Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kỳ.

 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.

 1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện, trong một tác phẩm truyện truyền kì

- Hiện thực về số phận của người phụ nữ VN dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn họ qua nhân vật Vũ Nương.

- Sự thành công về nghệ thuật kể chuyện.

- Mối quan hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương

 2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì

- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian

- Kể lại được truyện.

3. Thái độ.

 - Thương cảm cho số phận người phũ xưa.

 - Căm ghét hủ tục lạc hậu.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Đọc, soạn bài và chuẩn bị các tư liệu, tham khảo.

- HS: Đọc và soạn bài trước khi học.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Những thử thách đối với trẻ em thế giới hiện nay?

- Nhiện vụ của cộng đồng quốc tế với việc bảo vệ trẻ em?

 2. Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a rước trang trọng ® lời nguyện trước lúc chết được chứng giám.
=> Thể hiện cái nhìn nhân đạo của tác giả, cái đẹp vẫn được trân trọng.
b. Nhân vật Trương Sinh.
- Hoàn cảnh xã hội: Chiến tranh, phải đi lính.
- Hoàn cảnh gia đình: con nhà hào phú.
- Bản chất: Đa nghi, ít học, ghen tuông mù quáng.
- Hành động: nghe con nhỏ; không cho cơ hội vợ phân trần.
- Khi vợ chết: Biết là vợ bị oan nhưng đợi khi Phan Lang về cho biết mới lập đàn giải oan.
=> Là hiện thân của quan niệm trọng nam khinh nữ, gia trưởng.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
- Xen lẫn giữa thực và ảo: Tính nhân đạo: cái đẹp vẫn tồn tại.
- Tình huống thắt – mở nút: lời nói của Đản về cái bóng trên vách nhà.
- Dẫn dắt tự nhiên: trình tự thời gian.
b. Nội dung:
- Tinh nhân đạo: cảm thương số phận người phụ nữ, ca ngợi vẻ đẹp đức hạnh của họ.
- Tính hiện thực: Tố cáo xã hội bất công, trọng nam khinh nữ. 
1. Bố cục văn bản:
- Đoạn 1: cuộc hôn nhân, sự xa cách và phẩm hạnh của Vũ Nương.
- Đoạn 2. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
- Đoạn3: Cuộc gặp gỡ Phan Lang - Vũ Nương dưới thuỷ cung và Vũ Nương được giải oan. 
2. Phân tích:
a. Nhân vật Vũ Nương.
* Vẻ đẹp của Vũ Nương
- Quê ở Nam Xương 
- Khi ở với cha mẹ: 
- Cuộc sống vợ chồng: 
+ Gia đình: 
+ Giữ gìn khuôn phép
- Khi chồng đi lính:
+ Cuộc chi tay: Lời dặn dò đậm đà tình nghĩa của người vợ hiền 
+ Sinh con. 
+ Chăm sóc mẹ chồng
+ Mong chờ chồng
=> Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, thuỷ chung son sắt, đảm đang tháo vát, trung hiếu, đức hạnh là người vợ hiền, dâu thảo, mẹ tốt.
* Nỗi oan của Vũ Nương
- Lời của đứa con vừa học nói.
- Giãi bày: 
- Bị mắng nhiếc đánh đuổi đi .
- Quyết định ra sông trẫm mình.
=> Bị oan khuất, cái chết đã tố cáo hiện thực XH: Tính gia trưởng coi thường PN, sự đa nghi, độc đoán, cố chấp.
* Vũ Nương được giải oan.
- Truyện của Phan Lang
- Phan Lang gặp Vũ Nương.
- Vũ Nương chỉ mong được giải oan.
- Trương sinh hối hận lập đàn giải oan cho vợ.
- Vũ nương ngồi trên kiệu hoa đưa rước trang trọng 
=> Thể hiện cái nhìn nhân đạo của tác giả, cái đẹp vẫn được trân trọng.
b. Nhân vật Trương Sinh.
- Hoàn cảnh xã hội
- Hoàn cảnh gia đình
- Bản chất.
- Hành động
- Khi vợ chết
=> Là hiện thân của quan niệm trọng nam khinh nữ, gia trưởng.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Ngôn ngữ.
- Xen lẫn giữa thực và ảo
- Tình huống thắt – mở nút
- Dẫn dắt tự nhiên.
b. Nội dung:
- Tinh nhân đạo: cảm thương số phận người phụ nữ, ca ngợi vẻ đẹp đức hạnh của họ.
- Tính hiện thực: Tố cáo xã hội bất công, trọng nam khinh nữ. 
HOẠT ĐỘNG III
III. Luyện tập.
Kể lại truyện theo cách của em?
Cho HS kể tóm tắt.
Kể theo ngôi kể thứ nhất:
Trương Sinh kể chuyện
Vũ Nương kể chuyện.
3. Củng có , dăn dò: 5p
 	- Qua nhân vật Vũ Nương em nhận xét gì về người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ ?
- Học bài, đọc và soạn bài mới "Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh”
Tiết 14
 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô Tiếng Việt.
- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
 1. Kiến thức:
- Hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng việt.
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong Tiếng việt
 2. Kĩ năng:
- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong VB cụ thể
- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
 3. Thái độ: 
Cẩn thận trong xưng hô, phân biệt được vai trong xã hội để xưng hô.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV:GA,xem kiến thức có liên quan 
- HS: Sưu tầm các từ ngữ xưng hô trong tiếng việt
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ: (5)
- Khi sử dụng các phương châm hội thoại ta phải chú ý những điều gì?
- Những tình huống nào không tuân thủ phương châm hội thoại?
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài
 Ở các bài trước các em đã được học các phương châm hội thoại để giúp các em giao tiếp, hôm nay chúng ta học xưng hô trong hội thoại.
TG
THẦY
TRÒ
NỘI DUNG
15
HOẠT ĐỘNG I
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
- Cho HS tìm một số từ ngữ xưng hô?
Cho tìm từ ngữ xưng hô trong tình huống đặc biệt?
+ Xưng hô với cha mẹ là thầy?
+ Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi?
- Tìm từ ngữ xưng hô giữa dế Choắt – dế Mèn, ở hai tình huống?
- Tại sao có hai trường hợp khác nhau?
- Sử dụng từ ngữ xưng hô như thế nào?
1. Ví dụ1: 
- Một số từ ngữ xưng hô: 
+ Cháu – ông; em – anh/chị; cháu – cô, dì, chú, bác; con – cha,mẹ; tôi – bạn; tôi – thủ trưởng: số ít.
+ Chúng tôi, chúng ta, chúng nó, họ … số nhiều.
- Xưng hô với cha mẹ là thầy cô giáo trước mặt bạn bè trong lớp: con/em – thầy,cô.
- Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi: tôi/anh,chú – em/cháu.
2. Ví dụ 2: 
- Từ ngữ xưng hô: em – anh (dế Choắt- dế Mèn; ta – chú mày (dế Mèn – dế Choắt); tôi – anh (dế Choắt- dế Mèn và dế Mèn – dế Choắt).
- Hai trường hợp khác nhau trong xưng hô: 
+ Trường hợp 1: Xưng hô bất bình đẳng. Choắt là kẻ thấp hèn; Mèn là kẻ mạnh kiêu căng hách dịch.
+ Trường hợp 2: xưng hô bình đẳng.
Vì tình huống giao tiếp thay đổi, Choắt không còn phải nhờ vả nương tựa dế Mèn mà nói với bạn lời trăng trối.
3. Ghi nhớ: SGK trang 39
1. Bài tập1: 
- Một số từ ngữ xưng hô: 
- Xưng hô với cha mẹ là thầy: con – thầy, cô.
- Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi: tôi – em/cháu.
2. Ví dụ 2: 
- Từ ngữ xưng hô: em – anh 
- Từ ngữ xưng hô thay đổi theo tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ, tình cảm.
3. Ghi nhớ: SGK trang 39
20
HOẠT ĐỘNG II
II. Luyện tập
Cho HS trả lời theo yêu cầu:
- Phân biệt chúng ta/ chúng tôi? Tại sao người nước ngoài nói/viết sai?
- Tại sao phải dùng chúng tôi chứ không phải là tôi?
- Cách xưng hô của Gióng có gì đặc biệt?
- Tại sao vị tướng lại xưng hô như vậy?
- Phân biệt cách xưng hô của Bác với vị vua?
- Phân biệt thái độ xưng hô giữa chi Dậu với cai lệ.
1. Bài tập 1: 
- Chúng ta: Thay bằng chúng em / chúng tôi (chúng ta = ngôi gộp, cả người nghe – nói; chúng em/tôi = ngôi trừ, trừ người nghe). 
- Trong tiếng Anh: we = chúng tôi, chúng ta – tùy vào tình huống.
2. Bài tập 2: 
- Chúng tôi = tôi: tùy theo tình huống giao tiếp, trong các văn bản khoa học làm như vậy để tăng tính khách quan.
3. Bài tập 3:
- Mẹ (mẹ - con)
- Ta – ông: khác thường.
4. Bài tập 4:
- Thể hiện sự kính trọng (thầy – con).
- Ngài thể hiện sự kính trọng đối với người có quyền chức.
5. Bài tập 5:
- Vua xưng hô: Trẫm – tôn quý.
- Bác Hồ: Tôi – đồng bào: tạo sự gần gũi giữa vị lãnh đạo với quần chúng; đánh dấu bước ngoặt về đất nước dân chủ.
6. Bài tập 6: 
- Cai lệ: kẻ áp bức: trịch thượng, hống hách.(ông- thắng kia,mày)
- Chị Dậu người bị áp bức: hạ mình, nhẫn nhục.(nhà cháu – ông)
- Tôi - ông; bà- mày: sự phản kháng mãnh liệt khi con người xô vào đường cùng.
3. Củng cố, dặn dò: (5)
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài mới: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
 Tiết 19
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật.
	- Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
 1. Kiến thức:
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp
- Cách dẫn dán tiếp và lời dẫn gián tiếp
 2. Kĩ năng:
- Nhận được ra cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
 3. Thái độ: 
Trân trọng lời nói của một người hay một nhân vật.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: GA,xem kiến thức có liên quan, bảng phụ
 - HS: Đọc,trả lời câu hỏi ở SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1.Kiểm tra bài cũ: (5)
 Nêu từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
 2. Bài mới
Giới thiệu bài 
 Trong khi nói hoặc viết nhiều khi chúng ta sử dụng lại những lời nói của người khác vậy việc sử dụng đó cần tuân theo những yêu cầu gì? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay.
TG
THẦY
TRÒ
NỘI DUNG
10
HOẠT ĐỘNG I
I. Cách dẫn trực tiếp.
Cho HS trả lời câu hỏi SGK?
- Được ngăn cách bằng dấu gì?
- Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận không? Làm cách nào?
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- (a) Lời nói của nhân vật, được ngăn cách bằng dấu hai chấm và ngoặc kép.
- (b) Là ý nghĩ của nhân vật, được ngăn cách bằng dấu hai chấm và ngoặc kép.
- Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận nhưng hai bộ phận ngăn cách nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- (a) Lời nói của nhân vật
- (b) Là ý nghĩ của nhân vật.
- Có thể thay đổi vị trí nhưng hai bộ phận ngăn cách nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
10
HOẠT ĐỘNG II
II. Cách dẫn gián tiếp.
Thảo luận: 
Lời dẫn gián tiếp khác lời dẫn trực tiếp ở chỗ nào?
HS đọc ghi nhớ SGK 
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- (a) Là lời nói, nội dung của lời khuyên; có từ khuyên ở phần lời dẫn.
- (b) Là ý nghĩ; có từ rằng trong phần lời dẫn.
- Lời dẫn gián tiếp khác lời dẫn trực tiếp: lời dẫn gián tiếp không có dấu ngoặc kép và hai chấm để đánh dấu ngăn cách; có điều chỉnh lời nhân vật cho thích hợp.
* Ghi nhớ: SGK trang 54.
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- (a) Là lời nói.
- (b) Là ý nghĩ.
* Ghi nhớ: SGK trang 54.
17
HOẠT ĐỘNG III
III. Luyện tập.
Cho HS làm bài tập theo yêu cầu SGK ?
Nhận xét lời dẫn?
Cho HS làm theo mẫu?
+ Câu có lời dẫn trực tiếp?
+ Câu có lời dẫn gián tiếp?
Viết lời dẫn gián tiếp?
1. Bài tập 1: (a),(b) đều là dẫn trực tiếp
- (a) “A! Lão già…” là ý nghĩ nhân vật gán cho con chó.
- (b) “Cái vườn là …” là ý nghĩ của nhân vật (lão tự bảo rằng).
2. Bài tập 2:
- (a) :
+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “Báo cáo …Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu rõ: “Chúng ta…”.
+ Câu có lời dẫn gián tiếp: Trong “Báo cáo …Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta…
- (b):
+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nhân xét về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giản dị trong đời sống …”.
+ Câu có lời dẫn gián tiếp: Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nhân xét về đức tính giản dị của Bác là giản dị trong đời sống ….
 - (c). 
+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống d

File đính kèm:

  • docTuần 4.doc
Giáo án liên quan