Giáo án Ngữ văn 9 tuần 30_ GV NGUYỄN HỮU HÙNG

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh nắm được:

1. kiến thức:

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.

- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “ tôi”.

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

3. Thái độ:

 Giáo dục cho học sinh ý thức chủ động, tích cực trong học tập, Kính trọng, quý mến những người đã cống hiến, hi sinh vì dân tộc.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

 Liên hệ: môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng trong chiến tranh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

 Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ, chân dung: Lê Minh Khuê; Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tuần 30_ GV NGUYỄN HỮU HÙNG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở ngòi bút xây dựng nhân vật của Lê Minh Khuê?
? Trình bày những nét chính về nội dung?
- Chọn vai kể như vậy phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu
+ Họ ở trên 1 cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung của bom đạn và nguy hiểm.
+ Công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm: 
. Phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày nơi trọng điểm đánh phá của địch.
. Sau mỗi trận bom họ phải lao ra trọng điểm đo và ước tính khối lượng đất đá để san lấp, đếm những quả bom chưa nổ và phá bom.
- Công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi phải dũng cảm và bình tĩnh. Nhưng đối với 3 cô gái đây là công việc thường ngày " Có ở đâu như thế này không... chạy về hang"/144
- Họ là những cô gái ở Hà Nội, có cá tính và hoàn cảnh riêng, nhưng đều có phẩm chất chung của người chiến sĩ TNXP ở chiến trường: Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hy sinh, tình đồng chí điểm gắn bó
- ở họ còn có nhiều nét chung của những cô gái trẻ: Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ cũng thích làm đẹp cho mình ngay cả ở trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát)
- Phương Định: Vốn là 1 cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình.
- Chị Thao: ít nhiều từng trải hơn, không dễ dàng hồn nhiên mơ ước nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy. Trong công việc: cương quyết, táo bạo
- Nho: Vô tư, vừa tắm dưới suối lên đã đòi ăn kẹo
- Tuổi niên thiếu: cô có 1 thời hồn nhiên vô tư bên người mẹ.
Một căn buồng như ở 1 đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước khi có chiến tranh
Những kỉ niệm đó luôn sống dậy trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng khốc liệt của chiến trường
- Không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương nai. Nét cá tính: nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát
- Yêu mến đồng đội, đặc biệt dành tình yêu và niềm cảm phục cho những người chiến sĩ mà cô gặp hàng đêm trên trọng điểm
- Tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của những cô gái TNXP, tiêu biểu là nhân vật Định
- Định nhạy cảm và quan tâm tới hình thức của mình: là 1 cô gái khá hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt Định được các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm".
Cô biết mình được nhiều người nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui, tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho ai
Nhạy cảm nhưng lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như là kiêu kì.
- Đoạn Định hồi tưởng: hồn nhiên, vô tư pha chút tinh nghịch và mơ mộng của 1 thiếu nữ " hát say sưa ầm ĩ", " bày bừa bài trên bàn học" đến nỗi bà mẹ phải " nguyền rủa" " Con gái gì cái của mày. Lấy chồng rồi mà no đòn... no đòn...!" Vì thế ngay từ nhỏ cô đã thề là không lấy chồng.
- Cuối truyện, chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức Định rất nhiều kỷ niệm và nỗi nhớ quê hương, gia đình, nhớ về tuổi thơ thanh bình
- Tác giả miêu tả tinh tế cụ thể đến từng cảm giác ý nghĩa dù chỉ là thoảng qua trong giọng hát. Mỗi lần phá bom là 1 thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác, sự dũng cảm như được kích thích bởi lòng tự trọng. Rồi cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng bom nổ...
Trả lời
- Trả lời
III- Phân tích
1- Hình ảnh những cô gái Thanh niên xung phong
a, Những nét chung
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu
+ Họ ở trên 1 cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung của bom đạn và nguy hiểm.
+ Công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm: 
- Họ là những cô gái ở Hà Nội, có cá tính và hoàn cảnh riêng, nhưng đều có phẩm chất chung của người chiến sĩ TNXP ở chiến trường: Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hy sinh.
b- Những nét riêng biệt ở mỗi người 
- Phương Định: Vốn là 1 cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên thích mơ mộng & hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình.
- Chị Thao: ít nhiều từng trải hơn, không dễ dàng hồn nhiên mơ ước nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy. Trong công việc: cương quyết, táo bạo
- Nho: Vô tư, vừa tắm dưới suối lên đã đòi ăn kẹo
IV- Tổng kết
1- Nghệ thuật
- Miêu tả sinh động chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú
- Truyện trần thuật theo ngôi 1, cũng là nhân vật chính
- Thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu là miêu tả tâm lí.
- Ngôn ngữ và giọng điệu: Ngôn ngữ phù hợp với nhân vật kể chuyện tạo cho truyện có giọng tự nhiên thoải mái, trẻ trung giàu nữ tính
2- Nội dung:
Tấm lòng trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cs chiến đầu nhiều gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong
3. Củng cố, luyện tập:
 Giáo viên khái quát kiến thức bài học.
 ? Cảm nhận về nv Phương Định ?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học tóm tắt truyện
- Chuẩn bị: Chương trình địa phuơng phần Tập làm văn.
Ngày soạn : 01/04/2013 	Ngày dạy: 04/4/2013 
 Tiết 143 Bài 30 Tập làm văn 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TẬP LÀM VĂN
 ( Tiếp theo, thực hiện các công việc đã chuẩn bị bài 19)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
 Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh ý thức chủ động, tích cực trong học tập, tìm hiểu những vấn đề địa phương.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ; Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm.
2. Học sinh:
 Đọc trước bài, tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Em hãy phân biệt điểm khác nhau giữa từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Bài mới:
H Đ CỦA GV
H Đ CỦA HS
NỘI DUNG
? Trước hết em hiểu như thế nào là những vấn đề, sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phưong em?
Gv cho hs đọc lại những yêu cầu của bài viết mà sgk đã đề ra.( tr 25)
Gv trả lại bài cho hs tiện theo dõi
Gv nêu nhận xét chung về bài làm đã chuẩn bị trên cơ sở gv đã thu bài của hs trước khi tiến hành tiết học
Nhận xét của gv:
1/ Vấn đề của địa phương được các em chọn trong bài viết của mình cũng tương đối phong phú. Đó là các vấn đề:
Môi trường, 
tệ nạn xã hội : có nhiều bài viết đề cập tới như: tệ nạn hút thuốc lá, tệ cờ bạc, ma tuý
Vấn đề an ninh của địaphương
2/ Các bài viết đã thể hiện được thực trạng của tình hình, những tác hại xấu của các tệ nạn hoặc việc ônhiễm môi truờng với con người và xã hội
3/ Tuy nhiên, việc thể hiện quan điểm, đưa ra ý kiến , giải pháp còn mờ nhạt( cần động viên hs dù là ý kiến nhỏ cũng đáng khuyến khích)
4/ Có ý thức kết hợp các phương thức biểu đạt khi trình bày
Gv khen ngợi 1 số bài viết tiêu biểu như:
Gv phân nhóm theo tổ 
Gọi hs trình bày bài viết của mình trước lớp để các bạn góp ý , nhận xét
Gv hướng dẫn hs trao đổi bài viết cùng bạn sửa chữa nhược điểm trong bài viết của mình
 Gv cung cấp thêm cho hs những Tác phẩm văn học viết về hình ảnh những người làm công tác môi trường đô thị . góp phần tạo cho môi trường xanh, sạch, đẹp để bài viết thêm có tính văn chương
VD: Vấn đề môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu mới trong xây dựng, những biểu hiện về sự quan tâm đối với quyền trẻ em, vấn đề giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có hoàn cảnh khó khăn, vấn đề tệ nạn xã hội
Hs theo dõi bài làm của mình
Hoạt động nhóm . Trình bày bài viết của mình
Mỗi nhóm trình bày 1 đến 2 bài . Cố gắng chọn nhiều vấn đề phong phú
 I/ Yêu cầu của tiết học: 
Trình bày những suy nghĩ, đánh giá của em về một sự việc , hiện tượng nào đó của địa phương em
II/ Nhận xét chung về bài làm đã chuẩn bị
1/ Vấn đề của địa phương được các em chọn trong bài viết của mình cũng tương đối phong phú. Đó là các vấn đề:
Môi trường, 
tệ nạn xã hội : có nhiều bài viết đề cập tới như: tệ nạn hút thuốc lá, tệ cờ bạc, ma tuý
Vấn đề an ninh của địa phương
2/ Các bài viết đã thể hiện được thực trạng của tình hình, những tác hại xấu của các tệ nạn hoặc việc ô nhiễm môi truờng với con người và xã hội
3/ Tuy nhiên, việc thể hiện quan điểm, đưa ra ý kiến , giải pháp còn mờ nhạt( cần động viên hs dù là ý kiến nhỏ cũng đáng khuyến khích)
4/ Có ý thức kết hợp các phương thức biểu đạt khi trình bày.
III/ Trình bày bài viết của mình:
3. Củng cố, luyện tập:
 Giáo viên nhận xét tiết học; bổ sung những phần làm chưa tốt của bài cho học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Về nhà học bài.
- Soan bài: Biên bản.
Ngày soạn : 02/04/2013 	Ngày dạy: 05/4/2013 
 Tiết 144 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
 Giúp học sinh nắm được:
1. kiến thức:
 Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
2. kĩ năng:
 Khắc phục những nhược điểm ở bài tập làm văn số 7, thành thục hơn về kỹ năng làm bài nghị luận văn học.
3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh ý thức chủ động, tích cực trong học tập, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, bài tập làm văn số 7 đã chấm điểm.
2. Học sinh:
 Ôn tập kiến thức..
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tr

File đính kèm:

  • doctuần 30.doc