ Tế bào gai: Tự vệ và tấn công.
+ Tế bào mô cơ tiêu hoá: tiêu hoá thức ăn.
+ Tế bào sinh sản: sinh sản.
+ Tế bào thần kinh: điều khiển hoạt động của cơ thể
Hoạt động3: Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng.
- Cho HS nghiên cứu thông tin để trả lời các câu hỏi sau:
+ Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
+ Nhờ loại tế bào nào mà thuỷ tức bắt mồi dễ dàng?
+ Nhờ loại tế báo nào để tiêu hoá mồi?
+ Thải bã bằng cách nào?
èNghiên cứu thông tin 
èNhờ tua miệng.
èTế bào gai
èTế bào mô cơ tiêu háo.
èQua lỗ miệng
III/ HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG.
-Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng.
Tiêu hoá mồi bằng tế bào mô cơ tiêu hoá.
Thải bã qua lỗ miệng.
- Trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.
Hoạt động 4: tìm hiểu các hình thức sinh sản
-yêu cầu HS quan sát tranh " sinh sản của thuỷ tức" 
-Thuỷ tức có các hình thức sinh sản nào?
Thông báo về hình thức sinh sản " tái sinh" gọi là " Hyđra" tên của một con quỷ trong truyện thần thoại Hy lạp.
Vì do thuỷ tức còn chưa có tế bào chuyên hoá.
èQuan sát tranh và đọc thông tin về kiểu sinh sản mọc chồi và hình thúc sinh sản hữu tính.
èSinh sản hữu tính, mọc chồi và tái sinh.
HS liên tưởng đến câu chuyện cổ Hy Lạp " Hec Quyn"
IV/ SINH SẢN:
- Sinh sản hữu tính bằng các hình thành tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
- Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi hay tái sinh.
4. Kiểm tra đánh giá:
- GV treo tranh về thuỷ tức yêu cầu HS mô tả hgình dạng ngoài.
- Cho HS lên gắn tờ rơi về cấu tạo và chức năng của từng loại tế bào trên hình vẽ cấu taoh trong của thuỷ tức.
- GV cho HS làm bài tập:
Đánh dấu X vào các câu trả lời đúng về đặc điểm của thuỷ tức.
Cơ thể đối xứng hai bên.
Cơ thể đối xứng toả tròn.
Bơi rất nhanh trong nước.
Thành cơ thể có hai lớp tế bào.
Thành cơ thể có 3 lớp tế bào.
Cơ thể đã có lỗ miệng và lỗ hậu môn.
Sống bám vào các vật khác ở nước nhờ đế bám.
Có lỗ miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài trả lời câu hỏi sau bài học.
	- Đọc phần em có biết.
	- Kẻ trước bảng liệt kê., tìm hiểu thông tin về sứa, mang bộ xương san hô.
* Bài tập vận dụng:
1. Giải thích hiện tượng: Tại sao con thuỷ tức nhỏ hơn con rận nước nhưng lại nuốt chửng được nó?
2. Hoàn thành bảng liệt kê sau:
Stt 
Loại tế bào
Vị trí
Cấu tạo
Chức năng
1
2
3
4
5
* Thông tin bổ sung: 
 + Một số thuỷ vực thường có thuỷ tức sống:
Nước phải tĩnh, sạch, trong.
Có nhiều giáp xác nhỏ sống( Có nhiều chấm nhỏ màu trắng di động)
Nước phải có nhiều cây thuỷ sinh nhất là cây bèo tấm.
+ Khi thu mẫu và quan sát cắt cả cây thuỷ sinh cho vào cốc nước thuỷ tinh để im lặng rồi quan sát.
- Khả năng tái sinh ( Phân mảnh) chỉ cần 1/200 cơ thể là có thể tái sinh thành một cơ thể thuỷ tức mới.
- Từ Hylạp gọi thuỷ tức là Hydra là tên của một con quỷ dữ đã chạm trán với thần Hecquyn. Khi bị thần Hecquyn chém đầu, con quỷ này lập tức mọc lên hai cái đầu mới ( Giống với hình thức tái sinh của con thuỷ tức)
Ngày ....tháng....năm..........
	 Duyệt của TCM 
Tuần:5
Tiết: 9
Bài : 9 
I/ MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS chỉ rõ được đa dạng của ngành ruột khoang được thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể và di chuyển.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng quan sát phân tích tổng hợp.
	- Kỹ năng hoạt động theo nhóm.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh, hình trong sgk.
	- Sưu tầm tranh ảnh về sứa, hải quỳ, san hô, bộ xương san hô.
	- Kẻ phiếu học tập.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Ổn định trật tự. ( Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp) 1 phút
	2. Kiểm tra bài cũ.
	- Mô tả cấu tạo ngoài và cách di chuyển của thuỷ tức.
	- Cơ thể thuỷ tức có những loại tế bào nào và chức năng của từng loại tế bào đó?
	- Nêu các hình thức sinh sản của thuỷ tức?
	3. Các hoạt động dạy-học:
	* Vào bài:Ngành ruột khoang có khoảng 10 ngàn loài. Trừ số nhỏ sống ở nước ngọt như thuỷ tức còn hầu hết sống ở biển. Các đại diện thường gặp như: Sứa, hải quỳ, san hô...
	* Phát triển bài:
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Đông Của Tro

File đính kèm:

  • docga sh 7 2008.doc