Giáo án sinh học 12 (Cơ bản)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm gen.

- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.

- Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa.

 3. Thái độ: Bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình 1.1, 1.2 SGK.

- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp nêu vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Bài mới:

 

doc139 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án sinh học 12 (Cơ bản), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nhân tố tiến hóa: CLTN, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.
- Nêu và phân tích được vai trò của từng nhân tố tiến hóa, trong đó CLTN là nhân tố cơ bản nhất, từ đó rút ra được mối quan hệ giữa các nhân tố tiến hóa.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, so sánh, khái quát hóa 
3. Thái độ: Giải thích được tính đa dạng và sự tiến hóa của sinh giới ngày nay.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án, SGK, thông tin có liên quan.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. .PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Phân biệt được tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn của thuyết tiến hóa tổng hợp, nêu được mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
GV: CLTN có vai trò như thế nào đối với quá trình tiến hóa? Thuyết tiến hóa hiện đại quan niệm về CLTN như thế nào?
- Cụ thể thực chất của CLTN là gì?
- CLTN là chọn lọc những kiểu gen hay kiểu hình?
- Tại sao nói CLTN là 1 NTTH có hướng
- Kết quả của CLTN, tốc độ của CLTN?
- Tại sao chọn lọc chống lại alen trội lại diễn ra với tốc độ nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Các yếu tố ngẫu nhiên là những yếu tố nào? Các yếu tố nhẫu nhiên ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc di truyền của quần thể?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
GV: Quá trình giao phối là gì? Vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hóa? Giao phối gồm những dạng nào? 
HS: Giao phối ngẫu nhiên hay ngẫu phối và giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có lựa chọn hay giao phối cận huyết, tự phối.
GV: Tại sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen mà vẫn được coi là NTTH? 
HS: Giao phối không ngẫu nhiên là NTTH không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi tần số kiểu gen trong quần thể theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp, tăng tỉ lệ đồng hợp.
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA.
1. Đột biến:
2. Di nhập gen:
3. Chọn lọc tự nhiên:
- CLTN thực chất là quá trình phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể với những kiểu gen khác nhau.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen ® tần số alen của QT theo 1 hướng xác định. (CLTN là 1 NTTH có hướng).
- Tốc độ CLTN tùy thuộc vào nhiều :
+ Chọn lọc chống lại alen trội.
+ Chọn lọc chống lại alen lặn.
- Kết quả của CLTN: Trong quần thể có nhiều kiểu gen thích nghi.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên:
- Sự thay đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền..
- Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ.
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định.
5. Giao phối không ngẫu nhiên:
- Giao phối kgông ngẫu nhiên bao gồm: 
+ Tự thụ phấn(thực vật)
+ Giao phối gần(động vật)
+ Giao phối có chọn lọc(động vật)
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.
4. Củng cố: Trong 5 nhân tố đã học, nhân tố nào:
- Làm thay đổi tần số alen dẫn đến làm thay đổi TPKG của quần thể?
- Chỉ làm thay đổi TPKG, không làm thay đổi tần số alen?
- Là nhân tố có hướng?
5. Dặn dò:
 Trả lời câu hỏi cuối bài.
KÝ DUYỆT TUẦN 17( tiết 23)
Ngày …… tháng …… năm ………
TUẦN 22– Tiết 30
Ngày soạn: ……/……/………
Ngày dạy: ……/……/………
Bài 28. LOÀI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Giải thích được khái niệm loài sinh học (ưu và nhược điểm) theo quan niệm của Mayơ.
- Nêu các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc.
- Nêu và giải thích được các cơ chế cách li trước và sau hợp tử.
- Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa.
2. Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát.
3. Thái độ: Thấy được vấn đề loài xuất hiện và tiến hóa như thế nào và chỉ dưới ánh sáng sinh học hiện đại mới được quan niệm và giải quyết đúng đắn.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Tranh ảnh về chim sẻ ngô, chó, mèo, ngựa vằn...
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP:Vấn đáp tìm tòi
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên?
- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm loài sinh học.
GV: Khái niệm loài theo Mayơ nhấn mạnh vấn đề gì? (cách li sinh sản). Tại sao 2 loài khác nhau lại có những đặc điểm giống nhau? Khái niệm loài sinh học không áp dụng được cho những trường hợp nào? 
HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và bổ sung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài.
GV: Các cơ chế cách li sinh sản được hiểu là các trở ngại trên cơ thể sinh vật như ngăn cản các cá thể sinh vật giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Các cơ chế cách li sinh sản được chia làm 2 loại: Cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. Cách li trước hợp tử là gì? Bao gồm các kiểu cách li nào? Đặc điểm của mỗi kiểu ra sao? Cho ví dụ?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
GV: Thế nào là cách li sau hợp tử? Các hình thức cách li sau hợp tử và đặc điểm của mỗi hình thức? Cho ví dụ?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
GV: Cho HS quan sát rau rền gai và rau rền cơm -> đó là những loài khác nhau.
Dựa vào đâu người ta xếp chúng vào 2 loài khác nhau? (dựa vào đặc điểm hình thái).
HS: Thảo luận nhóm nhanh để trả lời.
GV giới thiệu: Ngựa hoang trung á và ngựa vằn châu phi, bang Tếchdớt Mỹ có 40 loài ruồi giấm sống trong cùng một khu vực nhưng không có dạng lai.
I. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC.
- Khái niệm: Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
- Các tiêu chuẩn phân biệt loài: 
+ Cách li sinh sản.
+ Hình thái, sinh hóa, phân tử.
II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI
1. Cách li trước hợp tử.
* KN: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cách li trước hợp tử. Thực chất là ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử.
* Các kiểu cách li:
- Cách li nơi ở (sinh cảnh).
- Cách li tập tính.
- Cách li thời vụ.
- Cách li cơ học.
2. Cách li sau hợp tử.
* Khái niệm: Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
* Các dạng cách li sau hợp tử: 
- Hợp tử bị chết: Tạo được hợp tử, nhưng hợp tử bị chết.
VD: Lai cừu với dê.
- Con lai giảm khả năng sống: Con lai chết ngay sau khi lọt lòng hoặc chết trước tuổi trưởng thành.
- Con lai sống được nhưng không có khả năng sinh sản: Con lai khác loài quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại do không tương hợp 2 bộ NST của bố mẹ.
VD: Lai ngựa với lừa.
4. Củng cố:
- Khi nào có thể kết luận chính xác 2 cá thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu giữa các loài khoog có sự cách li sinh sản?
- Nhiều loài vịt trời khác nhau chung sống trong cùng một khu vực địa lí và làm tổ ngay cạnh nhau, không bao giờ giao phối với nhau. Khi nuôi các cá thể khác giới thuộc 2 loài khác nhau trong điều kiện nhân tạo thì chúng giao phối với nhau và cho ra con lai hữu thụ. Ta có thể lí giải hiện tượng này như thế nào?
5. Dặn dò:
- Ôn tập kiến thức và trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
- Đọc trước bài 29.
KÝ DUYỆT TUẦN 22( tiết 30)
Ngày …… tháng …… năm ………
TUẦN 22 – Tiết 31
Ngày soạn: 13/1/2013
Ngày day : .........................
Bài 29. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức:
+ Giải thích được sự cách li địa lí dẫn đến sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể như thế nào.
+ Giải thích được tại sao các quần thể lại là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài và tại sao ở các đảo giữa các đại dương lại hay có các loài đặc hữu.
+ Trình bày được thí nghiệm của Đôtđơ chứng minh cách li địa lí dẫn đến sự cách li sinh sản như thế nào.
2- Kĩ năng: phân tích kênh hình, so sánh, khái quát tổng hợp.
3- Thái độ: Củng cố niềm say mê tìm hiểu thiên nhiên kì thú.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, một số hình ảnh về các sinh vật sống trên đảo.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Loài sinh học là gì? Chỉ dựa vào đặc điểm hình thái để phân loại loài có chính xác không? Tại sao?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của cách li địa trong hình thành loài mới.
GV:Cách li địa lí là gì? Cách li địa lí có vai trò gì trong quá trình hình thành loài mới?
HS: nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh giải thích câu lệnh SGK trang 126. Cho biết vì sao quần đảo là nơi lí tường để hình thành loài mới?
HS: Nghiên cưu hình 29 và thông tin SGK trang 127, thảo luận, trả lời được: 
* Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì:
- Giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối nên sinh vật giữa các đảo ít trao đổi vốn gen cho nhau.
- Khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn để các cá thể không di cư tới.
- Một khi nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo thì điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới.
GV: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra với những loài có đặc điểm như thế nào? 
 HS: Nghiên cứu thông tin SGk trang 127 

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 12 NEWHOT.doc