Giáo án sinh 7 - Trường THCS Bình Long
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hs chứng minh được sự đa dạng phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
2. Kỹ năng cơ bản được giáo dục .
-Tìm kiếm kiến thức SGK , quan sát so sánh.
- Rèn kỹ năng giao tiếp lắng nghe, trình bày trước ,lớp
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. Các phương pháp- kỹ thuật DH tích cực .
- Vấn đáp tìm tòi trực quan.
- Động não.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng.
2. HS: Đọc trước bài mới.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khám phá
Chúng ta đã tìm hiểu về thực vật học và biết được sự đa dạng và vai trò của TV. ĐV thì sao?
Chúng có vai trò và tác dụng như thế nào?
2. kết nối
H. Sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể
Mục tiêu: HS nêu được số loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể.
ỗi nhóm chuẩn bị một con cá chép. Kẻ trước bảng 1 SGK trang 103. VI. RÚT KINH NGHIỆM Tuần : 16 Ngày soạn :06/12/2010 Tiết : 31 Ngày dạy :07/12/2010 CHƯƠNG VI : NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG CÁC LỚP CÁ Bài 31: CÁ CHÉP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm cơ bản của động vật không xương sống, so sánh với động vật có xương sống. Nêu được các đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp. - Trình bày được cấu tạo của đại diện lớp Cá (cá chép). Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của cá chép. - Nắm được đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép:hình dạng thân, đặc điểm của mắt, đặc điểm của da, vảy, cơ quan đường bên, đặc điểm của các loại vây - Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và sự thích nghi của cơ thể với đời sống ở nước. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật. Kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Tranh cấu tạo ngoài của cá chép, phim về đời sống của cá chép 2. HS: Theo nhóm (4-6 Hs) : 1 con cá chép thả bình thuỷ tinh + rong - Kẻ bảng 1 vào vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số 2. KTBC. 3. Bài mới. Mở bài:Giáo viên đặt câu hỏi H. Nêu đặc điểm chung nhất của các động vật đã học từ đầu năm đến nay? Gọi Hs khác nhận xét – bổ sung GV: Nhận xét. Hôm nay chúng ta nghiên cứu về một ngành động vật khác có đặc điểm khác biệt so với các động vật đã học từ đầu năm đến giờ. Đó là ngành ĐVCXS HOẠT ĐỘNG 1: Đời sống cá chép Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm môi trường sống và đời sống của cá chép. - Trình bày được đặc điểm sinh sản của cá chép. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận các câu hỏi sau: H. Cá chép sống ở đâu? thức ăn của chúng là gì? H. Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt? - GV cho HS tiếp tục thảo luận và trả lời: H. Đặc điểm sinh sản của cá chép? H. Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên tới hàng vạn? H. Số lượng trứng nhiều như vậy có ý nghĩa gì? - Yêu cầu HS rút ra kết luận về đời sống của cá chép. - HS tự thu nhận thông tin SGk trang 102, thảo luận tìm câu trả lời. + Sống ở hồ, ao, sông, suối. + Ăn động vật và thực vật. + Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. + Cá chép thụ tinh ngoài nên khả năng trứng gặp tinh trùng ít (nhiều trứng không được thụ tinh). + Ý nghĩa: Duy trì nòi giống. - 1 vài HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung. I. Đời sống cá chép - Môi trường sống: nước ngọt - Đời sống: + Ưa vực nước lặng + Ăn tạp + Là động vật biến nhiệt - Sinh sản: + Thụ tinh ngoài, đẻ trứng + Trứng thụ tinh phát triển thành phôi. HOẠT ĐỘNG 2: Cấu tạo ngoài Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1/ Cấu tạo ngoài. - Gv yêu cầu Hs quan sát mẫu cá chép sống đối chiếu với hình 31.1 Sgkà nhận biết các bộ phận trên cá chép. - Gv trình chiếu tranh câm cấu tạo ngoài, gọi Hs trình bày. * Gv giải thích: tên gọi các loại vây liên quan đến vị trí của vây: Vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn, vây bụng, vây ngực. Tìm hiểu Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống. - Gv tiếp tục yêu cầu Hs quan sát cá chép đang bơi trong nước + Đọc kĩ bảng 1 và thông tin đề xuấtà chọn câu trả lời. - Gv treo bảng phụ à gọi Hs lên điền. - Hs đối chiếu giữa mẫu vật và hình vẽà ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài. - Đại diện nhóm trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài trên tranh. - Hs làm việc cá nhân với bảng 1 Sgk - Thảo luận nhómà thống nhất đáp án - Đại diện nhóm lên điềnà các nhóm khác nhận xét , bổ sung. II. Cấu tạo ngoài 1. Cấu tạo ngoài + Cơ thể cá chép được bao bọc bởi vảy cá được xếp theo kiểu lợp ngói, trong da có tuyến tiết chất nhầy, gồm 3 phần : -Đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân gồm: mắt, râu, lỗ thở, nắp mang. - Thân: Thon dài, mang các đôi vây, vây ngực, vây bụng, vây lưng. -Đuôi : Lỗ hậu môn, vây lưng. * Vây cá được cấu tạo bởi các tia vây được căng bởi lớp da mỏng khớp động với thân có vai trò như các bơi chèo giúp cá vận chuyển dễ dàng trong nước. Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn Đặc điểm cấu tạo ngoài (1) Sự thích nghi(2) 1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân. A, B 2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước. C, D 3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy. E, B 4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp. A, E 5. vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân. A, G Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gv nêu đáp án đúng: 1B, 2C, 3E, 4A, 5G. - 1Hs trình bày lại đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn. 2/ Chức năng của vây cá. - Gv yêu cầu Hs đọc thông tin Sgkà trả lời câu hỏi: H. Vây cá có chức năng gì? H. Nêu vai trò của từng loại vây cá? - Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn ( như bảng 1) - Hs đọc thông tin Sgk à trả lời câu hỏi. + Vây cá như bơi chèo à giúp cá di chuyển trong nước. 2. Chức năng của các loại vây cá. (SGK ) IV. CỦNG CỐ: HS: Đọc phần ghi nhớ GV:Cho HS làm bài tập sau : Hãy chọn những mục tương ứng của cột A ứng với cột B trong bảng dưới đây Cột A Cột B Trả lời 1-Vây ngực vây bụng 2-Vây lưng, Vây hậu môn 3-Khúc đuôi mang vây đuôi a-Giúp cá di chuyển về phía trước b-Giữ thăng bằng,rẽ trái –phải lên xuống c-Giữ thăng bằng theo chiều dọc 1.......... 2.......... 3.......... Đáp án :1-b .2-c, 3-a Gv đặt câu hỏi H. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước? H. Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa? HS trả lời, GV theo dõi, chốt lại kiến thức chuẩn. V. DẶN DÒ: Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới: - Làm bài tập Sgk (bảng 2) - Chuẩn bị thực hành: Theo nhóm 4-6 Hs 1 con cá chép.Khăn lau, xà phòng. VI. RÚT KINH NGHIỆM .. Tuần : 16 Ngày soạn :09/12/2010 Tiết : 32 Ngày dạy :10/12/2010 Bài 33: CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm được vị trí, cấu tạo các hệ cơ quan của cá chép, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và giác quan, hệ bài tiết, sự sinh sản - Giải thích được đặc điểm cấu tạo trong thích nghi với đời sống ở nước. 2. Kỹ năng : - Rèn kĩ năng quan sát tranh. Kĩ năng hoạt động trong nhóm. 3. Thái độ : - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.GV: Tranh cấu tạo trong của cá chép. Tranh vẽ não cá. Sơ đồ hệ thần kinh cá chép. Bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập thảo luận. Các bộ phận của ống tiêu hoá Chức năng 1 2 3 4 5 6 2. HS: Đọc trước bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số 2. KTBC. Giáo viên đặt câu hỏi H. Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước? H. Nêu chức năng của từng loại vây cá? Gọi Hs khác nhận xét – bổ sung GV: Nhận xét – Ghi điểm 3. Bài mới. Mở bài: Ở bài trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với môi trường dưới nước, và lối sống tự do bơi lôi. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo trong của cá chép, để thấy được mức độ tiến hoá trong cơ thể của các loài động vật. HOẠT ĐỘNG 1: Các cơ quan dinh dưỡng Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và hoạt động của bốn cơ quan dinh dưỡng: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá và bài tiết. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 1/ Tiêu Hoá: - Gv yêu cầu hs quan sát tranh kết hợp với kết quả quan sát trên mẫu mổ trả lời câu hỏi: H. Nêu rõ các thành phần của hệ tiêu hoá mà em biết và thử xác định chức năng của mỗi thành phần? * Gv cung cấp thêm thông tin tuyến tiêu hoá. H. Hoạt động tiêu hoá thức ăn diễn ra như thế nào? H. Nêu chức năng của hệ tiêu hoá? - Gv cho Hs giải thích ht xảy ra ở hình 33.4 Sgk - Gv cung cấp thêm thông tin: Bóng hơi thông với thực quản nhưng sự phồng dẹp của bóng hơi không phải do cá đớp hay nhả không khí mà do thành trong của bóng hơi có nhiều mạch máu và các đám Tb tuyến khí có khả năng hấp thụ hoặc tiết ra khí làm bóng hơi xẹp hay phồng, tạo điều kiện cho cá chìm nổi dễ dàng. 2/ Tuần hoàn và hô hấp. - Gv cho Hs thảo luận: H. Cá hô hấp bằng gì? H. Hãy giải thích hiện tượng: Cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở của nắp mang? H. Vì sao trong bể nuôi cá người ta thường thả rong hoặc cây thuỷ sinh? - Gv yêu cầu Hs quan sát sơ đồ hệ tuần hoàn à thảo luận: H. Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào? + Hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống. - Gv chốt lại kiến thức chuẩn. Từ cần điền: 1- TN, 2- TT, 3- ĐM chủ bụng, 4- các MM mang, 5- ĐM chủ lưng, 6- MM các cơ quan, Tm bụng, 8- TN. 3/ Hệ bài tiết. Gv nêu câu hỏi: H. Hệ bài tiết nằm ở đâu? Có chức năng gì? - Hs quan sát tranh kết hợp với kết quả quan sát à thảo luận nhómà hoàn thành câu trả lời. Nêu được: + Cơ quan tiêu hoá của cá chép có sự phân hoá rõ rệt: Thực quản, dạ dày, ruột, gan tham gia vào sự tiêu hoá thức ăn. + Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng của Enzim tiêu hoá. Thức ăn biến đổi thành chất D2 ngấm qua thành ruột vào máu. + Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn + Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải cặn bã. + Hs giải thích: “ thí nghiệm về vai trò của bóng hơi” khi bóng hơi thay đổi thể tích: phồng to giúp cá nổi lên (A), thu nhỏ khi chìm sâu dưới nước (B) - Các nhóm thảo luận tự rút ra kết luận - Hs quan sát tranh, đọc kĩ chú thíchà xác định được các bộ phận của hệ tuần hoàn. Chú ý vị trí của tim và đường đi của máuà thảo luận tìm các từ cần điền vào chỗ trống - Đại diện nhóm điền từà nhóm khác bổ sung. - Hs nhớ lại kiến thức bài thực hành để trả lời. I. Các cơ quan dinh dưỡng 1. Tiêu hoá Cơ quan tiêu hoá có sự phân hoá thành các bộ phận: + Ống tiêu hoá: Miệng®hầu® thực quản ® dạ dày ® ruột ® hậu môn. + Tuyến tiêu hoá: gan và tuyến ruột. - Chức năng: Biến đổi thức
File đính kèm:
- giao an sinh 7.doc