Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 69, Bài 53: Tham quan thiên nhiên (Tiết 2)

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 - Tìm hiểu đặc điểm môi trường từng nơi tham quan.

 - Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối quan hệ giữa thực vật với môi trường.

b. Kĩ năng:

- Quan sát và thu thập vật mẫu ( chú ý vấn đề bảo vệ môi trường ).

- KNS: Kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập, quan sát, phân tích thông tin từ thực tế.

c. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.

- Giáo dục ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Giáo dục tinh thần học tập, tự giác tìm hiểu củng cố và mở rộng kiến thức.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Chuẩn bị địa điểm tham quan thiên nhiên (GV trực tiếp đi tìm địa điểm ).

 - Dự kiến phân công nhóm nhóm trưởng .

b. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Ôn tập kiến thức về đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, đặc điểm các nhóm, các ngành thực vật.

- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm như SGK tr. 173, 174

- Kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK tr. 173

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 69, Bài 53: Tham quan thiên nhiên (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
30/04/2012
Ngày giảng:
Sinh
6
A
69
#N/A
Sinh
6
B
69
#N/A
Sinh
6
C
69
#N/A
Sinh
6
D
69
#N/A
Sinh
6
E
69
#N/A
Tiết 69 Bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN (tiết 2)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
 - Tìm hiểu đặc điểm môi trường từng nơi tham quan.
 - Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối quan hệ giữa thực vật với môi trường.
b. Kĩ năng:
- Quan sát và thu thập vật mẫu ( chú ý vấn đề bảo vệ môi trường ).
- KNS: Kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập, quan sát, phân tích thông tin từ thực tế.
c. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Giáo dục tinh thần học tập, tự giác tìm hiểu củng cố và mở rộng kiến thức.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Chuẩn bị địa điểm tham quan thiên nhiên (GV trực tiếp đi tìm địa điểm ).
 - Dự kiến phân công nhóm nhóm trưởng .
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Ôn tập kiến thức về đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản, đặc điểm các nhóm, các ngành thực vật. 
- Chuẩn bị dụng cụ theo nhóm như SGK tr. 173, 174
- Kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK tr. 173
3. Tiến trình bài dạy 
a. Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)
b. Giảng bài mới. (43’) 
 *Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Hôm nay chúng ta tiếp tục quan sát nghiên cứu các nhóm thực vật từ đơn giản đến phức tạp, nhưng chúng ta chưa quan sát chúng trong thiên nhiên, chưa biết chúng phân bố như thế nào và thích nghi ra sao trong các điều kiện sống cụ thể. Buổi tham quan thiên nhiên hôm nay giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể của môi trường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV phân công nhóm trưởng, dặn dò nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- GV cho học sinh chọn địa điểm quan sát trong khu vục và ghi chép lại những gì quan sát theo nội dung yêu cầy.
-GV: Phân công từng nội dung quan sát cho các nhóm.
-GV: Sau thời gian quan sát, Gv tập trung HS lại. Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả quan sát, giải đáp những thắc mắc của các nhóm. 
-GV: Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có).
- GDMT: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên. Chúng có mối quan hệ mật thiết với giới động vật và con người.
- Nhóm trưởng các nhóm chuẩn bị cho công việc tham quan: Cử người ghi chép, quan sát, thu thập thông tin.
- Các nhóm chọn khu vục quan sát. Và quan sát, ghi chép theo 3 nội dung sau:
+ Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá.
+ QS mối quan hệ giữa TV – ĐV.
+ Nhận xét sự phân bố của TV trong KV tham quan.
- HS quan sát và ghi chép theo nội dung của nhóm.
VD: Học sinh ghi nhận mối quan hệ giữa thực vật với thực vật, thực vật với động vật
+ Hiện tượng cây mọc trên cây: rêu, lưỡi mèo tai chuột
+ Hiện tượng cây bóp cổ: cây si, đa, đề  mọc trên cây gỗ to.
+ Quan sát thực vật sống kí sinh: tầm gửi, dây tơ hồng,
+ Quan sát hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
à Rút ra kết luận về MQH giữa TV-ĐV.
- HS trình bày báo cáo của nhóm (nêu thắc mắc nếu có).
- HS nghe!
1. Quan sát các nội dung tự chọn theo định hướng của giáo viên.
2. Tổng kết buổi san sát thiên nhiên.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
Hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
Tiếp tục chuẩn bị tiết tham gia thiên nhiên thứ 3; 
 	+ Dùng mẫu thu hái được ép làm mẫu cây khô.
+ Cách làm: theo hướng dẫn SGK.
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
.........................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung .
.

File đính kèm:

  • docCopy (69) of T37.doc
Giáo án liên quan