Giáo án Sinh học 10 - Bài 9, 10: Tế bào nhân thực

-Trình bày được hình thái, cấu trúc và chức năng của các bào quan ty thể, lục lạp, màng sinh chất, bô

-Kĩ năng tư duy logic cấu tạo như thế nào thì chức năng sẽ tương ứng như thế đó.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 10295 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 9, 10: Tế bào nhân thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 9
Bài 9&10: TẾ BÀO NHÂN THỰC
(Eukaryote)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày được hình thái, cấu trúc và chức năng của các bào quan ty thể, lục lạp, màng sinh chất, bô
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Kĩ năng tư duy logic cấu tạo như thế nào thì chức năng sẽ tương ứng như thế đó.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Ty thể, lục lạp, màng sinh chất.
-Khái niệm khó, mới: Ty thể, lục lạp.
-Bản đồ khái niệm: Ty thể D lục lạp 
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 Tranh vẽ các hình ty thể, lục lạp, màng sinh chất.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Bố mẹ truyền cho con KG hay KH ? Lấy ví dụ chứng minh ? Từ đó cho biết thành phần nào trong tế bào là quan trọng nhất ?
-Trình bày mối quan hệ giữa MLNC hạt với bộ máy golgi ?
 2.Đặt vấn đề:
Tế bào lấy năng lượng ở đâu, nhờ quá trình nào để tồn tại ? Vai trò đó do bao quan nào thể hiện ?
Tế bào thực vật lấy năng lượng ở đâu để sử dụng ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
N/c sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của ty thể và lục lạp
GV: Quan sát hình 9.1 SGK, miêu tả hình thái, cấu trúc của ty thể ?
GV: Trên cơ sở thành phần, cấu tạo nên ty thể cho biết vai trò của ty thể ?
GV: Việc màng trong ty thể gấp nếp có ý nghĩa gì ? (Gợi ý: Liên hệ với vai trò của ty thể)
GV: Trả lời lệnh trang 40 SGK ?
GV: Quan sát hình 9.2 SGK, miêu tả hình thái, cấu trúc của lục lạp ?
GV: Trên cơ sở đó cho biết vai trò của lục lạp ?
GV: Trong lục lạp có cấu tạo là các chồng túi dẹt như vậy có ý nghĩa gì ?
GV: Trả lời lệnh trang 41 SGK ?
GV: Tế bào thực vật và tế bào động vật, tế bào nào có hình dạng xác định, tại sao ?
Vậy tế bào động vật không có thành tế bào, vậy nó có cấu tạo như thế nào để đảm bảo duy trì hình dạng ?
GV: Ngoài ra khung xương tế bào còn có vai trò gì ?
GV: Có phải trong tế bào chất chỉ có ribosome, lưới nội chất, bộ máy golgi, ty thể, lục lạp ?
HOẠT ĐỘNG 2
N/c đặc điểm cấu trúc, chức năng của màng
GV: Quan sát hình 10.2 cho biết cấu trúc hoá học của màng sinh chất ?
GV: Trên cơ sở cấu trúc màng sinh chất, cho biết chức năng của nó ?
GV: Trả lời lệnh trang 46 SGK ?
GV: Ngoài ra ở tế bào thực vật, nấm, động vật còn thành phần nào ? Cấu trúc, vai trò của mỗi thành phần đó ?
d.Ty thể
*Hình thái: Hình bầu dục.
*Cấu trúc:
-Bên ngoài: Là màng, gồm 2 lớp màng bao bọc:
+Màng ngoài: Không gấp khúc.
+Màng trong: Gấp khúc tạo thành các mào, bên trên có rất nhiều loại enzyme hô hấp.
-Bên trong: Có chất nền chứa DNA và ribosome.
*Chức năng:
Tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành năng lượng ATP. (Do có nhiều enzyme hô hấp)
→ Như một nhà máy điện cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho hoạt động sống của tế bào.
e.Lục lạp
*Hình thái:
-Bầu dục
*Cấu trúc:
-Bên ngoài: Có 2 lớp màng bao bọc.
-Bên trong: 
+Chất nền.
+Thylacoid: Là túi dẹt, trên màng có chứa nhiều chất diệp lục và enzyme quang hợp.
+Hạt grana: Là hệ thống các túi dẹt xếp chồng lên nhau. Các grana lại nối với nhau bằng hệ thống màng. 
*Chức năng:
Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.
f.Khung xương tế bào:
*Cấu trúc: 
Hệ thống các vi ống, vi sợi, sợi trung gian với bản chất là protein.
*Chức năng:
-Giá đỡ cơ học cho tế bào.
-Nơi neo giữ các bào quan.
-Tham gia vào chức năng vận động của tế bào.
-Tạo cho tế bào có hình dạng xác định.
g.Một số bào quan khác:
Đặc điểm
Không bào 
Lysosome
Hình thái
Hình khối
Hình cầu
Cấu trúc
Có một lớp màng bao bọc
Chức năng
Thực vật:
-Chứa chất phế thải độc hại.
-Chứa muối khoáng.
-Chứa sắc tố.
Động vật:
-Tiêu hoá.
-Co bóp.
Như một phân xưởng tái chế rác thải của tế bào: phân huỷ tế bào, bào quan già, tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi.
3.Màng:
a.Màng sinh chất 
* Cấu trúc: khảm động - dày 9mm
-Một lớp kép phospholipid: quay đầu kị nước vào nhau. 
-Các phân tử protein: xen kẽ (xuyên màng) hoặc ở bề mặt.
-Các tế bào động vật có cholesterol làm tăng sự ổn định của màng sinh chất.
* Chức năng:
-Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc (bán thấm).
-Protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.
b.Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.
*Thực vật, nấm: Thành tế bào
-Cấu trúc: Có ở các tế bào thực vật cấu tạo chủ yếu bằng cellulose và ở nấm là chitin.
-Chức năng: Qịnh hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
*Động vật: Chất nền ngoại bào
-Cấu trúc: 
Các sợi của chất nền ngoại bào, protein liên kết với lipid tạo lipoprotein hay liên kết với cacbohydrate tạo glycoprotein.
-Chức năng: Giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận thông tin. 
Glycoprotein -"dấu chuẩn"giữ chức năng nhận biết nhau và các tế bào "lạ"(tế bào của các cơ thể khác). 
 4.Củng cố
-Mô tả cấu trúc tế bào ?
 5.Kiểm tra đánh giá
 6.Bài tập về nhà:
-Trình bày sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của ty thể và lục lạp ? 
-Trình bày sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ? 
V.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
VI. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • doc10-9-Lesson 9&10-Eukaryote (more).doc