Giáo án Sinh học 11 - Học kỳ II

I. Mục tiêu bài dạy:

- Nêu được khái niệm tập tính của động vật.

- Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn, bắn mồi, tự vệ, sinh sản.)

- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (học được trong đời sống cá thể).

II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.

- Kĩ năng hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về khái niệm tập tính, các dạng tập tính và cơ sở thần kinh của tập tính ở động vật.

III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học:

 

doc41 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 24187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
 Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) và phát sinh hình thái của các cơ quan và cơ thể.
 Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh hoặc nở ra từ trứng. 
* Các kiểu phát triển:
 Không qua biến thái 
 hoàn toàn
 Qua biến thái 
 không hoàn toàn
II. Phát triển không qua biến thái:
- Xuất hiện ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống. 
VD: Ở người gồm 2 giai đoạn: phôi thai và sau khi sinh. 
1. Giai đoạn phôi thai.
 - Diễn ra trong tử cung người mẹ.
 - Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi.
 - Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan → hình thành thai nhi.
2. Giai đọan sau khi sinh: 
Con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
III. Phát triển qua biến thái:
 Lưu ND PHT.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố): 
Câu hỏi và bài tập SGK.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò): 
- Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng? Trong nông nghiệp người ta tiêu diệt nó vào giai đoạn nào? (Từ sâu thành bướm đã trãi qua 1 quá trình biến thái, các cơ quan cũ của sâu tiêu biến đi, các cơ quan mới hình thành nên bướm có cấu tạo khác hẳn. Đặc biệt bướm có miệng hút, trong ống tiêu hóa chỉ có enzim saccaraza, sâu có miệng nhai và trong ống tiêu hóa có enzim tiêu hóa protêin, lipit và cacbôhidrat. Trong trồng lúa, tiêu diệt sâu bướm tốt nhất vào lúc thấy sâu non nở rộ hoặc sau khi phát hiện bướm nhiều 5-7 ngày). 
- Học bài.
- Xem trước bài 38.
PHIẾU HỌC TẬP:
SO SÁNH CÁC ĐẶC DIỂM PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘNG VẬT CÓ BIẾN THÁI
Yêu cầu: Nghiên cứu SGK, quan sát hình 37.3, 37.4 hoàn thành PHT
ND so sánh
Biến thái hoàn toàn
Biến thái không hoàn toàn
GĐ phôi
GĐ hậu phôi
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP:
SO SÁNH CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘNG VẬT CÓ BIẾN THÁI
ND so sánh
Biến thái hoàn toàn
(Ở côn trùng, lưỡng cư) 
Biến không thái hoàn toàn
(Ở một số loài côn trùng)
GĐ Phôi
 - Diễn ra trong trứng đã thụ tinh
 - Hợp tử phân chia nhiều lần để tạo phôi.
 - Phôi phân hóa → các cơ quan của ấu trùng
 - Diễn ra trong trứng đã thụ tinh
 - Hợp tử phân chia nhiều lần để tạo phôi.
 - Phôi phân hóa → các cơ quan của ấu trùng
GĐ Hậu phôi
 - Ấu trùng lột xác và biến đổi hình thái nhiều lần → con trưởng thành.
 - Ấu trùng (chưa hoàn thiện) lột xác nhiều lần → con trưởng thành (biến đổi hình thái không lớn). 
Tuần: ….	 Ngày soạn: …………..
Tiết .......	 Ngày dạy: ……………
Bài 38,39: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (2 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy:
	Nêu được các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật và một số biện pháp diều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. 
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi.	- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.	- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học:
Hình vẽ : 38.1, 38.2, 38.3 SGK
V/ Tiến trình bài dạy:
1.Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi:
Làm thế nào để nuôi gia súc, gia cầm mau lớn?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới)
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung bài 
Tiết 1:
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu mục I, trang 152-154 và hình 38.1-38.3 SGK, hỏi: 
 + Nhân tố di truyền ảnh hưởng như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
 + Kể tên một vài loại hôcmon động vật, cơ quan tổng hợp và tác dụng của chúng.
 + Các câu hỏi lệnh.
Tiết 2:
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu mục II, trang 155-156, hỏi:
 + Các câu hỏi lệnh.
 + Thức ăn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như thế nào? 
 + Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như thế nào? 
 + Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như thế nào? 
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hỏi: 
 + Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi (cải tạo giống và cải thiện môi trường)
 + Câu hỏi lệnh.
 ∆ Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
 ∆ Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
 ∆ Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
 Nhân tố di truyền quyết định sự sinh trưởng và phát triển của mỗi loài động vật.
I/ Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong:
1.Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống:
 - Hoocmôn sinh trưởng: Do tuyến yên tiết ra. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào. Kích thích xương phát triển.
 - Tirôxin: Do tuyến giáp tiết ra. Kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
 - Testosteron, ơstrogen: Do tinh hoàn và buồng trứng tiết ra. Kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì nhờ: tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Riêng testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp. 
2. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống:
 - Hai hoocmôn ảnh hưởng chủ yếu đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecdixon và juvenin.
 + Tác dụng sinh lí của ecdixon: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
 + Tác dụng sinh lí của juvenin: phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm. 
II- Các nhân tố bên ngoài
1. Thức ăn 
 Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật. 
 Ví dụ: Thiếu prôtêin, động vật chậm lớn, gầy yếu và dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.
2. Nhiệt độ:
 Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. 
 Vd: Cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ ở 16-180C. Mùa đông lạnh gia súc non mất nhiều nhiệt ® sinh trưởng chậm (Þ cần tăng khẩu phần ăn).
3. Ánh sáng:
 - Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt ® phơi nắng.
 - Tia tử ngoại biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D giúp chuyển hóa canxi hình thành xương.
III. Một số biện pháp điều khiển sự ST và PT ở động vật và người:
1. Cải tạo giống:
 Chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi, …
2. Cải thiện môi trường
 Cải thiện thức ăn, cải tạo chuồng trại.
3. Cải thiện chất lượng dân số
 Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích,...
3. Thực hành, luyện tập (củng cố): 
- Hãy chọn phương án đúng:
Một tác dụng của hoocmôn tirôxin?
A- Gây lột xác ở sâu, bướm	B- Kích thích sự phát triển xương
C- Ức chế quá trình biến đổi nhộng thành bướm	D- Gây biến thái nòng nọc thành ếch
Ở nữ, hoocmôn nào kích thích sự phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp?
A. Tirôxin	B. Ơstrôgen C. Testostêrôn	D. Ecđixơn và juvenin 
Hậu quả của việc thiếu Iôt ở động vật non?
A- Sự phát triển trí tuệ kém	B- Chậm lớn hoặc ngừng lớn
C- Chịu lạnh kém	D- Cả a, b và c
Sự biến thái của sâu bọ được điều hoà bởi những hoocmôn nào?
A. Tirôxin và ơstrôgen	B. Ơstrôgenvà testostêrôn	C. Ecđixơn và juvenin 	D. Testostêrôn và ecđixơn	 
Các chất độc hại gây quái thai vì:
A. chất độc gây chết tinh trùng B. chất độc gây chết trứng
C. chất độc gây chết hợp tử D. chất độc gây sai lệch quá trình sinh trưởng và phát triển
- Nêu một số nhân tố của môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và con người.
- Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi (cải tạo giống và cải thiện môi trường).
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò): 
- Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí? 
- Học bài theo câu hỏi SGK.
	- Đọc mục ghi nhớ.
	- Chuẩn bị bài 40. Thực hành.
Tuần: ….	 Ngày soạn: …………..
Tiết .......	 Ngày dạy: ……………
Bài 40: THỰC HÀNH XEM PHIM
VỀ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu bài dạy:
	Trình bày được các giai đoạn chủ yếu của quá trình sinh trưởng và phát triển của một loài (hoặc một số loài) động vật.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích đối chiếu khi HS xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật kết hợp với kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế bản thân.
- Kĩ năng quản lí thời gian khi thực hành. 
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi.	- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.	- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học:
Đĩa CD về quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật hoặc ổ cứng của máy vi tính kết nối với mý chiếu hoặc ti vi.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi:
	Các em đã từng xem chương trình thế giới động vật hay đã từng quan sát sự sinh trưởng và phát triển của động vật không?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới)
	Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ Cho HS vừa xem phim vừa thảo luận các câu hỏi
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ∆ Thảo luận nhóm để hoàn chỉnh các nội dung cần thu hoạch.
 ∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những điểm chưa rõ. 
 ∆ Về nhà viết thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên
 Một số câu hỏi gợi ý trước khi xem phim:
 - Động vật có biến thái có quá trình phát triển như thế nào?
 - Qua từng giai đoạn: giai đoạn sâu non, giai đoạn nhộng, thành trùng chúng ăn gì? 
 - Động vật có biến thái tiến hành lột xác và lớn lên như thế nào?
3. Thực hành, luyện tập (củng cố): 
Hướng dẫn HS viết thu hoạch theo các câu hỏi gợi ý.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò): 
Chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết gồm 2 phần:
+ Xem lại ND ôn tập từ bài 31

File đính kèm:

  • docSinh 11 HKII.doc