Giáo án Sinh học 6 (nâng cao)

I. Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật.

1,Các dạng nước trong cây và vai trò của nó : 2 dạng

- Nước tự do

- Nước liên kết: là một chỉ tiêu đánh giá tính chịu nóng và chịu hạn của cây.

2, Nhu cầu nước đối với thực vật :

- Nước ảnh hưởng đến QT sinh trưởng phát triển của cây, thiếu nước 1 lượng lớn và kéo dài, cây có thể chết.

-Vì Nước đảm bảo độ bền vững của các cấu trúc trong cơ thể, nước là dung hòa tan được chất trong cơ thể, sự thoát hơi nước vừa có tác dụng điều hòa nhiệt của cơ thể lại vừa giúp cho sự xâm nhập tốt CO2 từ không khí vào lá ,cung cấp cho quá trình QH

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 (nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa học nhờ enzim và HCl
- Ruột tiếp tục tiêu hóa nhờ dịch tụy, dịch mật và dịch ruột biến đổi thnàh chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ tại ruột non.
- Ruột ĐV ăn TV dài hơn ruột ĐV ăn thịt và ăn tạp ,do thức ăn của D8V ăn TV ít chất dinh dưỡng và khó tiêu hơn.
3. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng
a.Bề mặt hấp thụ của ruột.
- Vai trò của ruột là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ thức ăn.
- Bề mặt hấp thụ của ruột lớn do 3 cấp độ cấu tạo :
+ Nếp gấp của niêm mạc 
+ Lông ruột nhiều 
+ Mỗi tế bào lông ruột có các lông cực nhỏ. 
b. Cơ chế hấp thụ 
- Theo cơ chế thụ động và chủ động.
- Các chất hấp thụ được vận chuyển theo đường máu và bạch huyết.
==================================
 BÀI 16 : TIÊU HÓA 
IV. Tiêu hóa ở ĐV ăn thực vật
1.Biến đổi cơ học : được thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.
a) Ở động vật nhai lại :
Trâu,bò,cừu,dê,hươu,nai…lúc ăn chúng chỉ nhai qua loa rồi nuốt ngay xuống dạ cỏ sau đó mới ợ lên nhai lại.
b)Ở động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm
(thỏ,chuột) chúng nhai kĩ hơn ĐV nhai lại .
c)Gà và các loại chim ăn hạt : lớp cơ dày ,khỏe và chắc của mề co bóp,chà sát thức ăn đã làm mềm bởi dịch tiết ra ở diều.Trong diều không có dịch tiêu hóa mà chỉ có dịch nhày để làm trơn và mềm thức ăn,giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng ở phần sau của ống tiêu hóa.
2.Biến đổi hóa học và biến đổi sinh học:
a)Ở ĐV nhai lại :
- Dạ dày ở ĐV nhai lại chia làm 4 ngăn:dạ cỏ,tổ ong,dạ lá sách,dạ múi khế (dạ dày chính thức)
-Thức ăn ( cỏ ,rơm….) được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ là ngăn lớn nhất.Khi dạ dày đã đầy,thức ăn được ợ lên miệng nhai lại.
- Chính thời gian thức ăn lưu lại tại dạ dày cỏ đã tạo điều kiện cho hệ VSV ở đây phát triển mạnh gây ra sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ.
-Thức ăn sau khi được nhai kĩ với lượng lớn VSVsẽ chuyển qua dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế.Ở đây thức ăn cùng với VSV chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị.Chính VSV là nguồn cung cấp phần lớn prôtein cho nhu cầu cơ thể vật chủ.
- Như vậy quá trình tiêu hóa ở dạ dày của ĐV nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học,tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột.
b)Ở các ĐV có dạ dày đơn : quá trình biến đổi sinh học diễn ra ở ruột tịt 
( mang tràng).Ruột tịt chứa một lượng VSV rất lớn.
c)Ở chim và gia cầm :
- Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề)
+ Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa
+ Lớp cơ của dạ dày cơ khỏe và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hóa
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT 
I.Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật
1.Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
- ĐV đơn bào và đa bào bậc thấp(giun tròn ,giun dẹp giun đốt và ruột khoang)TĐK thực hiện trực tiếp qua màng tế bào . 
2. Trao đổi khí qua mang
- Các ĐV dưới nước như :Tôm, cua cá…trao đổi khí qua mang .
- Ôxy hòa tan trong nước khuếch tán vào máu và CO2 từ máu chảy qua mang ra ngoài .
- Nhờ cơ quan tham gia vào hô hấp.
 3.Sự trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
- Ở sâu bọ :Sự lưu thống khí qua phổi nhờ cơ hô hấp co giãn .
- Ở chim: Phổi nằm sát vào hốc sườn không thay đổi thể tích .Sư lưu thông khí phổi được thực hiện nhờ co giãn của hệ thống túi khí thông trong phổi diễn ra liên tục .Đảm bảo không có khí đọng trong phổi.
4.Trao đổi khí ở các phế nang(Trong phổi )
- Đa số ĐV trên cạn và một số ĐV ở nước như : rắn nước,ba ba ,cá heo ,cá voi …
II.Sự vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể.
- Sự vận chuyển O2 và CO2 trong cơ thể được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
- Ôxy hít vào phổi (mang) được khuếch tán vào máu .
O2 + Hb (sắc tố hô hấp ) → tế bào 
CO2 (tế bào ) → vào máu
TUẦN HOÀN
I.Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn.
1.Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn
- Các tế bào của cơ thể đơn bào hoặc đa bào bậc thấp trao đổi chất trực tiếp với MT bên ngoài 
2.Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn
- Các tế bào trong cơ thể đa bào bậc cao tiếp nhận các chất cần thiết từ máu và dịch mô bao quanh tế bào 
- Đồng thời chuyển các sản phẩm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài ,nhờ hoạt động của tim và hệ mạch.
3.Tiến hóa của hệ tuần hoàn 
II. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
- Thành phần quan trọng của hệ tuần hoàn là tim và các mạch 
- Hệ tuần hoàn có 2 loại :Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
1.Hệ tuần hoàn hở.
a.Cấu tạo:
- Ở đa số thân mềm và chân khớp .
Tim đơn giản ,khi tim co bóp máu với 1 áp lực thấp vào xoay cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất ,sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên thành tim để trở về tim.
- Giữa mạch đi từ tim và các mạch đến tim không có mạch nối ,đảm bảo cho dòng dịch di chuyển dễ dàng mặc dù với áp suất thấp.
b.Chức năng:
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất khí và các sản phẩm hoạt động sống của tế bào.
- Ở sâu bọ vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết 
2. Hệ tuần hoàn kín.
- Có ở giun đốt ,mực ống ,bạch tuộc và ĐV có xương sống .
- Máu được vận chuyển trong hệ thống kín : tim và hệ mạch .
- Các mạch xuất phát từ tim được nối với các mạch đưa máu trở về tim bằng các mao mạch ,máu không trực tiếp, tiếp xúc với tế bào mà thông qua dịch mô.
- Ở ĐV có xương sống cón có mạch bạch huyết .
- Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo 1 chiều hướng nhất định nhờ các van tim.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch 
1. Hoạt động của tim: 
a) Cơ tim hoạt động theo quy luật “ Tất cả hoặc không có gì”
- Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng → cơ tim hoàn toàn không co bóp.
- Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng → cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
-Khi kích thích ở cường độ trên ngưỡng →cơ tim không co mạnh hơn nữa.
b) Cơ tim có khả năng hoạt động tự động
-Tim ở người ,ĐV khi cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhành nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và O2 với nhiệt độ thích hợp.
- Hoạt động của tim có tính tự động, do trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi lả hệ dẫn truyền tim.
* Hệ dẫn truyền tim :
+ Nút xoang nhĩ tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó Hits → mạng Puôc-kin phân bố trong hai thành tâm thất → làm các tâm nhĩ,tâm thất co.
c)Tim hoạt động theo chu kỳ:
-Tim co dãn nhịp nhành theo chu kỳ : Pha co dãn tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung,chu kì cứ thế diễn ra liên tục (hình 19.2)
- Nêu ví dụ nhịp tim ở người và ở một số động vật theo bảng 19.2 trang 76.
Hoạt động của cơ tim
-Cơ tim hoạt động theo quy luật “ Tất cả hoặc không có gì”.
-Cơ tim hoạt động tự động ( Không theo ý muốn )
-Cơ tim hoạt động theo chu kỳ ( Có thời gian nghỉ đủ để đảm bảo sự phục hồi khả năng hoạt động do thời gian trơ tuyệt đối dài)
Hoạt động của cơ xương
-Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích thích (sau khi kích thích đã tới ngưỡng)
- Cơ vân hoạt động theo ý muốn
-Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích co thời kỳ trơ tuyệt đối ngắn.
2. Hoạt động của hệ mạch : 
-Hệ mạch gồm các động mạch ,tĩnh mạch,nối với nhau qua mao mạch .
a.Huyết áp : Là áp lực máu do tim co, tống máu vào các động mạch →huyết áp động mạch .
- Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng co tim .
- Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim giãn .
- Tim đập nhanh và mạnh → huyết áp tăng hạ 
- Tim đập chậm và yếu → huyết áp hạ.
- Càng xa tim huyết áp càng giảm . 
- Huyết áp cực đại quá 150mmHg và kéo dài → huyết áp cao 
- Huyết áp cực đại thường dưới 80mmHg và kéo dài → huyết áp thấp.
b.Vận tốc máu : 
- Phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch .
- Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại).
- Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch → đảm bảo cho sự trao đổi giữa máu và tế bào.
II. Điều hào hoạt động tim – mạch 
1.Điều hòa hoạt động tim:
-Hệ dẫn truyền tự động của tim
-Trung ương giao cảm→làm tăng nhịp và sức co tim.
-Dây đối giao cảm→làm giảm nhịp và sức co tim (tim đập chậm và yếu)
2.Sự điều hòa hoạt động hệ mạch:
-Nhánh giao cảm→co thắt mạch ở những nơi cần ít máu.
- Nhánh đối giao cảm→dãn nở mạch ở những nơi cần nhiều máu.
3.Phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch:
- Các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thu quan hóa học – nằm ở cung động mạch và xoang động mạch cổ → Sợi hướng tâm→ trung khu vận hành mạch trong hành tủy→ Điều chỉnh áp suất và vận tốc máu.
* Khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng → tim đập nhanh và mạnh,mạch co lại→áp lực máu tăng→máu chảy mạnh.
* Khi lượng máu cungc ấp cho não không đủ → tăng cường hoạt động của tim và co mạch ở các khu vực không hoạt động → dồn máu cho não.
BÀI 20 CÂN BẰNG NỘI MÔI
I.Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi 
1.Khái niệm : các hệ thống sống dù ở mức độ nào cũng chỉ tồn tại và phát triển khi MT bên trong luôn duy trì được sự cân bằng và ổn định gọi là nội cân bằng .
2.Ý nghĩa :cân bằng nội môi để :
- Duy trì áp suất thâm thấu 
- Huyết áp và độ pH của MT bên trong ổn định 
- Đảm bảo sự tồn tại và thực hiện được chức năng của các tế bào cơ thể.
II. Cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi.
1.Cân bằng áp suất thẩm thấu:
a.Vai trò của thận trong sự điều hòa nước và muối khoáng :
- Điều hòa lượng nước : phụ thuộc vào 2 yếu tố áp suất thẩm thấu ,huyết áp .
- Điều hòa lượng nước lấy vào :
- Cảm giác khát xảy ra khi áp suất thẩm thấu tăng ,huyết áp giảm ,khối lượng nước trong cơ thể giảm sẽ kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước nằm ở vùng dưới đồi thị gây cảm giác khát.
- Điều hòa lượng nước thải ra : (chủ yếu do thận )
- Khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm đi áp suất thẩm thấu và tăng huyết áp làm tăng bài tiết nước tiểu ,giúp cân bằng nước trong cơ thể. 
- Điều hòa muối khoáng là điều hòa lượng Na+ trong máu .
- Khi hàm lượng Na+ giảm ,hoóc môn Anđôstêron của vỏ tuyến trên (thượng) thận sẽ tiết ra ,có tác dụng tăng khả năng tái hấp thụ Na+ của các ống thận .
- Khi hàm lượng NaCl được lấy vào quá nhiều ,áp suất thẩm thấu tăng gây khát ,uống nhiều nước.
- Lượng n

File đính kèm:

  • docsinh hoc 6 nang caodanh cho gv.doc
Giáo án liên quan