Giáo án Sinh học 10 - Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

-Nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa

-Trình bày được ý nghĩa thời gian thế hệ của vi sinh vật

-Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của nuôi cấy không liên tục

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 11758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 25
Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
(Development of microbioloy)
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1. Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Nêu được 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa 
-Trình bày được ý nghĩa thời gian thế hệ của vi sinh vật
-Nêu được nguyên tắc và ý nghĩa của nuôi cấy không liên tục
2. Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3. Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Sinh trưởng của vi sinh vật.
-Khái niệm khó, mới: VSV, thời gian thế hệ, pha lag, pha log, 
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
 - Hình 25.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
 (Giờ trước thực hành)
 2.Đặt vấn đề:
Tốc độ chuyển hoá vật chất của VSV rất nhanh. Vậy kết quả là gì ?
Nêu các dấu hiệu sinh trưởng ở động vật, thực vật ? Sinh trưởng ở VSV có phải là như vậy không ? 
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Xây dựng khái niệm sinh trưởng vi sinh vật
GV: (Từng bước đưa ra VD)
GV: Vậy sinh trưởng của quần thể VSV là gì ? Tại sao quá trình sinh trưởng lại xét trên cả cấp độ quần thể ?
GV: Tại sao VSV sinh trưởng phát triển nhanh ?
GV: Các loài VSV khác có cùng một thời gian thế hệ không ?
GV: Tại sao VSV lại có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh như vậy ?
GV: (Hướng dẫn học sinh rút ra công thức)
GV: (Dẫn dắt sang mục II) Có phải công thức trên hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp ? Có phải có thể tính được số lượng tế bào hoặc khối lượng quần thể bằng công thức trên ?
HOẠT ĐỘNG 2
Nghiên cứu sự sinh trưởng của VSV
GV: Vậy quần thể VSV sinh trưởng như thế nào? Quá trình sinh trưởng của VSV trải qua các giai đoạn nào? Tại sao xảy ra giai đoạn suy vong?
GV: Thế nào là nuôi cấy không liên tục?
GV: N/c hình 25, giải thích sự sinh trưởng của quần thể VSV qua các giai đoạn?
GV: Sự sinh trưởng không liên tục có ý nghĩa gì trong đời sống, thực tiễn?
GV: Trên cơ sở định nghĩa thế nào là môi trường không nuôi cấy không liên tục, hãy liên hệ và đưa ra định nghĩa môi trường nuôi cấy liên tục?
GV: Vậy quá trình sinh trưởng của quần thể trong môi trường nuôi cấy liên tục được ứng dụng như thế nào?
I. KHÁI NIỆM
1. VD:
1 con bò nặng 500kg: 0,5kg pr/ngày.
500kg đậu nành: 40kg pr/ngày.
500kg nấm men: 50 tấn pr/ngày.
2. Định nghĩa: 
Là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.
3. Thời gian thế hệ:
 Là thời gian từ khi một tế bào được sinh ra đến khi phân chia (Kí hiệu: g) hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
VD: E.Coli 20 phút tế bào phân chia 1 lần.
 Mỗi loài vi khuẩn có thời gian riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau.
VD: Vi khuẩn lao 1000 phút, vi khuẩn cỏ khô 26 phút, tảo mắt 10 giờ, Trùng đế giày 24 giờ.
	Nt = N0 .2n 
II. SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VK:
1. Môi trường nuôi cấy không liên tục: 
a. Định nghĩa: 
 Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
b. Các giai đoạn:
* Pha tiểm phát (Pha Lag)
* Pha luỹ thừa (Pha Log)
* Pha cân bằng:
*Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do:
c. Ứng dụng:
 Phân giải xác động, thực vật làm sạch môi trường, đảm bảo quá trình tuần hoàn vật chất.
2. Môi trường nuôi cấy liên tục:
a. Định nghĩa: 
 Là môi trường luôn được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.
b. Đặc điểm: 
 Điều kiện môi trường duy trì ổn định.
c. Ứng dụng: 
 Sản xuất sinh khối để thu protein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như acid amine, enzyme, kháng sinh, hormone, …
 4.Củng cố
- Vẽ đồ thị sinh trưởng của quần thể VSV trong môi trường nuôi cấy liên tục?
 5.Kiểm tra đánh giá:
- Sinh trưởng của VSV là gì? Nó khác gì so với quá trình sinh trưởng ở nhóm đa bào, bậc cao? Quá trình sinh trưởng của nó diễn ra như thế nào?
 6.Bài tập về nhà:
- Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
- Soạn bài mới.
V.Tài liệu tham khảo:
- SGV.
- Tranh ảnh từ mạng internet.	
VI.Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • doc10-25-Lesson 25-Development of microbiological population.doc
Giáo án liên quan