Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại

A. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: nhớ được một hệ thống từ ngữ xưng hô của tiếng Việt;hiểu sự phong phú, tinh tế của việc sử dụng cằct ngữ xưng hô trong giao tiếp.

2.Về kĩ năng:Biết lựa chọn cách xưng hô phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

3.Về thái độ : Thể hiện được thái độ, tình cảmphù hợp với đối tượng khi giao tiếp.

B.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

1.Giao tiếp: trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại,căn cứ vào đối tượng và các đực điểm của tình huống giao tiếp.

2.Tự nhận thức được sự phong phú của từ xưng hô trong tiếng Việt và cách sử dụng từ xưng hô hiệu quảtrong giao tiếp của cá nhân.

3.Hỏi và trả lời về cách xưng hô.

C.Các phương pháp/ kĩ thuật và phương tiện dạy học tích cực

1.Phân tích tình huống:phân tích một số tình huống giao tiếp để thấy tác dụng và hiệu quả của cách xưng hô trong giao tiếp.

2.Thực hành:thực hành xưng hô phù hợp với các tình huống hội thoại

3.Giấy khổ to, bút dạ ghi kết qua rthảo luận ; Bảng phụ

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 18
 Xưng hô trong hội thoại 
Ngày soạn: 7/9/2013
Ngày dạy :12/9/2013 
A. Mục tiêu bài học: 
	1.Về kiến thức: nhớ được một hệ thống từ ngữ xưng hô của tiếng Việt;hiểu sự phong phú, tinh tế của việc sử dụng cằct ngữ xưng hô trong giao tiếp.
2.Về kĩ năng:Biết lựa chọn cách xưng hô phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
3.Về thái độ : Thể hiện được thái độ, tình cảmphù hợp với đối tượng khi giao tiếp.
B.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
1.Giao tiếp: trình bày, trao đổi về cách xưng hô trong hội thoại,căn cứ vào đối tượng và các đực điểm của tình huống giao tiếp.
2.Tự nhận thức được sự phong phú của từ xưng hô trong tiếng Việt và cách sử dụng từ xưng hô hiệu quảtrong giao tiếp của cá nhân.
3.Hỏi và trả lời về cách xưng hô.
C.Các phương pháp/ kĩ thuật và phương tiện dạy học tích cực
1.Phân tích tình huống:phân tích một số tình huống giao tiếp để thấy tác dụng và hiệu quả của cách xưng hô trong giao tiếp.
2.Thực hành:thực hành xưng hô phù hợp với các tình huống hội thoại
3.Giấy khổ to, bút dạ ghi kết qua rthảo luận ; Bảng phụ
D.Tiến trình dạy học:	
1 .ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: : 
* Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp ?
* Nguyên nhân của những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ?
 3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khám phá
?Em hãy liệt kê những từ ngữ em thường sử dụng để xưng hô với nhau
- Cậu - tớ; ấy- tớ; mình-người ta;mày - tao..
?Em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hổtong tiếng Việt?
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú.Chúng ta cần phải biết và quan trong là cần biết cách sử dụng đúng với đối tươượng và hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động 2: Kết nối 
- Phương pháp tiến hành : thảo luận chung, phân tích tình huố 
? Kể tên một số từ ngữ dùng để xưng hô trong Tiếng Việt và cách sử dụng?
-Ngôi 1:tôi,tao,chúng tôi,chúng ta
-Ngôi 2:mày,mi,chúng mày
-Ngôi 3:nó,hắn,chúng nó,họ
?Nếu xét tình thái có thể chia ntn?
-Suồng sã: mày ,tao
-Thân mật : anh –em-chị
-Trang trọng : quí ông,quí đại biểu...
? Những từ ngữ dùng để xưng hô thuộc từ loại nào?
-> Đại từ, danh từ chỉ quan hệ ruột thịt
?So sánh cách xưng hô trong tiếng Anh ?
Tiếng Anh 
I(tự xưng mình)
We-you(chỉ người nghe cả đơn,phức)
Tiếng việt:
Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng em, chúng mình.
-bạn,cậu,bác,cô,chú,các bạn,cácbác...
?Nhận xét về số lượng từ ngữ dùng để xưng hô?
?Em hãy nhớ lại xem đã gặp tình huống nào mình khó xưng hô chưa?
-hs tự phát hiện
-Xưng hô với bố mẹ là giáo viên trong giờ ra chơi
-Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi
?Nhận xét ?
Cùng là những đối tượng ấy nhưng trong hoàn cảnh này thì xưng hô thế này nhưng trong hoàn cảnh khác lại xưng hô thế khác.
Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên ?
- HS đọc ví dụ
- Đ1: em – anh ( dế Choắt nói với dế Mèn) ; Ta – chú mày ( Mèn nói với Choắt )
- Đ2: Tôi – anh ( Dế Mèn nói với dế Choắt và ngược lại )
?Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Mèn và Choắt trong hai đoạn trích ? Giải thích sự thay đổi đó ?
GV cho học sinh suy nghĩ - thảo luận cặp đôi- chia sẻ: từng cá nhân suy nghĩ,trả lời câu hỏi,sau đó trao đổi với bạn bên cạnh và một số nhóm sẽ chia sẻ ý kiến của nhóm với cả lớp.
* Phân tích 
- Đ1: Sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu . Với một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng, hách dịch.
- Đ2: Sự xưng hô bình đẳng 
-> Có sự thay đổi vì hoàn cảnh giao tiếp thay đổi.
Sự thay đổi cách xưng hô thể hiện sự thay đổi trong tình cảm,thái độ giữa các nhân vật giao tiếp.
?Từ tình huống giao tiếp trên em rút ra nhận xét về cách sử dụng từ ngữ xưng hô ?
- Căn cứ vào tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
?Từ 1 và 2 em rút ra nhận xét gì ?
* Khái quát, rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập.
1/Bài tập 1:
Yêu cầu: Chỉ ra sự nhầm lẫn trong cách dùng từ? Vì sao? 
	? Cách làm: Chỉ ra từ ngữ xưng hô, xác định đối tượng.
 Hình thức: hỏi- đáp.
-" Chúng ta": ít nhất có 2 người: người nói và người nghe- ngôi gộp, còn có "chúng mình" 	
- Thay: chúng ta = chúng tôi, chúng em thì thuộc ngôi trừ – chỉ ít nhất có 2 người nhưng chỉ có người nói chứ không có người nghe.
- Nguyên nhân: trong tiếng Anh chỉ có từ xưng hô là we = chúng tôi, chúng ta.
2/Bài tập 2:
Yêu cầu: Giải thích tác giả của văn bản khoa học là một người nhưng lại xưng hô là chúng ta.
Cách làm: nhớ lại đặc điểm của văn bản khoa học- văn bản thuyết minh.
Hình thức: Hỏi- đáp.
? Nhắc lại đặc điểm, tính chất của văn bản khoa học?
- Mang tính khách quan (nhiều người công nhận)
? Lí giải?
- Xưng hô chúng tôi trong văn bản là để đảm bảo tính khách quan, ngoài ra còn thể hiện sự khiêm tốn.
* Bài tập 3 ,4,5,6 làm việc theo nhóm
Mỗi bàn một nhóm: Mỗi nhóm đọc một đoạn trích(câu chuyện) và phân tíchcách sử dụng từ ngữ nhân xưng trong mỗi văn bản.Riêng bài 6 có hai nhóm làm
- Sau 2 phút đại diện nhóm trình bày kết quả-> học sinh trong nhóm bổ sung ->Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- GVnhận xét chốt lại 
Bài tập 3: 
- Chỉ ra từ ngữ xưng hô:
+Với mẹ: con-mẹ
+Với sứ giả: ta- ngươi.
? Sự khác nhau này có ý nghĩa gì?
- con-mẹ: Thể hiện tình cảm thân mật giữa con với mẹ.
ta-ngươi: cách xưng hô ngang bằng- thể hiện đứa trẻ này là đứa trẻ khác thường.
 4/Bài tập 4? Chỉ ra cách xưng hô của danh tướng? ý nghĩa, thái độ của cách xưng hô?
- Con – thầy => Khi đã trở thành người quyền cao chức trọng vẫn xưng hô như vậy. Cách xưng hô của người học trò đối với người đã dạy dỗ tri thức, không lớn, trưởng thành. Đó là thái độ kính cẩn, lòng biết ơn của vị tướng đối với thầy giáo của mình à Bài học tôn sư trọng đạo.
 5/Bài tập 5:
-Trước cách mạng người đứng đầu của một nước là vua thường xưng hô là trẫm =>thể hiện uy quyền 
 - Cách xưng hô của Bác với nhân dân : tôi- đồng bào: tạo cảm giác gần gũi thân thiết với người nói,đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ với một đất nước dân chủ .
 6/Bài tập 6:
- Chỉ ra từ ngữ xưng hô (của ai dùng với ai): Người nhà lí trưởng: Tôi – chị
- Vị thế xã hội, thái độ tính cách:
+Cai Lệ người nhà Lí Trưởng: có vị thế, quyền lực- trịch thượng, hống hách- bản chất của giai cấp bóc lột
+ Chị Dậu: người bị bóc lột. chị hạ mình nhẫn nhục nhưng không được, chị đã vùng dậy quyết liệt,đứng trên thế ngang hàng, thậm chí trên hàng. 
 ?Nhận xét và lí giải cách xưng hô của chị Dậu:
Chị Dậu có sự thay đổi về cách xưng hô từ kẻ dưới hàngà ngang hàngà trên hàng
- Lí giải: chị Dậu van xin tha thiết (dưới hàng)nhưng không được, chúng vẫn cứ quát lạt, dọa dẫm, áp bức đánh đập. Không chịu được chị đã vùng dậy (ngang hàng), chị vẫn bị áp bức, buộc chị phải vùng dậy quyết liệt hơn (trên hàng) 
*Bài tập sáng tạo : Xây dựng đoạn hội thoại sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp.
- Gọi 1 HS lên bảng viết, còn lại làm vào vở
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
1. Từ ngữ xưng hô.
a. Ví dụ:
- Từ ngữ xưng hô: giàu sắc thái biểu cảm
- Từ ngữ xưng hô rất phong phú , đa dạng
- từ ngữ xưng hô thể hiện rất tinh tế.
 b) Kết luận : trong Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
2. Cách sử dụng từ ngữ
 xưng hô.
* Ghi nhớ: sgk/39
II. Luyện tập.
1/Bài tập 1:
Cách xưng hô “chúng ta” (ngôi gộp) -> gây sự hiểu lầm -> Do ảnh hưởng thói quen dùng tiếng mẹ đẻ không phân biệt “ngôi gộp” “ngôi trừ”.
(- Chúng ta:gồm người nói+nghe
- Chúng tôi : chỉ người nói)
2/Bài tập 2:
Bài tập 3:
- Đứa bé gọi mẹ theo cách thông thường ; xưng hô với sứ giả ta - ông -> Cách xưng hô thấy Gióng khác thường.
Bài tập 4 : 
Vị tướng có quyền cao chức trọng vẫn gọi thầy – xưng con -> thể hiện lòng biết ơn.
5/Bài tập 5:
D Củng cố, đánh giá: (2’) 
 1.GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa xưng hô và tình huống giao tiếp.
 2.Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
 A.ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô,dì, dượng, mợ.
 B.chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó.
 C.anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh
 D.thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh
* Hướng dẫnvề nhà: Nắm chắc nội dung bài học.
Làm bài tập 3,4.5 và bài tập SBT. 
 HS chuẩn bị tiết 19 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

File đính kèm:

  • doctiet 18xung ho trong hoi thoai.doc