Giáo án Sinh học 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010

 

 

 Bài 3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm chung của thực vật.

- Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

- Yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: tranh ảnh thực vật sống ở nhiều khu vực, môi trường khác nhau.

2. HS: học bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ:

CÂU HỎI ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM

? So sánh vật sống và vật không sống.

( 4đ )

 

 

? Nêu nhiệm vụ của sinh học.( 6đ ) - Vật sống: Cần thức ăn, nước uống,

lớn lên lên và sinh sản ( 2đ ).

- Vật không sống: Không cần thức ăn, không lớn lên ( 2đ ).

Nêu được 3 nhiệm vụ của sinh học, mỗi nhiệm vụ được 2đ.

 

2. Bài mới:

? Kể tên một số loài thực vật mà em biết.

HS: Kể tên

GV: Như vậy thực vật có rất nhiều loài và mỗi loài lại có một đặc điểm riêng. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những điểm chung nhất định. Đó là những đặc điểm nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

3. Trình tự các hoạt động:

Hoạt động của GV- HS Nội dung

* HĐ I: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật

GV: Cho HS quan sát H3.1- 3.4 và yêu cầu HS kể thêm một số thực vật sống ở các miền khí hậu, các dạng địa hình, các môi trường sống khác nhau.

HS: Trả lời.

GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

? Xác định nhũng nơi trên trái đất có TV

sống

? Nơi nào phong phú, nơi nào ít phong phú

? Kể tên một vài loại cây sống ở vùng đó

? Kể tên những cây gỗ to, thân cứng rắn và cây nhỏ, thân mềm yếu

? Kể tên một số cây sống trên mặt nước, theo em chúng có đặc điểm gì khác cây sống trên cạn

? Nhận xét về số loài TV

HS: Thảo luận theo nhóm→ đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV: Chỉnh sửa đáp án.

? Thực vật có nhiều nhưng tại sao con người cần phải bảo vệ chúng

HS: Vì TV đang trên đà cạn kiệt trong những năm qua do sự khai thác quá mức của con người

GV: Giới thực vât dù đa dạng và phong phú đến đâu, nếu không được bảo vệ và phát triển thì cũng sẽ có lúc cạn kiệt. Do đó chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ thực vật

* HĐII: Đặc điểm chung của thực vật

GV: Yêu cầu HS thực hiện lệnh  sgk/11 theo nhóm.

HS: Thảo luận nhóm

GV: Gọi đại diện một nhóm trình bày.

? Nhận xét các hiện tượng sau:

+ Chó bị đánh  sủa

+ Dùng roi quật vào cây → cây vẫn đứng im

+ Đặt cây ở cửa sổ một thời gian cong về phía ánh sáng

Ánh sáng, cây roi là tác động của môi trường.

HS: Thực vật phản ứng chậm trước tác động của môi trường.

? Tại sao sau một thời gian, ngọn cây hướng về phía có ánh sáng.

HS: cây cần ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ.

 cây có tính hướng sáng

GV: Yêu cầu H tự rút ra đặc điểm chung của TV.

HS: Rút ra kết luận. 1.Sự đa dạng và phong phú của thực vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, chúng rất đa dạng và thích nghi với môi trường sống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đặc điểm chung của thực vật

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tự tổng hợp được chất hữu cơ

- Phần lớn không có khả năng di chuyển

- Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài

 

doc153 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rữ
- Lá dự trữ
6
Cây bèo đất
- Trên lá có rất nhiều lông, tuyến tiết chất dính, thu hút và hiêu hóa mồi.
- Bắt và tiêu hoá mồi
- Lá bắt mồi
7
Cây nắp ấm
- Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy. Có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa mồi.
- Bắt và tiêu hoá sâu bọ khi chúng chui vào bình.
- Lá bắt mồi.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá
GV: Yêu cầu HS xem lại bảng ở hoạt động 1, nêu ý nghĩa biến dạng của lá?
GV: gợi ý:
? Nhận xét gì về đặc điểm hình thái của các lá biến dạng so với lá thường
? Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây
HS: Xem lại đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng kết hợp với gợi ý của GV để thấy được ý nghĩa biến dạng của lá-> Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung->rút ra kết luận
2. Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
- Lá của một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau.
3. Củng cố: 
? Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì
? Vì sao lá một số loại xương rồng biến thành gai vậy bộ phận nào của cây đảm nhận chức năng quang hợp
4. Hướng dẫn:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm các mẫu: đoạn rau má, củ khoai lang có mầm, củ gừng, nghệ có mầm, lá cây thuốc bỏng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 15 Tiết: 30 Ngày soạn: 15 – 11 - 2009
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- Học sinh củng cố được kiến thức về sự quang hợp của cây
	- Biết cách trình bày, làm bài tập sinh học.
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng tìm kiếm và sưu tầm mẫu vật 
	- Rèn kĩ năng làm bài tập sinh học.
3. Thái độ
	- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
	- Có ý thức học tập, làm bài tập tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Một số bài tập trong sách bài tập sinh học 6.
	Dụng cụ làm cặp ép cây 
2. HS: Tìm hiểu lại toàn bộ kiến thức đã học về quang hợp
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Trình tự các hoạt động:
* Hoạt động1: Hướng dẫn sưu tầm mẫu vật do sự ảnh hưởng của
các điều kiện tự nhiên đến sự quang hợp của cây
GV: hướng dẫn HS cách chọn mẫu vật do các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quang hợp 
- Sưu tầm lá cây cùng loài nhưng sống ở môi trường có độ ẩm khác nhau
- Sưu tầm lá một số cây sống gần lò gạch và lá cây sống ở xa nơi đó
- Sưu tầm cây mạ gặp rét đậm, rét hạivà cây mạ sống trong điều kiện thời tiết ấm áp
- Lá cây ( lá lốt ) mọc dưới gốc cây và lá cây mọc ven đường hoặc lá cây khác ở những nơi có ánh sáng khác nhau
GV:Hướng dẫn HS làm tập cây ép khô
- Đặt ngay ngắn mẫu lên nửa tờ giấy báo đã gấp đôi , gấp tờ báo lại
- Làm cặp ép cây: Làm bằng những thanh gỗ hoặc thanh tre, nứa đan thành khung mắt cáo (30cm x 45cm). Ghép 2 thanh bằng dây thép
- Dùng dây vải buộc chặt kẹp ép cây . Nén cặp dưới vật nặng rồi dem phơi nắn hoặc sấy cho đén khô 
- Hằng ngày thay giấy báo . Sau 1-2 ngày không nén cặp bằng vật nặng nữa
- Sau khi mẫu cây khô lấy mẫu ra đặt lên tờ bìa dùng kim chỉ hoặc băng dính dính chặt cây vào tờ bìa. Dán nhãn dưới mẫu.
I. Các điều kiện tự nhiên ản hưởng đến quang hợp của cây
1. Sưu tầm mẫu vật do các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quang hợp của cây
* Lá cây do ảnh hưởng của nước đến quang hợp
* Lá cây do ảnh hưởng của hàm lượng khí cacbo nic
* Lá cây do ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ 
* Lá cây do ảnh hưởng của ánh sáng
2. Làm tập ép khô
 Gồm 5 bước
* Hoạt đông 2: Hướng dẫn một số bài tập trong vở BT
GV: Yêu cấu HS thảo luận nhóm các câu hỏi trong vở bài tập 
GV: Phân công các nhóm thảo luận 
Nhóm1, 2 câu 1
nhóm 3, 4 câu 2
nhóm 5, 6 câu 3
HS: trao đổi nhóm -> thống nhất câu trả lời-> cử đại diện trả lời câu hỏi đã thảo luận
GV: Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi -> nhóm khác nhận xét bổ sung
Yêu cầu HS phải trả lời được :
1/ Thân non có chứa lục lạp( diệp lục) nên có thể quang hợp được . Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì thân cây sẽ đảm nhận chức năng quang hợp
2/ Gieo trồng đúng thời vụ cây được phát triển trong điều kiện thời tiết phù hợp sẽ thoả mãn được những đòi hỏi về các điều kiện bên ngoài, giúp cho sự quang hợp của cây
3/ diều đó đúng vì con người và hầu hết các loài động vật trên trái đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí o xi do cây xanh tạo ra
GV: Nhận xét phần thảo luận của các nhóm và đánh giá cho điểm
II. Bài tập.
1/. Thân non có mầu xanh có quang hợp được không ? Vì sao? Cây không coá lá hoặc lá sớm rụng ( xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận?
2/ Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
3/ Không có cây xanh thì không có sự sốngcủa sinh vật hiện nay trên trái đất điều đó có đúng không ? vì sao?
2. Củng cố: GV nhắc lại những yêu cầu cần hoàn thành trong bài 
3. Hướng dẫn:
 - Hoàn thành việc sưu tầm mẫu vật 
 - Tiến hành làm tập mẫu ép khô
 - Mỗi nhóm chuẩn bị:các mẫu vật phục vụ cho bài sau (cây rau má, cây chua me đất, cây lá lốt, củ gừng , củ giềng, củ nghệ ,củ dong ta có chồi, củ khoai lang ,củ khoai tây mọc mầm, lá cây bỏng, lá cây hoa đá có chồi)
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
KẾ HOẠCH CHƯƠNG V SINH SẢN SINH DƯỠNG
MỤC TIÊU
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
DỰ KIẾN KIỂM TRA
SÁCH THAM KHẢO
- Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Cho VD
- NẮm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích được cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
- Hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Biết được những điểm ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
16
31
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
H26.1-26.4 sgk, bảng phụ
Sách giáo viên
32
Sinh sản sinh dưỡng do người
H27.1-27.4 sgk
Kiểm tra miệng
Tuần: 16 Tiết: 31 Ngày soạn: 05 – 12 - 2009
Bài 26 SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích mẫu.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Mẫu vật: Cây rau má, củ gừng có mầm, củ khoai lang, lá bỏng có chồi mọc ra từ mép lá.
 - Bảng phụ.
2. HS: - Nghiên cứu trước bài, chuẩn bị mẫu vật.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Bài mới: Ở một số cây có hoa, rễ thân lá của nó ngòai chức năng nuôi dưỡng cây còn có thể tạo thành cây mới. Vậy những cây mới đó được hình thành như thế nào?
2. Trình tự các hoạt động:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tạo thành một cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
GV: yêu cầu HS quan sát tranh cùng với mẫu vật thật, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
? Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì. Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành một cây mới không. Vì sao.
? Củ gừng để nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới được không. Vì sao.
? Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới được không. Vì sao.
? Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành cây mới được không. Vì sao.
HS: thảo luận theo nhóm, đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
GV: treo bảng phụ và gọi một số HS lên điền vào bảng phụ, sau đó GV đưa ra đáp án đúng.
HS: rút ra kết luận
* Hoạt động 3: Nghiên cứu sinh sản sinh dưỡng của cây.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu kĩ   ở phần bảng ở mục 1 và   ở mục 2. Tìm từ để điền vào chỗ trống trong SGK.
HS: thảo luận theo nhóm đại diện các nhóm lên trả lời, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Kết quả điền từ: Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng, ở một số cây như thân bò, thân rễ, thân củ, lá có thể phát triển thành cây mới. Trong điều kiện có đất ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng, được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
? Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
HS: Trả lời
GV: Giáo dục HS ý thức tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của sinh vật vì đây là giai đoạn nhạy cảm
1. Sự tạo thành một cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
- Nhưng loại củ như củ gừng, củ khoai lang để nơi đất ẩm sẽ tạo thành những cây mới.
- Ở nơi có đủ độ ẩm thì lá thuốc bỏng sẽ tạo thành cây mới. 
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, thân củ, lá
3. Củng cố:
? Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta thường làm thế nào. Vì sao người ta phải làm như thế.
? Hãy quan sát củ khoai tây và cho biết cây khoai tây sinh sản bằng gì.
4. Hướng dẫn:
- Học bài 
- Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK/88.
- Chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 16 Tiết: 32 Ngày soạn: 05 – 12 - 2009
Bài 27 SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Biết được những ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so 

File đính kèm:

  • docsinh 6 ca nam(1).doc
Giáo án liên quan