Giáo án Sinh học 10 - Học kỳ II

I. Mục tiêu bài dạy:

 - Mô tả được chu trình tế bào.

 - Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân.

 - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.

II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong từng pha của chu kì tế bào và quá trình nguyên phân; ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

 

doc30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Vi khuẩn thích nghi với môi trường, enzim cảm ứng hình thành. 
 - Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.
b. Pha luỹ thừa (pha log):
 Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.
c. Pha cân bằng:
 Số lượng tế bào vi khuẩn đạt cực đại và không đổi theo thời gian.
d. Pha suy vong:
 Số cá thể (tế bào) trong quần thể giảm dần.
2) Nuôi cấy liên tục:
 Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
 Ưu điểm: không tích tụ chất độc, tránh hiện tượng suy vong.
 Ứng dụng: sản xuất sinh khối thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn ...
III. Giới thiệu các hình thức sinh sản của VSV:
 - Sinh sản của sinh vật nhân sơ:
 - Phân đôi:
 - Nảy chồi và tạo thành bào tử:
 + Ngoại bào tử. VD: VSV dinh dưỡng mêtan.
 + Bào tử đốt. VD: Xạ khuẩn.
 + Phân nhánh và nảy chồi. VD: Vi khuẩn quang dưỡng màu tía.
 - Sinh sản của sinh vật nhân thực:
 - Sinh sản bằng bào tử:
 + Sinh sản vô tính: bào tử kín, VD: nấm Muco hay bào tử trần, VD: nấm Penicillium.
 + Sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.
 - Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi: 
 - Sinh sản vô tính bằng nảy chồi, VD: nấm men rượu hoặc phân đôi VD: nấm men rượu rum.
 - Sinh sản vô tính bằng phân đôi và sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố): 
- Câu hỏi và bài tập cuối bài 25:
+ Câu 2: Trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát vì vi khuẩn cần có thời gian làm quen để hình thành các enzim cảm ứng. Trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát vì môi trường ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng.
+ Câu 3: Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong vì các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hoá được tích luỹ ngày càng nhiều làm thay đổi tính thẩm thấu của màng làm cho vi khuẩn bị phân hủy. Còn trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng và các chất được tạo ra trong quá trình chuyển hoá khá ổn định nên không có hiện tượng suy vong. 
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
	- Sưu tầm một vài phương pháp lên men không liên tục, lên men liên tục. 	
- Xem trước bài 27
Tuần: ….. 	 	Ngày soạn: ………….
Tiết: ……	 	Ngày dạy : ………….
BÀI 27. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy: 
Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật ứng dụng của chúng.
II. Phương tiện dạy học: 
- SGK, Bảng trang 106.
- Tài liệu nói về các chất hoá học là chất dinh dưỡng, nhân tố sinh trưởng và chất ức chế vi sinh vật.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu khái niệm sinh trưởng và thời gian thế hệ của vi sinh vật. Cho VD.
	- Sinh trưởng liên tục là gì? Ưu điểm của nuôi cấy liên tục so với nuôi cấy không liên tục?
3. Bài mới:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
▲ Giới thiệu vai trò của thức ăn và môi trường sống đối với đời sống sinh vật nói chung và đối với vi sinh vật nói riêng. 
 ▲ Cho HS xem mục I, trang 105 – 106 SGK. hỏi:
 - Chất dinh dưỡng là gì?
 - Các chất nguyên tố vi lượng là gì? Chúng có vai trò như thế nào?
 - Nhân tố sinh trưởng là gì?
 - Thế nào là vi sinh vật nguyên dưỡng và sinh vật khuyết dưỡng.
▲ Cho HS ghi nhận nội dung tóm tắt theo SGK.
▲Trả lời câu hỏi lệnh: Vì sao có thể dùng VSV khuyết dưỡng (VD E. coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không? 
▲ Cho HS nghiên cứu bảng trang 106 SGK, trả lời các câu hỏi lệnh:
 +Hãy kể các chất diệt khuẩn dùng trong bệnh viện, trường học, và gia đình.
 +Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5-10 phút?
 +Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Mở rộng: trong mùa lũ, cán bộ y tế cấp viên cloramin B nhằm làm gì? 
 ▲ Yêu cầu HS nghiên cứu mục II, trang 107 SGK, lưu ý tên gọi và một số tác động của các tác nhân vật lý đến sự sinh trưởng của VSV và dụng trong bảo quan nông sản, thực phẩm…
∆ Lắng nghe, cùng làm việc với giáo viên.
 ∆ Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi. 
∆Ghi nhận ND tóm tắt.
∆Vì E. coli triptôphan âm phát triển được Þ thực phẩm có triptôphan và ngược lại. [E. coli triptôphan âm không tự tổng hợp được triptôphan, môi trường không có sẵn triptôphan chúng sẽ chết]
∆Nghiên cứu SGK, kết hợp hiểu biết trả lời các câu hỏi.
 +Cồn, nước javen (natri hipôclorit), thuốc tím, chất kháng sinh.
 +Dung dịch muối gây co nguyên sinh, ngăn chặn tế bào VSV phân chia, thuốc tím có tác dụng ôxi hóa mạnh. 
 +Không phải, nhưng có tác dụng tạo bọt nhằm rửa trôi VSV. 
 Diệt khuẩn và làm trong nước sinh hoạt trong.
∆Nghiên cứu SGK, lưu ý tên gọi và một số tác động của các tác nhân vật lý đến sự sinh trưởng của VSV và ứng dụng trong bảo quan nông sản, thực phẩm…
I. Chất hoá học:
1/ Chất dinh dưỡng:
 - Chất dinh dưỡng là những chất giúp giúp cho VSV đồng hóa và tăng sinh khối hoặc chuyển hóa như cacbohyđrat, prôtêin, lipit… 
 -Các nguyên tố vi lượng cần ít như Zn, Mn, Mo… nhưng rất cần thiết cho quá trình hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim.
 - Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu cơ (axit amin, vitamin,...) cần ít nhưng VSV không thể tự tổng hợp được từ chất vô cơ.
 + Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
 + Vi sinh vật nguyên dưỡng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
2/ Chất ức chế sinh trưởng:
 Bảng trang 106-SGK.
II. Các yếu tố lý học:
1/ Nhiệt độ:
 - Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong tế bào ® VSV sinh sản nhanh hay chậm.
 - Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của VSV.
2/ Độ ẩm:
 - Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng, là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.
 - Dùng nước để kích thích, khống chế sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật.
3/ Độ pH:
 Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt hóa enzim, sự hình thành ATP,...
4/ Ánh sáng:
 - VK QH cần ánh sáng để quang hợp, tổng hợp sắc tố, hướng sáng…
 - Ánh sáng có thể ức chế, tiêu diệt VSV: tia tử ngoại, tia X, tia Gamma… 
5/ Áp suất thẩm thấu:
 - Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu.
 -Dùng đường, muối tạo áp suất thẩm thấu để kìm hãm sự sinh trưởng của VSV.
4. Củng cố: 
- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Tại sao với mỗi bệnh nhiễm khuẩn người ta lại phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác nhau? (Các thuốc kháng sinh diệt khuẩn có tính chọn lọc, nếu không sử dụng đúng® kháng thuốc).
5.Dặn dò:
	- Học bài theo câu hỏi SGK
	- Đọc mục ghi nhớ và “Em có biết”
	- Xem trước nội dung bài thực hành.
Tuần: ….. 	 Ngày soạn: ………….
Tiết: ……	 	 Ngày dạy : ………….
BÀI 28: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy:
Nhuộn đơn, quan sát một số loại vi sinh vật và quan sát một số tiêu bản bào tử của vi sinh vật.
II. Phương tiện dạy học: 
- SGK, hình 28.
- Kính hiển vi quang học vật kính X10, X40 và thị kính X10 hoặc X15 và các dụng cụ khác.
- Dung dịch thuốc nhuộm vi sinh vật (không có thuốc thử thì làm tiêu bản thường).
- Mẫu vật: nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae), váng dưa chua, nấm mốc ở vỏ cam, quýt hay cơm nguội, vi khuẩn khoang miệng. 
III.Tiến trình bày dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho biết khái niệm chất dinh dưỡng và nhân tố sinh trưởng.
- Cho biết tác dụng của một số chất ức chế sinh trưởng.
- Cho biết ảnh hưởng của một vài nhân tố vật lý đối với vi sinh vật.
3. Nội dung thực hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ HD HS làm tiêu bản hiển vi vi sinh vật.
 ▲ HD HS quan sát vi sinh vật dưới kính hiển vi.
 ▲ Yêu cầu HS vẽ hình quan sát được dưới kính hiển vi.
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ∆ Làm tiêu bản theo HD của GV.
 ∆ Quan sát theo HD của GV.
 ∆ Vẽ hình quan sát được.
 ∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những điểm chưa rõ. 
Thí nghiệm 1: Nhuộm đơn phát hiện VSV trong khoang miệng:
 - Nhỏ 1 giọt nước cất lên phiến kính.
 - Dùng tăm tre lấy ít bựa răng trong khoang miệng.
 - Đưa bựa răng đến gần giọt nước ® dịch huyền phù, dàn mỏng.
 - Hong khô.
 - Đặt giấy lọc lên tiêu bản, nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm lên giấy lọc, để 15-20 giây, lấy giấy lọc ra.
 - Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô và soi kính HV.
Thí nghiệm 2: Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men:
 - Lấy 1 ít giống nấm men thuần khiết hoặc váng dưa chua, hoặc nuôi nấm men trong dung dịch đường 10% trước 2 - 3 giờ.
 - Làm tiêu bản hiển vi như thí nghiệm 1 và soi kính.
4.Thu hoạch:
-Kiểm tra kính hiển vi, cho vẽ hình. 
-Trả lời các câu hỏi nêu trong SGK.
-Làm bài thu hoạch tổng hợp 3 bài thực hành HKII.
5. Dặn dò:
-Đọc mục ”Em có biết”.
-Xem lại nội dung đã học trong HKII, chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết.
Tuần: ………..	Ngày soạn: …………..
Tiết: ………...	Ngày dạy: ……………
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu bài dạy:
- Nắm được kiến thức tổng quát chương 1 và chương 2 : Vi sinh vật học.
- Hiểu rõ các nội dung đã học.
- Làm được một số câu hỏi và bài tập vận dụng.
II. Phương tiện dạy học: 
Phiếu câu hỏi ôn tập.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nộp bài báo cáo thực hành.
3. Giảng bài mới:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ Phát phiếu cho HS thảo luận nhóm, trả lời những câu hỏi cần ôn tập.
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ▲ HD HS giải các câu hỏi vận dụng.
 ▲ Chốt lại nội dung ôn tập hoàn chỉnh. 
 ∆ Thảo luận nhóm để hoàn chỉnh các nội ôn tập.
 ∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những điểm chưa rõ. 
 ∆ Làm việc theo hướng dẫn của GV.
 ∆ Ghi nhận ND ôn tập hoàn chỉnh.
 Những nội dung cần ôn tập: 
Bài 18:
 - Mô tả được chu trình tế bào.
 - Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân.
 - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
Bài 19:
 - Nêu được những diễn biến cơ bản của giảm p

File đính kèm:

  • docSinh 10 HKII.doc