Giáo án Sinh học 12 - Chương trình cả năm - Thái Minh Tâm

I. Mục tiêu:

- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép AND ở tế bào nhân sơ.

- Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hoà và gen cấu trúc).

- Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.

II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:

Phương tiện:

-Tranh phóng to bảng 1 trang 8

-Tranh phóng to hình 1.2 trang 9

Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Mở đầu, vào bài: GV đặt một số câu hỏi:

 Vì sao con kiến lại sinh ra con kiến có kích thước rất nhỏ trong khi con voi có kích thước rất lớn? Tại sao một số bệnh di truyền trong dòng họ nhưng khi kết hôn với những người trong cộng đồng thì con sinh ra có xác suất mắc bệnh rất thấp? Học di truyền và biến dị để làm gì ?

2.Dẫn HS vào bài mới:

 Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:

 

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức

Cho VD về một số gen mà em biết ? Từ đó cho biết vai trò của gen là gì ?

Vậy gen là gì ? Nó khác gì so với ADN ?

 

 

 

 

Yêu cầu HS đọc SGK, mục I.2, hoàn thành bảng sau:

 Lưu ý: ADN được cấu tạo theo các nguyên tắc

 - Nguyên tắc đa phân

 - Nguyên tắc bổ sung

 - Cấu trúc mạch kép

 -Nguyên tắc đối song song

 

 

 

 

 

 

Yêu cầu HS đọc SGK, mục I.2, rút ra nội dung bài.

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nhà khoa học đã khám phá về mã di truyền như thế nào?

Cho biết đặc điểm của mã di truyền.

Yêu cầu HS chứng minh với 4 loại ribônuclêôtit mã hoá cho 20 loại aa thì bộ mã hóa phải là bộ ba.

 

 

 

Nhận xét về phân loại bảng mã di truyền.

 

 

 

 

 

Em có nhận xét gì về các bộ ba cùng quy định một aa?

Nguyên tắc nào đảm bảo cho thông tin di truyền được sao chép chính xác?

Tại sao một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn?

Bổ sung thông tin: So sánh AND, ARN, prôtêin.

 

 

 

 

 

 

 

Quá trình nhân đôi của ADN có ý nghĩa gì?

 

 Các loại enzim tham gia tổng hợp ADN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Lưu ý: Nhân đôi AND xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN (AND lớn) tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản).

 Ở sinh vật nhân sơ AND nhỏ nên chỉ có một đơn vị tái bản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 ∆ Trình bày theo hiểu biết.

 

 

∆ Nêu khái niệm, làm rõ sự khác biệt cơ bản của gen và ADN.

 

 

 

 

∆ Hoàn thành bảng.

Vùng Vị trí Vai trò

Vùng điều hoà ở đầu 3’ của mạch gốc mang tính hiệu khởi động

Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hóa các aa

Vùng kết thúc ở đầu 5’ của mạch gốc Mang tín hiệu kết thúc phiên mã

 

 

∆Đọc SGK, rút ra nội dung.

 

 

 

 

 

 

 

 

∆Ghi nhận thông tin Bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

∆ làm rõ nội dung SGK.

 

 

∆ Dựa vào ND SGK.

 

∆ Chứng minh: Cần nêu được:

-Nếu 1rN  1 aa  41 = 4 tổ hợp (thiếu)

-Nếu 2rN  1 aa  42 = 16 tổ hợp (thiếu)

-Nếu 3rN  1 aa  43 = 64 tổ hợp (thừa đủ)

∆ Làm rõ:

-Mã không mã hoá acid amine/mã kết thúc: UAA, UAG, UGA.

-AUG: methionine / formyl methionine: mã mở đầu.

-Mã mã hoá acid amine: các bộ ba còn lại

∆ Hai nu đầu giống nhau.

 

∆ Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

 

∆ ND: SGK, trang 9.

 

 

∆Ghi nhận thông tin BS.

Kích thước, khối lượng: AND>ARN>prôtêin

Cấu trúc:

 AND, ARN 4 loại nu

 Prôtêin: 20 loại aa

Thành phần nguyên tố

 AND, ARN: 4 loại

 Prôtêin: 6 loại

∆ Đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào và cơ thể.

 Gyrase: (một loại topoisomerase II) : gỡ rối ADN

 Helicase: giãn xoắn phân tử ADN sợi kép (cắt LKH)

 ADN primase : tổng hợp đoạn ARN mồi

 ADN ligase : nối các đoạn Okazaki

 ADN polimerase : Vai trò chung là lắp ráp các nu tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của AND. Gồm 5 loại:

 + ADN polimerase I: tổng hợp ADN, thay thế đoạn mồi ARN, đọc sửa.

 + ADN polimerase II: sửa chữa ADN.

 + ADN polimerase III: tổng hợp AND chính, đọc sửa.

 + ADN polimerase IV và V : sửa chữa ADN.

 

 I.GEN:

1.Khái niệm:

Khái niệm: Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

VD: -Gen mang thông tin mã hoá chuỗi pôlipeptit Hb α.

 -Gen mang thông tin mã hoá phân tử tARN, rARN.

2.Cấu trúc chung của gen:

 Cấu trúc chung của gen cấu trúc: Gồm 3 vùng theo chiều 3’ → 5’ :

 Vùng điều hoà: ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen; mang tính hiệu khởi động, kiểm soát (điều hòa) quá trình phiên mã.

 Vùng mã hoá: ở giữa gen; mang thông tin mã hóa các axit amin.

 Vùng kết thúc: ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen; Mang tín hiệu kết thúc phiên mã

 

 

3. Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen:

 -Sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục  gen không phân mảnh.

 -Sinh vật nhân thực, phần lớn gen có vùng mã hóa không liên tục: xen kẻ các đoạn mã hóa aa (êxôn) với các đoạn không mã hóa aa (intron) gen phân mảnh

4.Phân loại gen

 Dựa vào vai trò các sản phẩm của gen có:

 +Gen cấu trúc: mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.

 +Gen điều hòa: tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.

 Ngoài ra còn có một số loại gen khác như gen giả, gen nhảy,.

II.MÃ DI TRUYỀN:

1.Khái niệm:

 Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp.

2.Đặc điểm:

 -Mã DT được đọc theo chiều xác định từ đầu 5’ đến 3’ trên phân tử mARN.

 -Mã DT là mã bộ ba, có nghĩa là cứ ba nuclêôtit kế tiếp nhau mã hóa một axit amin.

 -Mã DT được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng bộ ba nuclêôtit (không chồng gối lên nhau).

 -Mã DT mang tính đặc hiệu, mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 aa.

 -Mã DT mang tính thoái hoá, nhiều bộ ba có thể cùng mã hóa cho 1 aa.

 -Mã DT mang tính phổ biến, tất cả các loài đều có chung bộ mã di truyền (trừ một vài ngoại lệ).

 -Bảng mã DT, bảng 1, trang 8, SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN:

 -AND có khả năng nhân đôi (tự sao chép, tái bản) để tạo thành 2 phân tử AND con giống nhau và giống ADN mẹ.

 -Diễn ra ở kì trung gian của nguyên phân, tạo ra 2 crômatit trong NST để chuẩn bị phân chia tế bào.

1.Nguyên tắc:

 -Nguyên tắc bổ sung: A = T; G ≡ X (C)

 -Nguyên tắc bán bảo tồn: Nguyên tắc giữ lại một nửa.

 -Nguyên tắc khuôn mẫu.

2.Diễn biến: Gồm 3 bước:

 + Bước 1 : Tháo xoắn phân tử AND; nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.

+ Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới; ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ -> 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).

 Vì ADN - pôlimerara chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’ nên trên mạch mã gốc (3’  5’) mạch mới được tổng liên tục.

 Trên mạch bổ sung (5’  3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.

+ Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thành; các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó  tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).

3.Ý nghĩa

 Đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào và cơ thể.

4.Ứng dụng:

 Nhân bản sao AND trong ống nghiệm trong thời gian ngắn phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn.

 

doc147 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 12 - Chương trình cả năm - Thái Minh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung kiến thức
▲ Cho HS đọc thông tin rút ra nội dung chính.
 -Tạo môi trường trong sạch để hạn chế tác nhân ĐB như thế nào?
 -Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh.
 -Liệu pháp gen là gì?
▲ Cho HS đọc thông tin rút ra nội dung chính.
 -Những vấn đề xã hội về việc giải mã bộ gen là gì?
 -Thực phẩm biến đổi gen và an toàn sinh học là gì ?
 -Khả năng trí tuệ có di truyền không ?
 -Bệnh AIDS gây tác hại nghiêm trọng như thế nào? Có biện pháp hữu hiệu để điều trị nó chưa ?
∆ Đọc thông tin rút ra nội dung chính.
∆ Đọc thông tin rút ra nội dung chính.
I. Bảo vệ vốn gen của loài người 
 Đột biến phát sinh mới ngày càng nhiều và được di truyền lại, chỉ một phần bị loại khỏi quần thể người do chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên nên bệnh di truyền ngày càng gia tăng. Để hạn chế bệnh di truyền, con người có thể tiến hành các biện pháp sau: 
1. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến
 -Tạo môi trường sạch, tránh đột biến phát sinh. 
 -Tránh và hạn chế các tác hại của các tác nhân gây đột biến. Nếu phải tiếp xúc với tác nhân gây đột biến thì phải có các dụng cụ phòng hộ thích hợp. 
2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
 -Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin, cho lời khuyên về khả năng mắc bệnh di truyền nào đó ở đời con của các cặp vợ chồng mà bản thân họ hay một số người trong dòng họ đã mắc bệnh nhằm giúp họ có biện pháp phòng tránh thích hợp. 
 - Để tư vấn có kết quả cần chuẩn đoán đúng và xây dựng được phả hệ của người bệnh, nếu đúng là bệnh di truyền thì cần xác định tính trội – lặn, có liên kết giới tính hay không  từ đó tính xác suất xuất hiện trẻ mắc bệnh và đưa ra lời khuyên cho người được tư vấn.
 -Với những người có nguy cơ cao, dùng những xét nghiệm được thực hiện khi cá thể còn trong bụng mẹ. Hai kĩ thuật phổ biến là: chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai để tách lấy tế bào phôi cho phân tích NST, phân tích AND và nhiều chỉ tiêu hóa sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời.
 -Hoặc kiểm tra trẻ sơ sinh để tầm soát các bệnh tật di truyền để có biện pháp chăm sóc, chữa trị sớm giúp hạn chế tối đa các tác động xấu của khuyết tật di truyền đối với trẻ bị bệnh. 
3. Liệu pháp gen – kỹ thuật của tương lai
 Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách thay gen đột biến bằng gen các lành.
 Người ta thường dùng virut sống trong cơ thể người đã loại bỏ các gen bệnh làm thể tuyền gen.
 Khó khăn: virut có thể gây hư hỏng gen khác do chèn gen sai vị trí trên NST. 
II. Một số vấn đề xã hội của DTH
1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen
 Làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lí XH:
 -Việc hiểu biết về hồ sơ di truyền của cá thể cho phép tránh được bệnh di truyền nhưng đồng thời có thể chỉ thông báo cái chết sớm có thể xảy ra và không tránh khỏi. 
 -Hồ sơ di truyền của cá thể có thể bị sử dụng để chống lại họ khi kết hôn, xin việc làm 
2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào
 -Ngoài những lợi ích kinh tế và khoa học cũng nảy sinh nhiều vấn đề như: gen kháng thuốc từ sinh vật biến đổi gen có thể phát tán sang sinh vật hay người không? gen kháng thuốc diệt cỏ ở cây trồng biến đổi gen có phát tán sang cỏ dại không ?... 
 -Liệu con người có sử dung phương pháp nhân bản vô tính để tạo ra người nhân bản không?
3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ
 -Hệ số IQ được sử dụng để đánh giá khả năng trí tuệ của con người. IQ được xác định dựa vào trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần thông qua các hình vẽ, các con số, các câu hỏi.
 IQ = (tuổi khôn/tuổi sinh học) x 100%
 -Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trí tuệ nhưng phụ thuộc nhiều vào môi trường sống.
4. Di truyền học với bệnh AIDS
 -Bệnh AIDS gây nên bởi virus HIV. 
 -Hạt virus gồm 2 phân tử ARN, các prôtêin cấu trúc và enzim đảm bảo cho sự lây nhiễm liên tục.
 - Virut xâm nhập vào tế bào người → ARN của virut sử dụng enzim phiên mã ngược để tạo ra ADN mạch kép → ADN mạch kép mới → xen vào ADN tế bào chủ (nhờ enzim xen) → ADN virut nhân đôi cùng với hệ gen người.
 - Virut có thể tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu T4, nhưng khi tế bào này hoạt động lập tức chúng bị virut tiêu diệt.
 - Sự giảm sút số lượng và chức năng của các tế bào bạch cầu limpho làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Các VSV cơ hội lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công gây sốt, tiêu chảy, lao, ung thư, viêm màng não, mất trí,  dẫn tới cái chết cho bệnh nhân.
 - Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV.
 - Hiện nay HIV/AIDS đã trở thành đại dịch của nhân loại.
 3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
	Tóm lược lại ND bài.
 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Xem lại nội dung tòan bộ phần V. Di truyền học để chuẩn bị cho bài ôn tập.
Tuần: ....	 	Ngày soạn: ............................
Tiết: ...... 	 	Ngày dạy: ..........................
Bài 23: ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC 
I. Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức tổng quát phần V.
- Hiểu rõ các nội dung đã học và làm được một số câu hỏi và bài tập vận dụng.
II/ Phương tiện - phương pháp dạy học:
Phương tiện: 
SGK, tập học, phiếu học tập, một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập vận dụng.
Phương pháp: 
Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
Làm bài tập để củng cố kiến thức.
III. Tiến trình bày dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp 
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS.
3. Giảng bài mới: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ HD HS một số nội dung cần ôn tập.
 -Những nội dung trọng tâm SGK.
 -Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm.
 -Một số dạng bài tập vận dụng.
 -Phiếu học tập.
 -Cách thức ra đề, ma trận đề kiểm tra.
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ∆ Nghe giảng, thảo luận nhóm, hoàn thành các phiếu học tập.
 ∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những điểm chưa rõ. 
 Những nội dung cần ôn tập: 
 -Toàn bộ nội dung SGK và bài giảng phần V. HD ND ma trận kiểm tra kiến thức: 
 +Câu hỏi nhận biết và thông hiểu bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. 
 +Câu hỏi và bài tập vận dụng dựa vào bài tập SGK và khai thác vốn kiến thức hiểu biết của HS. Các dạng bài tập GV đều cho VD để HS tham khảo hoặc HD phương hướng giải một số bài tập mẫu. 
 -Hoàn thành các phiếu học tập.
 4. Củng cố: 
 	- Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung vừa ôn tập.
 	- GV Tổng hợp kết quả, kết luận chung về nội dung ôn tập.
 5. Dặn dò:
 	- Dặn HS nội dung ôn tập và nghiên cứu trước chương mới.
NỘI DUNG TRỌNG TÂM – PHIẾU HỌC TẬP
1.Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Liên hệ kiến thức cũ hãy điền những cụm từ thích hợp cho sơ đồ sau .
ADN 1 ARN 2 prôtêin 3 tính trạng
 4
ADN A. Dịch mã B. Phiên mã 	C. Tự sao	D. Qui định
	 	Đáp án: 	1.B	2.A	3.D	4.C
- Mã gốc trong ADN được phiên mã thành mã sao ở ARN và sau đó được dịch mã thành chuỗi pôlipeptit cấu tạo nên prôtêin, prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. 
- Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các ribônuclêôtit trong mARN từ đó quy định trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit. 
2 . Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào
Phiếu học tập số 1
Cơ chế
Diễn biến
Nhân đôi ADN
Phiên mã
Dịch mã
Điều hoà hoạt động của gen
Đáp án phiếu học tập số 1
Cơ chế
Diễn biến
Nhân đôi ADN
 - Nhờ enzim tháo xoắn, ADN tháo xoắn và tách thành hai mạch đơn khi bắt đầu tái bản. 
 - Các mạch đơn được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’, trên mạch khuôn được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn.
 - Diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. 
Phiên mã
 -Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa để lộ ra mạch mang mã gốc chiều 3’-5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
 - Enzim dịch chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’ – 5’ và sợi ARN kéo dài theo chiều 5’ – 3’, các đơn phân kết hợp theo nguyên tắc bổ sung.
 - Enzim đến điểm kết thúc, dừng phiên mã và ARN tách khỏi mạch khuôn.
Dịch mã
 - Các axit amin đã hoạt hoá được tARN mang vào ribôxôm.
 - Ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ – 3’ theo từng bộ ba và chuỗi pôlipeptit được kéo dài.
 - Đến bộ ba kết thúc chuỗi pôlipeptit tách khỏi ribôxôm.
Điều hoà hoạt động của gen
 Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế kìm hãm sự phiên mã, khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất kìm hãm thì sự phiên mã diễn ra. Sự điều hoà phụ thuộc vào nhu cầu tế bào.
Phiếu học tập số 2
Tên qui luật
Nội dung
Cơ sở tế bào
Phân li
Di truyền độc lập
Tương tác gen không alen
Tác động cộng gộp
Tác động đa hiệu
Liên kết hoàn toàn
Hoán vị gen
DT liên kết với GT
DT ngoài nhân
Phiếu học tập số 2
Tên qui luật
Nội dung
Cơ sở tế bào
Phân li
Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố của cặp. 
Phân li tổ hợp của cặp NST tương đồng.
Di truyền độc lập
- Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập với nhau trong phát sinh giao tử 
-Tỉ lệ cơ bản 9 : 3 : 3 : 1
Các cặp NST phân li độc lập. 
Tương tác gen không alen
- Các gen không alen tương tác với nhau trong sự hình thành tính trạng (các sản phẩm sinh ra tương tác nhau hình thành tính trạng mới)
-Tạo ra các qui luật bổ trợ: 9 : 3 : 3 : 1; 9 : 7; 
9 : 6 : 1; 
Các cặp NST tương đồng phân li độc lập.
Tác động cộng gộp
- Các gen cùng có vai trò như nhau trong sự hình thành tính trạng, cường độ biểu hiện của tính trạng phụ thuộc mức độ đóng góp của các alen trội.
-Tạo ra các qui luật cộng gộp có tích lũy gen trội, tỉ lệ 1 : 4 : 6 : 4 : 1 cộng gộp có tích lũy gen trội, tỉ lệ 15 : 1.
Các cặp NST tương đồng phân li độc lập.
Tác động đa hiệu
Một gen chi phối nhiều tính trạng.
Qui luật phân li và tổ hợp một cặp NST tương đồng. 
Liên kết hoàn toàn
- Các gen trên NST cùng phân li và tổ hợp trong phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Lai phân tích hai cặp dị hợp chỉ cho tỉ lệ 1 : 1. 
Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng, hai gen cùng nằm trên 1 NST.
Hoán vị gen
- Hoán vị các gen alen tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không alen.
- Lai phân tích hai cặp dị hợp chỉ cho tỉ lệ hai nhóm kiểu hình bằng nhau từng đôi một.
Trao đổi những đo

File đính kèm:

  • docGA Sinh 12 tron bo co ban.doc