Giáo án Sinh học 10 - Bài 28: Điện thế nghỉ

I. Mục tiêu: qua bài này học sinh cần

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm hưng phấn, điện thế nghỉ.

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.

- Kỹ năng nghiên cứu SGK.

- Kỹ năng làm việc cá nhân.

- Kỹ năng làm việc nhóm.

3. Thái độ:

- Thúc đẩy giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.

II. Phương pháp và đồ dùng dạy học:

1. Phương pháp: sách giáo khoa, trực quan, hỏi đáp

2. Đồ dùng dạy học: hình 28.1 SGK Sinh học 11

III. Trọng tâm của bài: Khái niệm điện thế nghỉ

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 28: Điện thế nghỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trưng Vương	
Lớp 11A1
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Công Khanh
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Kiều Mi
Ngày soạn: 12/02/2014.
 GIÁO ÁN
CHƯƠNG II: Cảm ứng
BÀI 28: ĐIỆN THẾ NGHỈ 
Mục tiêu: qua bài này học sinh cần
Kiến thức: 
Trình bày được khái niệm hưng phấn, điện thế nghỉ.
Kỹ năng: 
Kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ.
Kỹ năng nghiên cứu SGK.
Kỹ năng làm việc cá nhân.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Thái độ: 
Thúc đẩy giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
Phương pháp và đồ dùng dạy học: 
Phương pháp: sách giáo khoa, trực quan, hỏi đáp
Đồ dùng dạy học: hình 28.1 SGK Sinh học 11
Trọng tâm của bài: Khái niệm điện thế nghỉ
Tiến trình bài dạy
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ : (10 phút)
Câu hỏi: Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào? Phân biệt phản xạ đơn giản và phản xạ phức tạp. 
Trả lời:
Hệ thần kinh dạng ống được thực hiện theo nguyên tắc phản xạ.
Phản xạ đơn giản: 
+ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống hầu hết là các phản xạ không điều kiện.
+ Do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia.
+ Mang tính bẩm sinh, đặc trưng cho loài và rất bền vững.
Phản xạ phức tạp: 
+ Ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là các phản xạ có điều kiện.
+ Do một số lượng lớn các tế bào tham gia đạc biệt là các tế bào thần kinh võ não,
+Phải qua quá trình học tập mới có được nên không di truyền và dễ thay đổi
Giảng bài mới: 
Đặt vấn đề (2phút) :Các em đã từng nghe về cách săn mồi của loài cá đuối? Loài cá này có khả năng phóng ra luồng điện mạnh làm tê liệt con mồi. Điều đó chứng tỏ, cơ thể sống có điện. Điện trong cơ thể gọi là điện sinh học.Vậy điện sinh học là gì? Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài 28: Điện thế nghỉ 
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
7’
21’
Giáo viên nêu một số ví dụ về hưng phấn
- Khi hưng phấn TB cơ co lại 
- Khi tuyến mồ hôi bị kích thích gây hiện tượng bài tiết mồ hôi 
(?) Từ đó rút ra khái niệm hưng phấn là gì?
GV dẫn ý: Chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn đó là điện tế bào.
? Điện tế bào gồm mấy loại? Kể tên.
+Cho HS quan sát hình 28.1
+GV yêu cầu học sinh thực hiện lệnh trong SGK quan sát hình 28.1 và cho biết :
? Loại tế bào nào được sử dụng trong thí nghiệm? Tế bào này có đang được kích thích hay không?
HS:tế bào thần kinh mực ống, không được kích thích.
? Điện kế được đặt như thế nào?
HS: Một điện cực để sát mặt ngoài tế bào, điện cực kia cắm sát màng trong tế bào.
(?) Kim điện kế bị lệch cho biết điều gì?
(?) Điện tích phân bố hai bên màng tế bào ra sao?
HS: có sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào, phía trong của màng mang điện tích (-), phía ngoài của màng mang điện tích (+).Quy ước: Đặt dấu (-) trước trị số điện thế nghỉ.
 (?) Điện thế nghỉ là gì ? Cho ví dụ về tế bào chứa điện thế nghỉ.
GV: điện thế nghỉ được hình thành do 3 yếu tố:
+ sự phân bố và đi chuyển của ion ở hai bên màng tế bào.
+tính thấm chọn lọc đối với ion.
+bơm Na-K
Bên trong tế bào ion K+ có nồng đọ cao hơn, ion Na+ có nồng độ thấp hơn,còn bên ngoài màng thì ngược lại.
Ion K+ khuếch tán từ màng trong ra màng ngoài do nồng độ K+ bên trong màng cao hơn và màng tế bào có tính thấm cao đối với ion K+ -> kênh K+ mở -> K+ ra màng ngoài.
Mà ion K+ mang điện tích dương Þ màng trong trờ nên âm. K+ đi ra bị lục hút trái dấu ở phái trong màng giữ lại nên đi không xa tập trung sát màng Þ màng ngoài tích điện dương.
Bơm Na-K trên màng tế bào sẽ bơm trả K+ từ ngoài vào trong, do đó duy trì được điện thế nghỉ.
I. Điện tế bào: 
1. Khái niệm hưng phấn
 Hưng phấn là sự biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích.
2. Điện tế bào
 - Điện tế bào là một chỉ số để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn.
 - Điện tế bào bao gồm: điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
II. Điện thế nghỉ:
1. Thí nghiệm
2. Khái niệm 
- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài mang điện dương.
- Ví dụ : Điện thế nghĩ có ở tế bào cơ đạng nghĩ hoặc tế bào thần kinh khi không bị kích thích.
Củng cố kiến thức:(4phút)
- Điện thế nghỉ xảy ra khi nào? Khái niệm điện thế nghỉ?
- Đọc phần Em có biết.
Dặn dò:(1 phút)
Đọc trước bài mới.
Ý Kiến Nhận Xét của Thầy Hướng Dẫn Chuyên Môn:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Phê duyệt của GVHD 	Giáo sinh Thực tập
Thầy Trần Công Khanh	Nguyễn Thị Kiều Mi

File đính kèm:

  • docbai 28.doc