Giáo án Sinh học 10 - Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

-Trình bày đựơc các kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào và hiện tượng nhập bào và xuất bào.

-Phân biệt được kiểu vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, hiện tượng nhập bào và xuất bào.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Hiểu được ý nghĩa của cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 11254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 10
Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Trình bày đựơc các kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào và hiện tượng nhập bào và xuất bào.
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Phân biệt được kiểu vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, hiện tượng nhập bào và xuất bào.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Hiểu được ý nghĩa của cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: Vận chuyển thụ động
-Khái niệm khó, mới: Vận chuyển thụ động, thẩm thấu, thẩm tách, các loại môi trường (ưu-đẳng-nhược trương), nhập bào (ẩm bào, thực bào), xuất bào.
-Bản đồ khái niệm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
- Hình vẽ 11.1 đến hình vẽ 11.3 SGK
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
1.Đặc điểm cấu trúc và chức năng của không bào ?
2.Trình bày cấu trúc màng sinh chất ?
3.Em có thể dự đoán về vai trò của mỗi thành phần trong kiểm soát sự di chuyển ra vào của các chất ?
 2.Đặt vấn đề:
Như bài đầu tiên Giới thiệu chung về thế giới sống, chúng ta đã biết các cấp độ tổ chức sống là một hệ mở, thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với môi trường sống ?Vậy cấp độ tổ chức tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường ntn ? Màng đã có cấu tạo như thế nào để thích nghi việc kiểm soát các chất ra vào tế bào ?
Tại sao lại phải ngâm rau sống bằng nước muối ? Tại sao san hô, cá, … có khả năng sống trong nước biển có nồng độ muối cao ?Bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể như thế nào ?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu cơ chế vận chuyển chủ động
GV: Quan sát thí nghiệm sau: 
Dự đoán và nhận xét sự di chuyển của dung môi và chất tan ?
GV:Thế nào là hiện tượng khuếch tán?
GV:Với đặc thù cấu trúc của lớp màng sinh chất, em có dự đoán gì về các chất được vận chuyển qua màng sinh chất bằng con đường này ? 
GV:Quan sát hiện tượng sau, cho biết có các loại kênh protein xuyên màng nào?
(Ảnh động khi trình diễn trên powerpoint)
GV:Vậy nước, một chất có tính phân cực mạnh sẽ vận chuyển thông qua con đường nào ?
GV:Trả lời lệnh trang 48/SGK: Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào yếu tố nào ?
GV: Nhỏ giọt nước cất trên phiến kính chứa mẫu tế bào thực vật và mẫu tế bào động vật. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra?
 Tại sao tế bào hồng cầu cũng như các tế bào khác trong cơ thể người lại không bị vỡ?
GV:Trong thực tế có một số chất (ure) trong nước tiểu cao gấp 10 lần trong máu nhưng vẫn không vận chuyển từ thận vào máu, mà có sự vận chuyển ngược lại ?
HOẠT ĐỘNG 2
N/c hình thức vận chuyển chủ động
GV:Quá trình vận chuyển chủ động cần điều kiện gì ? Thế nào là vận chuyển chủ động ?
GV:Tại sao trong tế bào cần có sự vận chuyển chủ động ?
GV:(Khắc sâu) Vậy quá trình vận chuyển thụ động khác gì sự vận chuyển chủ động ?
HOẠT ĐỘNG 3
N/c cơ chế nhập bào, xuất bào
GV:Vậy với những vật chất hữu cơ lớn như một tế bào vi khuẩn, tế bào sẽ vận chuyển nó vào trong như thế nào ?
GV:Quan sát hình vẽ 11.2 SGK, mô tả cách lấy và tiêu hoá thức ăn của động vật nguyên sinh ?
GV: Có mấy hình thức nhập bào ?
GV:Hiện tượng xuất bào là gì ?
I.VẬN CHUYỂN TRỰC TIẾP: Qua MSC
1.Vận chuyển thụ động:
a.Định nghĩa:
 Là hình thức vận chuyển các chất qua MSC mà không tiêu tốn năng lượng.
b.Nguyên lý:
Sự khuếch tán khi chênh lệch về nồng độ. 
Gồm:
-Sự di chuyển của dung môi (nước)-Thẩm thấu: 
 C thấp → Ccao.
-Sự di chuyển của chất tan-Thẩm tách:
 C cao → Cthấp.
c.Phân loại:
-Khuếch tán trực tiếp: qua lớp phospholipid kép với các chất không phân cực (phân cực yếu) và các chất có kích thước nhỏ như CO2, O2…
-Khuếch tán gián tiếp: qua kênh protein xuyên màng với các chất phân cực và có kích thước lớn, gồm:
+Kênh có cấu trúc phù hợp với chất cần vận chuyển: Các chất phân cực có lích thước lớn (Glucose).
+Kênh chỉ mở cho các chất được vận chuyển khi có các chất tín hiệu bám vào cổng.
+Kênh protein đặc hiệu – aquaporin: theo cơ chế thẩm thấu (các phân tử nước).
d.Các yếu tố ảnh hưởng 
-Sự chênh lệch nồng độ trong và ngoài màng.
*Một số loại môi trường:
Môi trường
Ưu trương
Đẳng trương 
Nhược trương
CthấpŸCcao
Hiện tượng
-Đặc tính lý, hoá của các chất.
-Nhiệt độ môi trường.
2.Vận chuyển chủ động:
a.Khái niệm: 
Là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và có sự tiêu tốn năng lượng.
b.Cơ chế: 
-ATP + Bơm đặc chủng cho từng loại chất.
-Protein biến đổi chất để đưa ra ngoài tế bào hay đưa vào bên trong tế bào.
Đặc điểm
Thụ động
Chủ động
Tiêu tốn năng lượng
Chiều di chuyển của chất tan, dung môi
II.VẬN CHUYỂN GIÁN TIẾP: Hình thành không bào.
1.Nhập bào: 
a.Định nghĩa: 
Là hình thức tế bào đưa lượng lớn các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất hình thành nên không bào.
b.Phân loại:
-Thực bào: TBĐV ăn các hợp chất có kích thước lớn (chất rắn) nhờ các enzyme phân huỷ.
-Ẩm bào: Đưa các giọt dịch vào tế bào. 
2.Xuất bào: Là hình thức màng không bào kết hợp với màng sinh chất đẩy các chất ra ngoài.
 4.Củng cố
Giải thích: Tại sao lại phải ngâm rau sống bằng nước muối ? Tại sao có rất nhiều loài sính vật có khả năng sống trong nước biển có nồng độ muối cao ?Bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể như thế nào ?
 5.Kiểm tra đánh giá
-Một người hoà nước giải để tưới cây nhưng không hiểu tại sao sau khi tưới cây lại bị héo ? 
-Sau khi rửa rau sống xong thường ngâm vào nước muối để sát trùng. Nếu nhiều muối rau sẽ bị nhũn. Giải thích ?
-Chứng minh màng sinh chất có cấu tạo thích nghi với chức năng trao đổi chất ?
 6.Bài tập về nhà:
-Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
-Đọc trước bài thực hành.
 7.Thuật ngữ tra cứu:
hypotonic solution: Dung dịch nhược trươnghypertonic solution: Dung dịch ưu trươngplasmolysis: Co nguyên sinh – Plasm: chất nguyên sinh – Lysis: sự tiêu, sự giảm dầnPlasmolysis and recovery: Co và phản co nguyên sinh
V.Tài liệu tham khảo:
-SGV.
-Tranh ảnh từ mạng internet.
VI. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • doc10-10-Lesson 11-Van chuyen cac chat qua mang.doc