Giáo án Sinh học 10 - Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ
1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được quá trình nhân lên của virus.
2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài.
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
/ /20 Tiết thứ: 31 Bài 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO CHỦ I.Mục tiêu: Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải: THỜI ĐIỂM TRƯỚC TRONG SAU 1.Kiến thức -Sau khi học xong bài trước. -Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới. -Trình bày được quá trình nhân lên của virus. - 2.Kỹ năng -Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập. -Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu. -Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên. -Năng lực làm việc theo nhóm. -Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu. -Khái quát được nội dung cơ bản của bài. -Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới. 3.Thái độ -Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời. -Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống. -Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống. II.Nội dung: -Kiến thức trọng tâm: HIV/AIDS -Khái niệm khó, mới: Chu trình tan, chu trình tiềm tan, VSV cơ hội, bệnh cơ hội, HIV, AIDS. -Bản đồ khái niệm: III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính: 1.Phương pháp: Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận. 2.Phương tiện: Tranh phóng to hình 30 SGK. Một số hình ảnh về sự nhân lên của virus, người mắc bệnh HIV. IV.Tiến trình tổ chức học bài mới: 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: -Virus là gì? Trình bày cấu tạo, hình thái của virus? -So sánh virus với vi khuẩn? 2.Đặt vấn đề: Tại sao những bệnh liên quan đến virus đều rất khó chữa trị ? Virus gây bệnh như thế nào ? HIV, AIDS là gì ? Cơ chế gây bệnh của HIV là gì ? 3.Hoạt động tổ chức học bài mới: TG HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1 Nghiên cứu chu trình nhân lên của virus GV: Nghiên cứu hình 30 SGK, cho biết chu trình nhân lên của virus diễn ra như thế nào ? GV: Tại sao chỉ có con người bị AIDS ? GV: Virus thực vật sẽ xâm nhập như thế nào vào tế bào vật chủ ? GV: Vì sao không thể nuôi cấy virus trong môi trường nhân tạo như vi khuẩn ? GV: Virus lây nhiễm sang các tế bào khác bằng cách nào ? HOẠT ĐỘNG 2 Nghiên cứu về HIV và bệnh AIDS GV: HIV là gì ? GV: Bản chất của HIV là gì ? GV: Hệ quả của việc các tế bào của hệ thống miễn dịch bị phá huỷ là gì ? GV: HIV lây truyền qua các con đường nào ? GV: Bệnh AIDS phát triển qua các giai đoạn như thế nào ? GV: Trên cơ sở các con đường lây nhiễm HIV em hãy đề xuất biện pháp phóng ngừa ? I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN: Chu trình nhân lên của vi rút bao gồm 5 giai đoạn: 1. Sự hấp phụ: VR bám lên bề mặt TB chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của TB chủ. 2. Xâm nhập: -Với phage: Phá huỷ thành TB nhờ enzyme, bơm acid nucleic vào TBC, vỏ nằm ngoài. -Với virus ĐV: Đưa cả ncleocapside vào TBC, sau đó cởi vỏ để giải phóng acid nucleic. 3. Sinh tổng hợp: VR sử dụng enzyme và nguyên liệu của TB để tổng hợp acid nucleic và protein cho mình. 4. Lắp ráp: Lắp acid nucleic vào protein vỏ để tạo thành virus hoàn chỉnh. 5. Phóng thích: -VR phá vở tế bào để ồ ạt → làm tế bào chết ngay → Quá trình sinh tan. - Virus chui ra từ từ theo lối nẩy chồi → tế bào vẫn sinh trưởng bình thường → Quá trình tiềm tan. II. HIV/AIDS: 1. Khái niệm về HIV: a. Định nghĩa: Là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. b. Bản chất: Nhiễm và phá huỷ một số TB của hệ thống miễn dịch → Cơ thể mất khả năng miễn dịch. c. Kết quả: Tạo điều kiện cho VSV cơ hội gây nên bệnh cơ hội → Bệnh AIDS -VSV cơ hội: là VSV lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công. -Bệnh cơ hội: là bệnh do VSV cơ hội gây nên. 2. Ba con đường lây truyền HIV: -Qua đường máu -Qua đường tình dục -Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. 3. Ba giai đoạn phát triển của bệnh AIDS: -Giai đoạn sơ nhiễm: Đặc điểm sgk -Giai đoạn không triệu chứng:Đặc điểm sgk -Giai đoạn biểu hiện triệu chứng:Đặc điểm sgk 4. Biện pháp phòng ngừa: -Sống lành mạnh chung thuỷ 1 vợ 1 chồng. -Loại trừ tệ nạn xã hội (Tiêm chích ma tuý, mại dâm…) -Vệ sinh y tế theo đúng quy trình nghiêm ngặt. 4.Củng cố Câu 1: Vi rus bám được vào tế bào chủ nhờ gai glycôprôtein của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào chủ. Đây là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virut ? Giai đoạn xâm nhập. B. Giai đoạn lắp ráp. Giai đoạn hập phụ. * D. Giai đoạn phóng thích. Câu 2: Virut HIV nhiễm vào tế bào nào ? Tế bào hệ miễn dịch của người. * B. Tế bào gan. Tế bào sinh dục nam. D. Tế bào sinh dục nữ. Câu 3: Mỗi loại virut có thể xâm nhập vào một số tế bào nhất định, là do trên bề mặt tế bào có ……….. mang tính đặc hiệu đối với mỗi loại virut. Điền vào chỗ trống(……..) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa ? Glicôprôtein. B. Các thụ thể. * Capsome. D. Capsit Câu 4: HIV lây truyền theo con đường nào ? Đường máu, tiêm chích, ghép tạng. Đường máu, tình dục và mẹ truyền cho con qua bào thai.* Đường máu, tình dục, xâm mình. Côn trùng, ăn uống, sinh hoạt chung. 5.Kiểm tra đánh giá: -Phân biệt HIV, AIDS ? -Tại sao chỉ có con người bị AIDS ? 6.Bài tập về nhà: -Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài. -Soạn bài mới. 7.Từ khoá tra cứu: V.Kiến thức nâng cao, bổ sung: - VI.Tài liệu tham khảo: -SGV. -Tranh ảnh từ mạng internet. VII.Rút kinh nghiệm: Ngày tháng năm 20 Tổ trưởng: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 10-31-Lesson 30-Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ.doc