Giáo án Sinh học 10 - Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

I. Mục tiêu: qua bài này học sinh cần

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm điện thế hoạt động và các giai đoạn của điện thế hoạt động.

- Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.

2. Kĩ năng:

- Kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.

- Kỹ năng nghiên cứu SGK.

- Kỹ năng làm việc cá nhân.

- Kỹ năng làm việc nhóm.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt đông trong lớp.

- Chủ động nắm bắt kiến thức.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trưng Vương	
Lớp 11A1
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Công Khanh
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Kiều Mi
Ngày soạn: 12/02/2014.
 GIÁO ÁN
 CHƯƠNG II: Cảm ứng
 BÀI 29: ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH 
Mục tiêu: qua bài này học sinh cần
Kiến thức: 
Phát biểu được khái niệm điện thế hoạt động và các giai đoạn của điện thế hoạt động.
Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.
Kĩ năng: 
Kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
Kỹ năng nghiên cứu SGK.
Kỹ năng làm việc cá nhân.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Thái độ: 
Tích cực tham gia các hoạt đông trong lớp.
Chủ động nắm bắt kiến thức.
Phương pháp và đồ dùng dạy học: 
Phương pháp: sách giáo khoa, trực quan, hỏi đáp
Đồ dùng dạy học: hình 29.1,29.3, 29.4 SGK Sinh học 11
Trọng tâm của bài: cơ chế hình thành điện thế hoạt động và cách thức lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.
Tiến trình bài dạy
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Khái niệm điện thế nghỉ?
Giảng bài mới: 
Tuần trước chúng ta đã tìm hiểu điện thế nghỉ, có mặt ở tế bào đang nghỉ ngơi, không bị kích thích. Còn khi tế bào bị kích thích sẽ xuất hiện điện thế hoạt động. Vậy điện thế hoạt động là gì và cơ chế hình thành điện thế ra sao cùng tìm hiểu qua bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.
Thời
gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV: khi nào xuất hiện điện thế hoạt động?
HS: khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động.
Quan sát hình 29.1, xác định đâu là điện thế nghỉ? Đâu là điện thế hoạt động?
Điện thế hoạt động gồm mấy giai đoạn? Kể tên các giai đoạn?
HS: Giai đoạn mất phân cực từ -70 mV ® 0 mV
-Giai đoạn đảo cực từ 0 mV ® +30 mV
-Giai đoạn tái phân cực từ +30 mV ® -
? Nguyên nhân nào làm xuất hiện 3 giai đoạn của điện thế hoạt động? 
HS: do tế bào bị kích thích. 
? Khi tế bào bị kích thích, cổng Na+ sẽ như thế nào? Điều này gây ảnh hưởng gì?
? Na+ đi vào trong tế bào ngày càng nhiều, màng trong tế bào tich điện gì?điều đó gây nên giai đoạn nào của điện thế hoạt động?
GV : tính thấm của màng tế bào với Na+ chỉ duy trì trong một khoảng khác rồi giảm xuống->cổng K+mở rộng hơn, cổng Na+đóng lại-> K+ đi từ trong tế bào ra ngoài dẫn đén tái phân cực.
GV vẽ hình mô phỏng lên trên bảng.
Tóm lại: Điện thế hoạt động là gì?
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết thế nào là xung thần kinh?
GV giới thiệu dựa vào cấu tạo của sợi thần kinh người ta phân làm 2 loại sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin.
GV đưa ra 2 hình sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin. Hỏi: Hai loại sợi thần kinh cấu tạo khác nhau ở điểm nào?
HS trả lời
Sợi TK không có bao miêlin: Sợi thần kinh trần, không có bao miêlin bao bọc.
Sợi thần kinh được bao bọc bởi các bao miêlin (có bản chất là phôtpholipit, màu trắng, cách điện) nhưng không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie.
GV dẫn: Do có cấu trúc khác nhau nên cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và trên thần kinh có bao miêlin là khác nhau. Vậy để xem chúng khác nhau như thế nào ta sẽ xét riêng từng loại.
Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin
Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin
GV: Nhắc lại cấu tạo bao miêlin
GV: Dựa vào cấu tạo của bao miêlin theo em thì sợi thần kinh có bao miêlin sẽ lan truyền xung thần kinh như thế nào? 
GV: Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh theo cách nhảy cóc? 
HS: Do ở bao miêlin có tính chất cách điện nên các giai đoạn mất phân cực, đảo cực và tái phân cực chỉ xảy ra ở các eo Ranvie è xung thần kinh sẽ lan truyển liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie kế tiếp, theo kiểu nhảy cóc. 
GV liên hệ thực tiễn: Tại sao sau 45 phút học bài căng thẳng cần có 5 – 10 phút giải lao?
F Sau 1 thời gian dài lao động trí óc căng thẳng thì khả năng tiếp nhận và trả lời kích thích của tế bào thần kinh giảm xuống, dẫn tới khả năng tiếp thu bài giảm, cần phải nghỉ ngơi để thần kinh khôi phục.
GV: Lệnh trang 119
Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh có bao miêlin từ vỏ não xuống đến các cơ ngón chân làm ngón chân co lại. Hãy tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân của 1 người cao 1,6m, tốc độ lan truyền là 100m/s) ?
HS 
Thời gian lan truyền xung thần kinh từ vỏ não xuống ngón chân = 1,6/100 = 0,016 (s)
I. Điện thế hoạt động
1. Khái niệm: là sự biến đổi điện thế nghĩ tù phân cực sang mất phân cực , đảo cực và tái phân cực.
2. Các giai đoạn
Gồm 3 giai đoạn: mất phân cực (khử cực), đảo cực, và tái phân cực
II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
Điện thế hoạt động khi xuất hiện gọi là xung TK hay xung điện.
Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh.
Hoàn thành bảng.
 Bảng so sánh sự lan truyền xung thần kinh trên 2 loại sợi thần kinh 
Chỉ tiêu so sánh
Sợi thần kinh không có bao miêlin
Sợi thần kinh có bao miêlin
Đặc điểm
sợi thần kinh trần, không có bao miêlin bao bọc.
 Có bao miêlin nhưng không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie.
Cách thức lan truyền
xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng khác kề bên.
Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
Cơ chế lan truyền
do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác kề bên.
Sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
Tốc độ lan truyền
Chậm
Nhanh 
Năng lượng tiêu tốn
Nhiều 
Ít
Ví dụ
Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên dây giao cảm không có bao miêlin là khoảng 3 – 5 m/s.
Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh vận động có bao miêlin là khoảng 100 m/s.
Củng cố kiến thức: 
Trả lời câu hỏi SGK.
Đọc phần “ Em có biết”.
Dặn dò:
Đọc trước bài 30.
Ý Kiến Nhận Xét của Thầy Hướng Dẫn Chuyên Môn:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Phê duyệt của GVHD 	Giáo sinh Thực tập
Thầy Trần Công Khanh	Nguyễn Thị Kiều Mi

File đính kèm:

  • docbai 29.doc