Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2014 - 2015

I) MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Hs thấy rõ vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện theo gương của Bác Hồ.

2. Kĩ năng.

- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.

3. Giáo dục.

- Giáo dục lòng tự hào, kính yêu Bác Hồ, sống, học tập, rèn luyện, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại.

II) CHUẨN BỊ:

- GV: Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác. Tham khảo tài liệu: SGK, SGV, TKBDNV9, BTTN, bảng phụ.

- HS: Soạn bài, sưu tầm tư liệu về Bác Hồ.

III) PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT.

- Tư duy, tổng hợp, phân tích, thảo luận nhóm.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở và việc soạn bài của học sinh

 Em đã được học những văn bản nào nói về HCM?

3. Bài mới: Nói đến HCM chúng ta không chỉ nói đến một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cáh HCM.

doc124 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2014 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thoát như dáng núi mùa xuân.
+ Hoa ghen liễu hờn
* ND vẫn sử dụng bút pháp ước lệ, gợi nhiều hơn tả và nt ẩn dụ, nt đòn bẩy, sử dụng thành ngữ “nghiêng nước” tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của TK: đó là vẻ đẹp của một trang tuyệt thế giai nhân,vẻ đẹp lộng lẫy ko ai sánh nổi “sắc đành đòi một”, khiến thiên nhiên phải hờn ghen, dự cảm về một cuộc đời truân chuyên bất hạnh. 
c2. Về tài
+ Thi hoạ, ca ngâm -> tài năng toàn diện, lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến.
+ Tài chơi đàn, nàng sáng tác bản nhạc “Bạc mệnh” -> đó là bản nhạc của tình cảm, tâm hồn khóc thương cho số phận bất hạnh của con người, ghi lại tiếng lòng của trái tim đa sầu đa cảm.
d. Bốn câu thơ cuối.
- Miêu tả cuộc sống phong lưu, khuôn phép và phong thái đức hạnh mẫu mực của chị em Kiều. Hai chị em Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nhân hoá, ẩn dụ đặc biệt là cách gợi tả sắc, tài của Vân, Kiều.
b. Nội dung: ghi nhớ Sgk - T83 
III. Luyện tập
4. Củng cố
 So sánh đoạn “ Đọc thêm “ trong SGK với đoạn trích để thấy được những sáng tạo và thành công nghệ thuật của ND:
 -Thanh Tâm Tài Nhân chỉ kể về hai chị em Kiều còn ND thiên về gợi tả tài sắc của hai chị em.
- Thanh Tâm Tài Nhân kể về Kiều trước còn ND thì ngược lại, đó là nghệ thuật đòn bẩy để làm nổi bật chân dung TK
5. Hướng dẫn học bài 
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Năm chắc nội dung và nghệ thuật đoạn trích.
- Soạn bài: Cảnh ngày xuân. Đọc diễn cảm nhiều lần đoạn thơ để cảm nhận đc ko khí ngày xuân, đặc biệt là cái hồn dân tộc trong bức tranh xuân này. Và soạn bài Thuật ngữ, tìm hiểu kĩ các ví dụ và trả lời câu hỏi.
Tuần 6 - bài 6
Ngày soạn: 30 /9/2014
Tiết 29 + 30
Ngày dạy: /10/2014
Cảnh ngày xuân
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
I. mục tiêu
1. Kiến thức
- HS thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: Kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát và tưởng tượng trong khi làm văn miêu tả, phân tích hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh thiên nhiên.
3. Giáo dục
- Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp và tôn trọng cái đẹp.
II. Chuẩn bị 
- Gv: Tham khảo tài liệu: Sgk, Sgv, ...
- Hs: Trả lời câu hỏi Sgk
III. Phương pháp – kĩ thuật.
Vấn đáp, phân tích, động não, thảo luận nhóm...
IV. hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc thuộc lòng đoạn trích Chị em Thuý Kiều. Phân tích vẻ đẹp của Thuý Kiều?
- Trong 3 đặc điểm: sắc, tài, tình của Thuý Kiều, Nguyễn Du nhấn mạnh vào đặc điểm nào? Vì sao?
3. Bài mới
- Nếu như trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” ta thấy một ND tài năng trong việc sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng thì đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là tài năng trong việc miêu tả thiên nhiên bằng bút pháp giàu chất tạo hình.
 	Hoạt động dạy - học	
Nội dung
? Nêu vị trí của đoạn trích?
- Gv hướng dẫn Hs đọc:
giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai, tình cảm trong sáng.
- GVđọc mẫu.Hs đọc.
- Gọi Hs giải thích một số chú thích sgk.
? Đoạn trích chia làm mấy phần? ý chính của từng phần? 
 HS đọc 4 câu thơ đầu,xem tranh cảnh ngày xuân.(H hoạt động độc lập)
? Từ chú thích 1 và 2 SGK, em hãy giải thích nghĩa của 2 câu thơ đầu?
 ? Từ đó cảnh ngày xuân được miêu tả vào thời điểm nào?
 ? Không gian mùa xuân được miêu tả ntn?
-Cảm giác nuối tiếc thời gian thoáng qua.
? Trong bức tranh mùa xuân ấy xuất hiện những hình ảnh nào? Màu sắc?
 ? Nếu đưa ra lời bình cho bức tranh mùa xuân này, em sẽ bình ntn?
? Có thể khẳng định đây là những câu thơ về thiên nhiên hay nhất trong Truyện Kiều, theo em vì những lí do nào sau đây?
 -Ngôn ngữ thuần Việt trong sáng.
 - Giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu
 ? Theo em, nhà thơ phải có năng lực đặc biệt nào mới vẽ lên bức tranh bằng thơ đẹp như vậy?
- tài quan sát chọn lọc chi tiết
- tài dùng thơ lục bát.
- tâm hồn nhạy cảm,tha thiết với vẻ đẹp của TN
- Gv phân tích: Chữ "điểm"làm cho cảnh vật trở nên sinh động có hồn. Bầu trời trong sáng, mặt đất tươi xanh,ko gian yên ả, thanh bình.
 Liên hệ với hai câu thơ cổ TQ.
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
- HS đọc tiếp 8 câu thơ
 Trong tiết thanh minh có những hoạt động nào diễn ra?
? Tìm những từ ghép là DT,ĐT,TT miêu tả cảnh lễ hội?
 ? Tác giả sử dụng biện pháp nt gì trong hình ảnh “nô nức yến anh” 
? Tất cả gợi lên không khí lễ hội ntn?
? Hiệu quả của cách miêu tả này?
- Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh”gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân nhộn nhịp như chim én chim oanh bay ríu rít. Người đi lễ hội là những trai thanh, gái lịch, dáng điệu ung dung thanh thản. 
 ? Em cảm nhận ntn về giá trị của lễ hội ấy?
 - HS đọc 6 câu cuối
 Cảnh chị em TK du xuân trở về được gợi tả bằng những chi tiết thời gian, cảnh vật, con người ntn?
? Nhận xét gì về nt sử dụng từ ngữ?
? Cảnh vật ko khí mùa xuân trong 6 cau thơ cuối có gì khác với 4 câu đầu?( ko còn bát ngát,trong sáng, đông vui ,náo nhiệt).
? Những từ láy: thơ thẩn, nao nao trong lời thơ có sức gợi tả điều gì? Đó là 1 tâm trạng ntn?
? Em hình dung 1 cảnh tượng ntn từ những chi tiết miêu tả ấy?
? Tâm trạng ấy hé mở vẻ đẹp nào trong tâm hồn những thiếu nữ như chị em TK?( HS khá-giỏi)
 -tha thiết với niềm vui cuộc sống
- nhạy cảm, sâu lắng
? Những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của NDu trong đoạn trích?
? Đoạn trích tái hiện một bức tranh mùa xuân ntn?
- Gv hướng dẫn Hs làm bài
- Bút pháp gợi tả của câu thơ cổ đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có hương vị ( hơng thơm của cỏ), màu sắc, đường nét.
- Câu thơ của ND có thêm từ trắng làm nổi bật thần sắc của hoa lê, làm cho màu sắc có sự hài hoà tuyệt diệu tạo nên một vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
I. Giới thiệu đoạn trích 
 Vị trí đoạn trích: Sau đoạn tả chị em Thuý Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều.
II. Đọc - hiểu văn bản
1 Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Bố cục Theo trình tự thời gian cuộc chơi xuân.
- Bốn câu đầu: Khung cảnh mùa xuân.
- Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh .
- Sáu câu cuối: Cảnh chị em Kiều đi du xuân trở về.
3. Phân tích
a. Khung cảnh mùa xuân.
- Thời điểm: tháng ba
- Không gian: “con én đưa thoi”=> hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ: chim én chao đi chao laị nhanh trên bầu trời xuân như thoi đưa ko chỉ giúp người đọc hình dung cảnh mùa xuân rất đặc trưng mà còn gợi tả sự trôi nhanh của thời gian mùa xuân. 
- Hình ảnh: cỏ non, cành lê
- Màu sắc: xanh, trắng điểm 
=> Bức hoạ tuyệt đẹp : thảm cỏ non xanh tận chân trời là gam mầu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo,nhẹ nhàng, thanh khiết.
- Ngôn ngữ thuần Việt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, dễ thuộc ,dễ nhớ, tài quan sát chọn lọc chi tiết, thơ lục bát->Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.
b. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
 - Lễ tảo mộ: đi viếng, sửa sang, quét dọn thắp hương khấn vái phần mộ người thân.
 - Hội đạp thanh: đi chơi xuân chốn đồng quê.
+ DT: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân
+ ĐT: sắm sửa, dập dìu
+ TT: gần xa, nô nức
+ So sánh: Ngựa xe như nước áo quần như nêm
+ ẩn dụ: “nô nức yến anh”
- Những DT, ĐT, TT xuất hiện liên tiếp, cách nói ẩn dụ, so sánh gợi lên không khí lễ hội đông vui, rộn ràng náo nức.
-> Qua cuộc du xuân của chi em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hoá tâm linh của dân tộc.
c. Cảnh chị em Kiều du xuân ra về
- Thời gian: “bóng ngả về tây”=> chiều tối
- Cảnh vật: dòng nước uốn quanh, cây cầu bắc ngang.
- Con người: dan tay ra về.
*Nghệ thuật sử dụng một loạt từ láy, cảnh vẫn đẹp nhưng không còn bát ngát trong sáng,ko còn ko khí rộn ràng,tất cả đang nhạt dần ,lặng dần.Qua đó gợi tả tâm trạng bâng khuâng xao xuyến,luyến tiếc ngày vui đang qua của chị em TK -> Cảnh được nhìn qua tâm trạng: tả cảnh ngụ tình.
- Cảm giác xao xuyến về một ngày xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. “nao nao dòng nước uốn quanh” như báo trước ngay sau lúc này Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, gặp chàng Kim.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Kết cấu hợp lí (theo trình tự thời gian: cảnh -mùa xuân, cảnh lễ hộiThanh minh, cảnh du xuân trở về).
- Sử dụng ngôn ngữ Việt tài tình của tác giả:từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình.
- Tả cảnh ngụ tình.
- Kết hợp khéo léo giữa bút pháp tả cụ thể,chi tiết và bút pháp gợi.
b. Nội dung- Ghi nhớ (sgk- t87)
III. Luyện tập
4. Củng cố
 Trong một số bản Kiều ghi là “Cỏ non xanh rợn”->từ “rợn”gợi vẻ u ám sợ hãi ko sát hợp với cảnh mùa xuân trong sáng, lòng người thảnh thơi, từ “tận” sát hợp hơn, gợi ra ko gian khoáng đạt mênh mông.	
5. Hướng dẫn học bài.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Trình bày nghệ thuật sử dụng từ láy. (Tâm trạng của Kiêu)?
- Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đọc diễn cảm những đoạn thơ để thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình. 
Tuần 6 - bài 6
Ngày soạn: 01 10/2014
Tiết 31
Ngày dạy: /10/2014
Thuật ngữ
I. mục tiêu Sau tiết học, HS nắm được.
1. Kiến thức
- HS hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng nghĩa của thuật ngữ trong nói và viết.
3. Giáo dục
- Giáo dục ý thức tự giác, chủ động học tập và trau dồi vốn từ.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm, vai trò, cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng thuật ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp.
II. Chuẩn bị 
- GV: tham khảo tài liệu: Sgk, sgv, bảng phụ.
- Hs: xem trước và chuẩn bị bài.
III. Phương pháp – kĩ thuật.
Thực hành có hướng dẫn: luyện tập sử dụng thuật ngữ trong tạo lập câu/đoạn/ bài văn theo những tình huống giao tiếp cụ thể.
Phân tích các tình huống để hiểu đặc điểm, vai trò, cách sử dụng thuật ngữ trong tiếng Việt.
Động não: suy ngh

File đính kèm:

  • docNGU VAN 9 TIET_1_57.doc
Giáo án liên quan