Giáo án Sinh học 6 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu:

 1/ Kiến thức:

 -Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh,tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh

 -Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính

 -Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh

 2.Kỹ năng: Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, kỹ năng quan sát nhận biết, vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống.

 3.Thái độ:Yêu thích, khám phá thiên nhiên.

II/ Chuẩn bị:

 1/ Gv: Tranh vẽ hình 31.1 sgk

 2/ Hs: Ôn lại các bộ phận của hoa và thụ phấn.

III/ Tiến trình:

 1/ Ổn định: KTSS (1’)

 2/ KTBC:

 3/ Bài mới:

* Vào bài:(1’)

Tiếp theo thụ phấn là thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả. Vậy thụ tinh là gì? Sau khi thụ tinh thì bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả, bộ phận nào phát triển thành hạt.

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nảy mầm của hạt phấn: (12’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

-Cho hsinh đọc thông tin SGK treo hình vẽ 31.1 SGK và trả lời câu hỏi : mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn ?

Gv Chốt lại

-cho học sinh chỉ trên hình vẽ nêu hiện tượng nảy mầm của hạt phấn Hs Đọc thông tin sgk quansát tranh vẽ và trả lời câu hỏi

+Hạt phấn hút chất nhầy trương lên thành ống phấn

+Tế bào sinh dục đực di chuyển đến dầu ống phấn

+Ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào bầu nhuỵ I/ Nảy mầm của hạt phấn

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng thụ tinh: (13’)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

 

Gv Cho học sinh đọc thông tin sgk và quan sát tranh vẽ hình 31.1 và trả lời các câu hỏi sau:

+Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa?

+Sự thụ tinh là gì?

 

 

+Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính

-Giáo viên chốt lại vấn đề.

Hs Đọc thông tin SGK quan sát tranh vẽ hình 31.1 và thảo luận 4 phút trả lời câu hỏi sau

+Sự thụ tinh xảy ra ở noãn

 

+Thụ tinh là sự kết hợp tế bào sinh dục đục và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử

+Vì có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đục và tế bào sinh dục cái

Hs Chú ý theo dõi

 

doc126 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Học kỳ I - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thí nghiệm của bạn Tuấn.
- HS quan sát hình theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc lệnh trang 55 SGK → HS thảo luận nhóm (4’) hoàn thành lệnh và cử đại diện nhóm trình bày.
+ Khi bóc vỏ là bóc luôn cả mạch rây. Vì vậy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to 
+ Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ.
+ Nhân dân ta thường chiết cành để nhân giống cây ăn quả nhanh nhất.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời: Không. Vì chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý, ghi nhớ.
- HS lắng nghe ghi vào.
Gọi HS đọc khung màu hồng.
2. Vận chuyển chất hữu cơ:
Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
4. Củng cố: (4’)
- Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.
- Mạch rây có chức năng gì ?
5. Dặn dò: (2’)Về học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 18 “ Biến dạng của thân”
- Làm bài tập trang 56 SGK.
- Kẻ bảng trang 59 SGK vào vở bài tập.
- Mỗi nhóm đem theo: củ khoai lang mang các chồi ; củ gừng ; củ dong ta.
Ngày soạn: 24/09/2010
Ngày dạy: 11/10/2010
Tuần 9
Tiết 18
Bài 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN 
I. Mục tiêu.
 	1. Kiến thức:
- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh.
- Cho được ví dụ về các loại thân biến dạng.
- Vận dụng kiến thức đã học nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên. 
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát mẫu vật, nhận biết kiến thức qua quan sát so sánh.
	3.Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học, yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị.
 1. GV:
- Tranh phóng to hình 18.1“Một số loại thân biến dạng” trang 57 SGK.
- Bảng phụ có nội dung bảng trang 59 SGK.
- Cây xương rồng 3 cạnh và que nhọn.
 2. HS: Xem trước bài 18 “Biến dạng của thân”
- Kẻ bảng trang 59 SGK vào vở bài tập.
- Mỗi nhóm đem theo: củ khoai lang mang các chồi; củ gừng; củ dong ta.
III. Tiến trình.
 1. Ổn định: KTSS (1’)
2. KTBC: (4’) Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng. Mạch rây có chức năng gì?
 3. Bài mới.
 * Vào bài: (2’) Thân cũng có những biến dạng giống rễ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được một số loại thân biến dạng và chức năng của chúng. Chúng ta sang bài 18 “Biến dạng của thân”
Hoạt động 1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng: (18’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
a. Trong nhóm, các em đặt các loại củ lại với nhau:
- GV treo tranh phóng to hình 18.1 “ Một số loại thân biến dạng” trang 57 SGK.
Hình 18.1. Một số loại thân biến dạng
- GV gọi HS đọc ‚ trang 58 SGK → Yêu cầu các nhóm quan sát mẫu vật kết hợp với hình 18.1 SGK thảo luận nhóm (4’) hoàn thành ‚ trang 58 SGK và cữ đại diện nhóm trình bày.
 + Quan sát các loại củ, tìm những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân.
+ Kiểm tra các loại củ và phân loại chúng thành các nhóm dựa trên vị trí của nó so với mặt đất, hình dạng các củ.
+ Quan sát củ dong ta, củ gừng. Tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
+ Quan sát củ su hào, củ khoai tây. Ghi lại những điểm giống nhau giữa chúng.
+ Kiểm tra lại bằng cách xem và đối chiếu với hình 18.1.
- GV yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS kể tên một số loại thân biến dạng.
+ Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân củ đối với cây?
+ Kể tên một số cây thuộc loại thân củ và công dụng của chúng?
+ Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ đối với cây?
+ Kể tên một số cây thuộc loại thân rễ và công dụng của chúng?
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
b.Quan sát cây xương rồng 3 cạnh, chú ý đặc điểm của thân, gai ?
- GV treo tranh phóng to hình 18.2 “ Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng 3 cạnh” trang 58 SGK → Yêu cầu HS quan sát cây xương rồng 3 cạnh, chú ý đặc điểm của thân, gai ?
Hình 18.2 Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng 3 cạnh
- GV đặt cây xương rồng 3 cạnh và que nhọn lên bàn → Yêu cầu HS lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng 3 cạnh (H.18.2). Nhận xét?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) hoàn thành lệnh trang 58 SGK và cử đại diện nhóm trình bày.
+ Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì 
+ Kể tên một số cây mọng nước mà em biết.
- GV yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV nêu câu hỏi để đi đến tiểu kết: Kể tên 1 số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức cho HS ghi.
- HS mang mẫu vật (khoai tây, dong ta, gừng, nghe, củ khoai lang) đặt lên bàn cho GV kiểm tra.
- HS quan sát hình.
Hình 18.1. Một số loại thân biến dạng
- HS đọc ‚ trang 58 SGK → Các nhóm quan sát mẫu vật kết hợp với hình 18.1 SGK thảo luận nhóm (4’) hoàn thành ‚ trang 58 SGK và cử đại diện nhóm trình bày.
+ Những đặc điểm chứng tỏ chúng là thân: có chồi ngọn, chồi nách, lá.
+ Phân loại chúng thành nhóm (dựa trên chức năng: đều chứa chất dự trữ; hình dạng: như củ, như rễ; vị trí: trên mặt đất, dưới mặt đất).
+ Giống nhau: 
 – Có chồi ngọn, chồi nách, lá ® là thân. 
 – Đều phình to → chứa chất dự trữ. 
+ Khác nhau : dạng rễ
– Củ gừng, dong: có hình dạng giống rễ.
Vị trí : dưới mặt đất → thân rễ.
– Củ su hào: hình dạng to, tròn.
 Vị trí : trên mặt đất → thân củ.
– Củ khoai tây: dạng tròn, to. 
Vị trí : dưới mặt đất → thân củ.
+ Quan sát lại hình kiểm tra lại.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS kể: thân củ, thân rễ.
+ Thân củ phình to → chứa chất dự trữ. 
+ Cà rốt, củ cải → làm thực phẩm.
+ Thân rễ phình to → dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
+ Cây dong giềng, cây nghệ → làm thực phẩm.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình chú ý đặc điểm của thân, gai.
- HS nhận cây xương rồng 3 cạnh và que nhọn → lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng 3 cạnh (H.18.2).
Nhận xét: Thấy có nước chảy ra.
- HS thảo luận nhóm (3’) hoàn thành lệnh trang 58 SGK và cử đại diện nhóm trình bày.
+ Dự trữ nước cho cây.
+ Họ Thuốc bỏng: Cây sừng hươu, cây trường sinh lá to, cây trường sinh lá tròn; Họ hoa môi: cây húng chanh (cả thân và lá đều mọng nước)
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý, ghi nhớ.
- HS trả lời: Một số loại thân biến dạng, làm chức năng khác của cây như thân củ (khoai tây, su hào), thân rễ (dong, nghệ, gừng, riềng) chứa chất dự trữ dùng khi ra hoa, kết quả; thân mọng nước dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng:
Một số loại thân biến dạng, làm chức năng khác của cây như thân củ (khoai tây, su hào), thân rễ (dong, nghệ, gừng, riềng) chứa chất dự trữ dùng khi ra hoa, kết quả 
Thân mọng nước dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn.
Hoạt động 2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng ( 14’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV treo bảng trang 59 SGK → Yêu cầu HS đọc và hoàn thành ‚ trang 59 SGK 
‚ Hãy liệt kê những đặc điểm của các loại thân biến dạng mà em biết vào bảng dưới đây, chọn những từ sau để gọi đúng tên những thân biến dạng đó : thân củ, thân rễ, thân mọng nước :
- HS đọc và hoàn thành ‚ trang 59 SGK 
2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng .
STT
Tên vật mẫu
Đặc điểm của thân biến dạng
Chức năng đối với cây
Tên thân biến dạng
1
Củ su hào
2
Củ khoai tây
3
Củ gừng
4
Củ dong ta
(hoàng tinh)
5
Xương rồng
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và đưa ra đáp án đúng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý, ghi nhớ.
STT
Tên vật mẫu
Đặc điểm của thân biến dạng
Chức năng đối với cây
Tên thân biến dạng
1
Củ su hào
Thân củ nằm trên mặt đất
Chứa chất dự trữ
Thân củ
2
Củ khoai tây
Thân củ nằm dưới mặt đất
Chứa chất dự trữ
Thân củ
3
Củ gừng
Thân rễ nằm dưới mặt đất
Chứa chất dự trữ
Thân rễ
4
Củ dong ta
Thân rễ nằm dưới mặt đất
Chứa chất dự trữ
Thân rễ
5
Xương rồng
Thân mọng nước
Dự trữ nước
Thân mọng nước
- GV nêu câu hỏi: Hãy trình bày đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức cho HS ghi.
- HS:
+ Thân củ phình to nằm trên mặt đất (nằm dưới mặt đất) → Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
+ Thân rễ phình to nằm dưới mặt đất → Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
+ Thân mọng nước có gai → Dự trữ nước và quang hợp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý, ghi bài.
 Gọi HS đọc khung màu hồng.
 - Thân củ phình to nằm trên mặt đất (nằm dưới mặt đất) → Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
 - Thân rễ phình to nằm dưới mặt đất → Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
 - Thân mọng nước có gai → Dự trữ nước và quang hợp.
4. Củng cố (4’)
- Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa các củ : dong ta, khoai tây, su hào.
- Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
- Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?
5. Dặn dò (2’)
- Về học bài – Trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trang 60 SGK.
- Đọc mục “ Em có biết” trang 60 SGK.
- Về ôn lại các bài trong chương 1, 2, 3 để tiết sau ôn tập.
Tuần 10
Tiết 19
Ngày soạn: 01/10/2010
Ngày dạy: 12/10/2010
 ÔN TẬP CHƯƠNG I, II, III
I. Mục tiêu.
 	1. Kiến thức:
- Hệ thống lại các kiến thức đã học từ chương 1 - 3 nhằm chuẩn bị cho buổi kiểm tra giữa học kì. 
- So sánh được cấu tạo của thân non với miền hút của rễ.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế. 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, vẽ hình.
3.Thái độ : Có ý thức học tập.
II. Chuẩn bị.
1. GV: câu hỏi, bài tập, tranh cấu tạo thân non, mô hình rễ (miền hút).
2. HS: Ôn lại các bài trong chương 1, 2, 3.
III. Tiến trình.
1. Ổn định: KTSS (1’)
2. KTBC: (4’)
 - Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa các củ : dong ta, khoai tây, su hào.
 - Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
 - Cây xương rồng có

File đính kèm:

  • docua cai gi day.doc