Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 23
I. Mục tiêu
- Nắm được các đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú trong câu.
- Biết đặc câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
- Công dụng của thành ph ần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
2. Kỹ năng
- Nhận biết thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong câu.
- Đặt câu có sử dụng thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú.
3. Thái độ: Tích cực học tập và rèn luyện cách sử dụng các thành phần biệt lập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề
IV. Tiến trình giờ dạy.
đạt nghĩa của câu: không. (3). - Từ ngữ tạo lập cuộc thoại: Này, - Từ ngữ duy trì cuộc thoại: Thưa ông, => Thành phần gọi – đáp là một thành phần biệt lập của câu, được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. HOẠT ĐỘNG II Cho học sinh đọc ví dụ Cho học sinh trả lời câu hỏi gợi ý SGK - Nếu lược bỏ chữ in đậm thì nghĩa sự vật trên có thay đổi không ? Vì sao? - Câu (a) phần in đậm chú thích cho cụm từ nào? - Câu (b) cụm chủ vị in đậm chú thích cho cụm từ nào? => Thành phần phụ chú là gì? Dùng làm gì? Nêu cách nhận biết phần phụ chú? II. Thành phần phụ chú 1. Ví dụ: 2. Nhận xét. (1). Nếu lược bỏ chữ in đậm thì nghĩa sự vật trên không thay đổi vì không thay đổi cấu trúc ngữ pháp. (2). Câu (a) phần in đậm chú thích cho cụm từ “con gái đầu lòng” (3). Câu (b) cụm chủ vị in đậm chú thích cho “lão không hiểu tôi” => Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập của câu, được dùng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu; được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. * Ghi nhớ: SGK. HOẠT ĐỘNG III Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập? - Từ dùng để gọi? - Từ dùng để đáp? - Nêu mối quan hệ ? Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập? - Thành phần gọi – đáp? - Nó hướng đến, không hướng đến ai? Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập? - Tìm thành phần phụ chú? - Giải thích cho từ nào? Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập? Tác dụng của thành phần phụ chú? Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập? Cho học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu Giáo viên nhận xét sửa chữa. III. Luyện tập. 1. Bài tập 1. - Từ dùng để gọi: này, - Từ dùng để đáp: vâng - Quan hệ trên - dưới 2. Bài tập 2. - Thành phần gọi – đáp: bầu ơi - Nhận ra tính chất chúng mà nó hướng đến, không hướng đến ai. 3. Bài tập 3. a. – kể cả anh, giải thích cụm từ mọi người; b. – các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - , giải thích cum từ những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này; c. - Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới - , giải thích cụm từ lớp trẻ ; d. (có ai ngờ), (thương quá đi thôi), nêu lên thái độ người nói đối với sự vật, việc. 4. Bài tập 4. Liên qua đến cụm từ mà nó giải thích. 5. Bài tập 5. Thế hệ trẻ hôm nay (đặc biệt là học sinh), cần rèn luyện tài năng, tu dưỡng đạo đức để có đủ bản lĩnh bước vào thế kỷ mới. Được như vậy thì đất nước ta, dân tộc ta không bị tụt hậu. Sức sống Việt Nam ta mãi trường tồn. Củng cố(3P) Nhắc lại nội dung bài học. Thêó nào là thành phần goi – đáp? Thế nào là thành phần phụ chú? Hai thành phần trên giống nhau ở điểm nào? Dặn dò.(1P) - Làm bài tập còn lại; học ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn. V. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 27/01/2014 Tiết thứ: 106 Ngày dạy: 10/02/2014 Bài: HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN I. Mục tiêu - Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương. 1. Kiến thức - Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống. - Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương. 2. Kỹ năng Thu thập thông tin về những vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. 3. Thái độ Tích cực tìm hiểu và viết bài tập làm văn về địa phương. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án Học sinh: Soạn bài III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề … IV. Tiến trình giờ dạy. Ổn định: (1P) Kiểm tra sĩ số. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra(0P) Câu hỏi: Bài mới Giới thiệu(1P) Các em đã biết nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, hom nay thầy hướng dân các em chuẩn bị bài tập làm văn đia phương về nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống của địa phương ta. Các hoạt động THẦY - TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG I Cho học sinh thảo luận các sự việc cần viết bài nghị luận ở địa phương Cho các nhóm trình bày phần thảo luận Nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh 1. Các sự việc, hiện tượng cần viết bài nghị luận ở địa phương. - Gương người tốt việc tốt: + Vượt khó, làm giàu. + Vượt khó, học giỏi. - Một số hiện tượng cần lên án, phê phán: + Thói quen xả rác + Các tệ nạn cờ bạc, ăn chơi không phù hợp … + Bỏ học và học chống đối. HOẠT ĐỘNG II Cho học sinh trong lớp thống nhất chọn một sự việc hiện tượg trong đời sống ở địa phương để viết bài. Hướng dẫn học sinh: - Tìm dẫn chứng - Chỉ ra cái sai hay cái đúng - Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối - Bố cục của bài viết như thế nào? Giới hạn thời gian nộp bài. 2. Cách làm. - Chọn sự việc, hiện tượng. - Tìm dẫn chứng xác thực, phổ biến nhất - Chỉ ra được cái đúng hay cái chưa đúng. - Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối - Bố cục đầy đủ, không quá 1500 chữ. * Chú ý: không được ghi tên thật của những người có liên quan. 3. Nộp bài: trước khi học bài 27. Củng cố (3P) Nhắc lại nội dung bài học. Dặn dò.(1P) - Viết bài và nộp bài đúng quy định. - Chuẩn bị: Nghị luận về một số vấn đề về tư tưởng, đạo lí. V. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 27/01/2014 Tiết thứ: 107,108 Ngày dạy: 12/02/2014 Bài: CHÓ SÓI VÀ CỪU NON TRONG THƠ NGỤ NGÔN LA-PHÔNG-TEN Hi-pô-lit Ten. I. Mục tiêu Qua việc so sánh hình thượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật. 1. Kiến thức - Đặc trưng của sáng tác nghệ thuậ là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. - Cách lập luận của tác giả trong văn bản. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản. 3. Thái độ Nhận rõ được hai cách nhìn nhận vấn đề cùng một sự việc: văn học là nói đến xã hội loài người khác với khoa học khác. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án Học sinh: Soạn bài III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề … IV. Tiến trình giờ dạy. Ổn định: (1) Kiểm tra sĩ số. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra(7P) Câu hỏi: Bài mới Giới thiệu (1P) Để làm bài nghị luận về một tác phẩm, người viết cần có kỹ năng gì, thì chúng ta học bài chó Sói và Cừu non trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten. Các hoạt động THẦY - TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG I 10P Cho học sinh giới thiệu về tác giả Tên? Quốc gia? Sự nghiệp? Cho học sinh giới thiệu về tác phẩm Xuất xứ? Thề loại? Cho học sinh giải thích từ khó (SGK) I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. - Tên: Hi-pô-lit Ten (1828-1893) - Quốc gia: Pháp - Sự nghiệp: triết gia, sử gia, nghiên cứu văn học, viện sĩ viện hàn lâm Pháp 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: trích từ Chương II, phần thứ hai trong tác phẩm La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông. - Thể loại: Nghị luận văn chương. 3. Từ khó: HOẠT ĐỘNG II 67P Cho học sinh lần lượt đọc văn bản Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận và đặt tiêu đề cho tưng phần? Đối chiếu hai phần để tìm ra cách lập luận của tác giả? Nhà khoa học nhận xét về cừu và sói có đúng không? Tại sao Buy – phông không nói đến sự thân thương của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài sói? Nhà thơ La Phông-ten chọn khí cạnh chân thực nào của cừu để xây dựng? Đồng thời có sang tạo gì? Chứng minh hài kịch và bi kịch trong thơ ngụ ngôn Chó sói và Cừu non? Cho học sinh nêu ghi nhớ SGK II. Đọc – Hiểu văn bản. 1. Đọc. 2. Bố cục và cách lập luận. a. Bố cục: - P1: Từ đầu “… tốt bụng như thế” – Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông –ten. - P2: Còn lại “…” – Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten. b. Cách lập luận của tác giả: - So sánh cách viết giữa La Phông-ten và Buy-phông. - Tác giả triển khai mạch nghị luận theo ba bước: Dưới ngòi bút của La Phông-ten(dẫn chứng) – dưới ngòi bút của Buy-phông - dưới ngòi bút của La Phông-ten(đánh giá) 3. Phân tích. a. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học. - Cừu: Ngu ngốc, sợ sệt, sống thành bầy. - Chó sói: tên bạo chúa của cừu, ghét bầy đàn, chỉ tập hợp khi chinh chiến. => Chỉ ra cách nhìn của nhà khoa học về con vật. b. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn. - Cừu non đối mặt với sói bên dòng suối. - Thái độ: kiên quyết cứng rắn chống lại sói, bằng lập luận + Nơi uống nước xa sói + Không nói xâu sói => Đây là cuộc đối đầu giưa mạnh – yếu, hung tàn – lẽ phải. c. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn. - Hình ảnh: đói giơ xương - Thái độ: muốn ăn thịt cừu nhưng lại che giấu tâm địa. Kiếm cớ để trừng phạt cừu nhưng bị thất bại (hài kịch); đành dùng bạo lực ăn hiếp kẻ yếu (bi kịch). => Lẽ phải bị vùi dập. 5. Tổng kết. * Ghi nhớ SGK. Củng cố: (3P) Nhắc lại nội dung bài học. Dặn dò.(1P) - Học ghi nhớ và cách lập luận. - Chuẩn bị bài: Hướng dẫn đọc thêm Con cò. V. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 27/01/2014 Tiết thứ: 109 Ngày dạy: 14/02/2014 Bài: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Mục tiêu Nêu được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 1. Kiến thức Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Kỹ năng Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 3. Thái độ Phân biệt được đúng – sai, tốt - xấu. Tích cực học tập nâng cao nhận thức. II. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án Học sinh: Soạn bài III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề … IV. Tiến trình giờ dạy. Ổn định.(1P) Kiểm tra sĩ số Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra: (0P) Câu hỏi: Bài mới Giới thiệu(1P) Các em vừa thực hành viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, hôm nay chúng ta học them về bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. Các hoạt động THẦY - TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG I 25P ? Cho học sinh đọc văn bản Tri thức là sức mạnh ? Cho học sinh nêu vấn đề của bài nghị luận? ? Cho học sinh tìm hiểu bố cuc Mở bài – đoạn nào? Câu nào là câu mang luận điểm? Thân bài có mấy đoạn? nêu nội dung từng đoạn? câu nào mang luận điểm chính? Kết bài có mấy đoạn? Câu nào mang luận điểm? ? Bố cục của bài hợp lý ở điểm nào? ? Tác dùng phép lập luận nào? Dẫn chứng như thế
File đính kèm:
- Tuần 23.doc