Giáo án Sinh học 10 - Bài 17: Hô hấp ở động vật
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
-Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp đối với các nhóm động vật trong các điều kiện môi trường sống khác nhau.
-Nêu được khái niệm hô hấp ngoài, các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí; trình bày được các hình thức hô hấp, nêu được đại diện của mỗi hình thức hô hấp.
2.Kỹ năng
-Đọc sách giáo khoa, phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức.
-Quan sát, phân tích hình vẽ. So sánh, thảo luận nhóm.
Ngày soạn: 10/10/2013 Ngày dạy: 15/10/2013 Tiết 17: Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT I..Mục tiêu bài học 1.Kiến thức -Nêu được những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp đối với các nhóm động vật trong các điều kiện môi trường sống khác nhau. -Nêu được khái niệm hô hấp ngoài, các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí; trình bày được các hình thức hô hấp, nêu được đại diện của mỗi hình thức hô hấp. 2.Kỹ năng -Đọc sách giáo khoa, phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức. -Quan sát, phân tích hình vẽ. So sánh, thảo luận nhóm. 3.Thái độ -Thấy được thế giới sinh vật đa dạng phong phú, các sinh vật muốn tồn tại và phát triển được cần phải thích nghi với môi trường sống. -Rèn luyện sức khỏe để tăng khả năng hô hấp. II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1..Chuẩn bị của giáo viên -Giáo án, giáo án điện tử, các hình ảnh, clip minh họa các hình thức hô hấp ở động vật, sách giáo khoa. 2.Chuẩn bị của học sinh -Sách giáo khoa, vở ghi. III..Tiến trình dạy học 1..Ổn định lớp Ngày Lớp Tên học sinh vắng 2.Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra bài cũ) 3.Dạy bài mới Vào bài: Để tồn tại và phát triển, động vật cần phải đầu tư cho các quá trình: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết...bài trước chúng ta đã tìm hiểu về tiêu hóa ở động vật và thấy được tiêu hóa rất quan trọng với đời sống động vật. Tuy nhiên, còn có quá trình có vai trò quan trọng không kém tiêu hóa, là quá trình hô hấp. Vậy hô hấp là gì? Động vật có các hình thức hô hấp nào? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 17: Hô hấp ở động vật. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp ở động vật ( 5 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Đưa ra câu hỏi trắc nghiệm trong sgk-71. Yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng về khái niệm hô hấp và giải thích lí do chọn đáp án Nhận xét, đánh giá.( Đáp án đúng: B) Gv: quá trình hô hấp bao gồm hô hấp ngoài ( trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường) và hô hấp trong ( hô hấp xảy ra trong tế bào). Bài 17 chỉ đề cập đến hô hấp ngoài. Suy nghĩ cá nhân và trả lời Suy nghĩ cá nhân và trả lời 1.Hô hấp là gì? Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy oxy từ bên ngoài để oxy hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài Hoạt động 2: Tìm hiểu bề mặt trao đổi khí ( 10 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Cơ quan nào của cơ thể là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với không khí để lấy oxy? Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý: Ếch nhái lấy oxy qua bộ phận nào? Giun đất lấy oxy qua bộ phận nào? Cá lấy oxy qua bộ phận nào? Người lấy oxy qua bộ phận nào? Gv: các bộ phận như mang, da, phổi...gọi là bề mặt trao đổi khí. Bề mặt trao đổi khí là gì? Có những đặc điểm nào chúng ta cùng tìm hiểu trong phần 2. Gv: Từ ví dụ trên, yêu cầu học sinh trình bày khái niệm bề mặt trao đổi khí theo ý hiểu . Gv: nghiên cứu sgk, nêu khái niệm chính xác Bề mặt trao đổi khí có đặc điểm gì, chúng ta cùng nghiên cứu phần 2.2 Gv: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy ở người có 300 triệu phế nang với tổng diện tích: 140 m 2 . Nhận xét về diện tích trao đổi khí ở động vật? Gv: Như vậy, đặc điểm đầu tiên của bề mặt trao đổi khí là bề mặt trao đổi khí rộng. Gv: khi bắt giun đất hoặc cá, ếch và lột da chúng. Nhận xét về da của các loài trên: da mỏng hay dày, trơn hay khô? Gv: Đây là đặc điểm thứ 2 cần phải chú ý về bề mặt trao đổi khí: bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp oxy và cacbonic dễ dàng khuếch tán qua. Gv: Giải thích tại sao phổi người, mang cá có màu hồng? Gv: Bề mặt trao đổi khí có mạch máu và sắc tố hô hấp làm tăng diện tích tiếp xúc giữa máu và môi trường. Gv: Nếu 1 người ở trong phòng kín, đóng hết cửa sổ và tiến hành hô hấp. Sau 1 thời gian, điều gì sẽ xảy ra? Đây chính là đặc điểm cuối cùng của bề mặt hô hấp Tiểu kết: trong phần 2, cần phải nhớ khái niệm bề mặt trao đổi khí, bề mặt trao đổi khí có 4 đặc điểm. Tuy nhiên, các loài động vật khác nhau thì bề mặt trao đổi khí có những đặc điểm khác nhau. Suy nghĩ cá nhân và trả lời ( da, phổi,..) Suy nghĩ cá nhân và trả lời Đại diện học sinh trả lời Suy nghĩ cá nhân và đưa ra nhận xét ( diện tích trao đổi khí lớn) Suy nghĩ cá nhân và đưa ra nhận xét ( da trơn, mỏng) Suy nghĩ cá nhân và trả lời ( có mạch máu và sắc tố hô hấp) Suy nghĩ cá nhân và trả lời ( hết oxy, cần phải mở cửa ra để oxy lưu thông trong phòng) 2.Bề mặt trao đổi khí 2.1.Khái niệm Bề mặt trao đổi khí là bộ phận cho oxy từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào ( hoặc máu) và caccbonic khuếch tán từ tế bào ( hoặc máu) ra ngoài. 2.2.Đặc điểm -Bề mặt trao đổi khí rộng -Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt -Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp -Có sự lưu thông khí tạo ra chênh lệch nồng độ khí oxy và cacbonic Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức hô hấp ở động vật( 25 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, có thể chia thành các hình thức hô hấp khác nhau, các loài động vật tùy thuộc vào môi trường sống mà có những hình thức hô hấp khác nhau. Hình thức hô hấp nào đạt hiệu quả cao, loài nào trao đổi khí hiệu quả nhất, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong phần 3: các hình thức hô hấp ở động vật. Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 2 đến 3 học sinh. Yêu cầu: -Nghiên cứu sách giáo khoa trong 5 phút. -Hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút -Gọi bất kì thành viên của bất kì nhóm nào báo cáo kết quả, các nhóm khác nghe và nhận xét. Giáo viên đưa ra đáp án phiếu học tập, yêu cầu các nhóm chấm chéo kết qủa hoạt động của nhau. Nhận xét đánh giá chung về hoạt động của các nhóm. Giáo viên đưa ra 1 số câu hỏi: -Quan sát hình 17.4, mô tả sự lưu thông khí qua mang cá. -Tại sao nói cá xương là động vật hô hấp hiệu quả nhất dưới nước? -Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim, thú, lưỡng cư diễn ra như thế nào? -Trong các nhóm động vật trên cạn, loài nào trao đổi khí hiệu quả nhất? tại sao? -Tại sao trong bể nuôi cá cảnh hoặc trong các đầm nuôi tôm cần phải có dụng cụ sục khí? -Tại sao khi ra đường cần phải đeo khẩu trang? *Dành cho học sinh khá giỏi:Thú có thể hô hấp dưới nước không? Tại sao cá voi ( thú) lại có thể ở lâu dưới nước? Tại sao trẻ em lại cất tiếng khóc chào đời? tại sao khi chạy nhanh thì nhịp và độ sâu hô hấp lại tăng lên? Hiện tượng tràn dịch màng phổi có hậu quả như thế nào? Hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Suy nghĩ cá nhân và trả lời Suy nghĩ cá nhân và trả lời Suy nghĩ cá nhân và trả lời Suy nghĩ cá nhân và trả lời 3.Các hình thức hô hấp ở động vật Nội dung trong đáp án phiếu học tập. Đáp án phiếu học tập Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành bảng sau trong 10 phút. Hình thức Đặc điểm Qua bề mặt cơ thể Qua hệ thống ống khí Qua mang Qua phổi Đại diện Động vật đơn bào Động vật đa bào thấp Côn trùng Cá Thân mềm Chân khớp Bò sát Lưỡng cư Chim Thú Đặc điểm cấu tạo bề mặt trao đổi khí có đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí hệ thống ống khí phân nhánh và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. mang gồm các cung mang, trên cung mang có phiến mang, phiến mang có nhiều mao mạch. Phổi gồm nhiều phế nang và mao mạch. Phổi chim có thêm hệ thống ống khí Đặc điểm trao đổi khí oxy và cacbonic khuếch tán qua bề mặt tế bào hoặc cơ thể oxy và cacbonic trao đổi qua hệ thống ống khí. oxy khuếch tán từ nước qua mang, vào máu; cacbonic khuếch tán từ máu, qua mang, vào nước. oxy và cacbonic trao đổi qua bề mặt phế nang. 4. Củng cố (5 phút) Hoàn thành bản đồ khái niệm chưa hoàn chỉnh ( bản đồ khuyết) 5. Dặn dò -Làm câu hỏi và bài tập sgk-75, 76 -Trả lời câu hỏi sau: tại sao tỉ lệ khí oxy và cacbonic khác nhau trong thành phần không khí khi hít vào và thở ra? -Chuẩn bị bài 18: Tuần hoàn máu
File đính kèm:
- bai 17 ho hap o dong vat.doc