Giáo án Sinh học 11 - Chương trình học kỳ II

1. Mục tiêu bài dạy:

 - Học sinh phải nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể TV.

- Chỉ rõ nhưng mô phân sinh nào của thực vật Một lá mầm và Hai lá mầm là chung và mô phân sinh nào là riêng.

- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Giải thích được sự hình thành vòng năm.

2. Phương tiện dạy học:

 - Tranh vẽ Hình 34.1- 34.2- 34.3- 34.4 SGK .

 - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD.)

3. Ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.

4. Kiểm tra bài cũ:-

5. Giảng bài mới:

Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

 

* Em hiểu thế nào là sự sinh trưởng?

* Nguyên nhân nào dẫn đến sự sinh trưởng?

 

Tranh hình 34.1

* Hãy nêu các loại mô phân sinh,vị trí, chức năng của các mô phân sinh đó?

Tranh hình 34.2

*Trả lời câu lệnh: Sinh trưởng sơ cấp là do quá trình nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ tạo ra.

Tranh hình 34.3- 34.4

- Sinh trưởng thứ cấp do sự nguyên phân của mô phân sinh bên làm tăng bề dày (đường kính) của thân, rễ.

- TV 2 lá mầm có sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của thân cây.

- Vỏ cây gỗ sinh ra từ tầng sinh bần.

+ Kích thích : auxin, gibêrelin, xitôkinin. Kìm hãm: a.abxixic, êtilen, chất phênol)

* Nước ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của cây?

 (Hoạt động sinh lý của cây thường tỷ lệ thuận với lượng nước có trong tế bào cây.)

*Nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây như thế nào?

*Tại sao khi nồng độ ôxy 5% quá trình sinh trưởng bị ức chế.

( ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây) I. Khái niệm sinh trưởng:

1. Khái niệm: Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng lên về kích thước cơ thể.

2.Nguyên nhân sinh trưởng:

- Do tăng số lượng và kích thước tế bào.

II.Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:

1.Các mô phân sinh:

- Là các nhóm tế bào chưa phân hoá có khả năng nguyên phân.

- Mô phân sinh đỉnh: Đỉnh sinh trưởng

-Mô phân sinh bên( cây 2 lá mầm), mô phân sinh lóng( cây 1 lá mầm).

2.Sinh trưởng sơ cấp:

- Là quá trình sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ.

3.Sinh trưởng thứ cấp:

- Là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên( cây 2 lá mầm).

4.Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng:

a)Các nhân tố bên trong:

- Đặc điểm di truyền của giống và loài cây.

- Tuỳ vào các giai đoạn, pha sinh trưởng và phát triển của cá thể.

- Các hoocmôn thực vật bên trong cơ thể điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây.

 b)Các nhân tố bên ngoài:

*Nước(độ ẩm): tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện độ no nước của tế bào 95%.

*Nhiệt độ: Tuỳ từng loài và giai đoạn sinh trưởng mà nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng khác nhau.

*Ánh sáng: ảnh hưởng đến quang hợp và biến đổi hình thái cây.

* Nồng độ O2: Khi nồng độ ôxy 5% quá trình sinh trưởng bị ức chế.

*Dinh dưỡng khoáng: Nếu thiếu các nguyên tố khoáng gây ức chế sinh trưởng của cây thậm chí gây chết cây.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Chương trình học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôxin làm giảm sự phân chia tế bào, số lượng tế bào não giảm, não ít nếp nhăn dẫn đến trí tuệ kém.
- Gà trống con bị cắt mất tinh hoàn( thiến) hoocmôn Testostêrôn thiếu và phát triển không bình thường( mào nhỏ, không cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục)
2.Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống:
(Tranh hình 38.3)
hoàn thành phiếu học tập số 2
Tên tuyến
Hoocmôn
Tác dụng
Thể allata
Juvenin
- Phối hợp với Ecđisơn gây lột xác ở sâu bướm.
- ức chế sâuđ nhộngđ bướm.
Trước ngực
Ecđisơn
- Gây lột xác ở sâu bướm.
- Kích thích sâuđ nhộngđ bướm.
*Trả lời câu lệnh: (Hình 38.3)
+ Khi nồng độ Juvenin ngày càng giảm dần( vạch đỏ mảnh dần)đến mức không còn gây ức chế nữa thì hoocmôn Ecđisơn làm cho sâu biến đổi thành nhộng và sau đó thành bướm.
6. Củng cố:
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 42 Ngày soạn:	 Ngày giảng:
Bài 39: các nhân tố ảnh hưởng 
đến sinh trưởng và phát triển ở động vật(tiếp) 
1. Mục tiêu bài dạy: 
 - Học sinh phải kể tên 1 số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ minh hoạ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
	- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các tuyến nội tiết, hoocmôn và ảnh hưởng của chúng lên sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống.
5. Giảng bài mới: 
Bài 39: các nhân tố ảnh hưởng 
đến sinh trưởng và phát triển ở động vật(tiếp)
*Trả lời câu lệnh: 
-Thức ăn có ảnh hưởngvì các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng và các chất để xây dựng cơ thể. 
- Khi nhiệt độ xuống thấp làm thân nhiệt của động vật biến nhiệt giảm đ các quá trình chuyển hoá giảm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển.
-Trẻ em tắm nắngrất tốt vì tia tử ngoại tác động lên da làm cho tiền vitDđvitamin D.
*Giống( kiểu gen) có vai trò như thế nào đối với ST, PT và năng xuất của vật nuôi? 
* Muốn vượt giới hạn năng xuất,phẩm chất của giống cần phải làm gì?
(Thay giống mới hoặc cải tạo giống cũ.)
* Người ta có các phương thức nào để cải tạo giống vật nuôi?
* Khi có giống tốt làm thế nào để có năng xuất cao nhất?
( Chế độ chăm sóc, điều kiện môi trường sống)
* Với con người theo em làm thế nào để cải thiện tăng chất lượng dân số ? ( Đời sống, lối sống, sức khoẻ, tuổi thọ, trình độ dân trí)
II.Các nhân tố bên ngoài:
1.Thức ăn:
- Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và phát triển ở người và động vật.
2.Nhiệt độ:
-Mỗi loài có 1 điểm cực thuận về nhiệt độ, nếu nhiệt độ cao quá hoặc thấp qua đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật đặc biệt là động vật biến nhiệt.
3.ánh sáng:
- ánh sáng cũng có ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
III.Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người:
1.Cải tạo giống:
- Mỗi giống có đặc điểm sinh trưởng, phát triển và giới hạn năng xuất do kiểu gen quy định.
- Phương pháp cải tạo giống chủ yếu là lai giống, gây đột biến và chọn lọc
2.Cải thiện môi trường sống của động vật:
- Môi trường sống có vai trò xác định năng xuất cụ thể của vật nuôi.
- Khi có giống tốt cần tạo điều kiện môi trường sống thuận lợi để vật nuôi cho năng xuất cao nhất.
3.Cải thiện chất lượng dân số:
-Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục, chăm sóc sức khoẻ.
-Nâng cao nhận thức về lối sống, tư vấn di truyền, bảo vệ môi trường sống
6. Củng cố:
-
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
sau 1 tiết nữa sẽ kiểm tra 45’ chương III
QPHJ
 Tiết 43 Ngày soạn:	 Ngày giảng:
Bài 40: thực hành xem phim 
về sinh trưởng và phát triển ở động vật 
1. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải trình bày được các giai đoạn của quá trình sinh trưởng và phát triển của 1 loài hoặc 1 số loài động vật. 
2. Phương tiện dạy học: 
	- Các thiết bị phục vụ giảng dạy: Máy chiếu projecto, đĩa VCD về quá trình sinh trưởng và phát triển của 1 số loài động vật.
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
- Nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của động vật? 
5. Giảng bài mới: 
Bài 40: thực hành xem phim 
về sinh trưởng và phát triển ở động vật
I.Hướng dẫn trước khi xem phim:
 Đây là phim về sinh trưởng và phát triển của 1 loài( hoặc 1 số loài) nên khi xem cần chú ý 1 số nội dung sau:
- Quá trình phân chia tế bào và hình thành các cơ quan ở giai đoạn phôi thai.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển sau khi sinh hoặc nở từ trứng không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn.
II. Sau khi xem phim xong:
 Tiến hành thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
- Phân biệt sinh trưởng với phát triển lấy dẫn chứng để minh hoạ.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật đó thuộc loại nào (không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn), các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chủ yếu.
* Viết thu hoạch: Báo cáo tóm tắt về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chủ yếu của loài động vật.
6.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
tiết sau kiểm tra 45’
 Tiết 44 Ngày soạn:	 Ngày giảng:
Kiểm tra giữa hk ii
 Tiết 45 Ngày soạn:	 Ngày giảng:
Chương IV: sinh sản 
A – Sinh sản ở thực vật 
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật 
1. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải Nêu được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
- Nêu được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng ( nhân giống vô tính)
- Trình bày vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với con người.
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ Hình 41.1- 41.2- 43 SGK .
	- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa CD...)
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
- 
5. Giảng bài mới: 
Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
*Em hãy nêu khái niệm sinh sản?
*Có các hình thức sinh sản nào?
*Em hiểu thế nào là sinh sản vô tính?
*Em có nhận xét gì về tính di truyền của các cây con với cây bố mẹ?
Tranh hình 41.1
*Em hãy nêu các hình thức sinh sản trong sinh sản vô tính?
*Hình thức sinh sản bằng bào tử gặp ở thực vật nào?Hãy nêu quá trình sinh sản bào tử.
Tranh hình 41.2
* Thế nào là sinh sản sinh dưỡng-nêu 1 số hình thức sinh sản sinh dưỡng?
*Trả lời câu lệnh:
- H.43 có ghép chồi (mắt),ghép cành. Không có trên hình 43 là chiết cành,giâm cành...
-Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép.
*Tại sao các cây ăn quả người ta thường nhân giống bằng cành chiết mà không dùng hạt để nhân giống? 
 *Trả lời câu lệnh: 
-Cành chiết và cành giâm có ưu điểm hơn so với trồng từ hạt: Giữ nguyên đặc tính của giống cây mẹ gốc và rút ngằn thời gian thu hoạch.
*Em hãy nêu vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với thực vật và con người. Nêu một số ví dụ.
I. Khái niệm chung về sinh sản:
1. Khái niệm:
-Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
2.Các kiểu sinh sản:
-Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
II. Sinh sản vô tính ở thực vật:
1. Khái niệm:
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực với giao tử cái.
- Các cây con giống nhau và giống cây mẹ.
2.Các hình thức sinh sản vô tính:
a)Sinh sản bào tử:
-Trên cây mẹ có cơ quan sản sinh ra các bào tử là các túi bào tử.
-Bào tử gặp điều kiện thuận lợi cho ra cây mới. ( cơ thể mới được hình thành từ 1 bào tử của cơ thể mẹ).
b)Sinh sản sinh dưỡng:
- Từ 1 phần cơ thể mẹ hình thành cây mới bằng nhân tạo hay trong tự nhiên.
3.Phương pháp nhân giống vô sinh:
a)Ghép chồi và ghép cành:
-Lấy chồi(mắt), cành cây này ghép vào gốc cây khác.
b)Chiết cành và giâm cành:
- Chiết cành: cắt khoanh vỏ của cành chiết rồi bọc đất và giữ ẩm cho mọc rễđCắt đem trồng hình thành cây mới.
-Giâm cành: lấy 1 đoạn cây mẹ vùi xuống đất ẩm và giữ ẩm đấtđhình thành cây mới
c)Nuôi cấy tế bào và mô thực vật:
-Từ các tế bào thực vật được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo ra các cây con rồi đem trồng. 
4.Vai trò của sinh sản vô tính đối với thực vật và con người:
a) Vai trò của sinh sản vô tính đối với thực vật:
- Giúp cho sự tồn tại của loài.
b) Vai trò của sinh sản vô tính đối với con người:
- Trong thời gian ngắn nhân giống nhanh giống cây trồng cần thiết và sạch bệnh với giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.
- Phục chế được các giống cây trồng đang bị thoái hoá.
6. Củng cố:
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 46 Ngày soạn:	 Ngày giảng:
Bài 42: sinh sản hữu tính ở thực vật 
1. Mục tiêu bài dạy: 
- Học sinh phải nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính.
- Nêu được các ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật.
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
- Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa. 
2. Phương tiện dạy học: 
	- Tranh vẽ Hình 42.1- 42.2 SGK .
	- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)
3. ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.Những lợi ích của nhân giống vô tính.
5. Giảng bài mới: 
Bài 42: sinh sản hữu tính ở thực vật
*Theo em thế nào là sinh sản hữu tính?
* Sinh sản hữu tính có đặc trưng gì khác với sinh sản vô tính?
*ở thực vật cơ quan nào làm nhiệm vụ sinh sản? Em hãy mô tả cấu tạo nó. 
*Đó là hoa lưỡng tính hay hoa đơn tính?
Tranh hình 42.1
*Em hãy trả lời câu lệnh:
*Từ 1 tế bào 2n trong cơ quan sinh sản đực cho ra mấy hạt phấn? Cấu tạo hạt phấn?
*Theo em hạt phấn đã là giao tử đực chưa?
* Em hãy mô tả quá trình hình thành thể giao tử cái( túi phôi)và TB trứng( noãn cầu)
*Theo em thế nào là sự thụ phấn?(sự tự thụ phấn và giao phấn)
*Nếu hạt phấn cây mướp được vận chuyển đến đầu nhuỵ cây bầu có gọi là thụ phấn k

File đính kèm:

  • docGA-11-HK2.doc