Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1, 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Đặc điểm bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nắm nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa.
- Vận dụng biện pháp nghệ thuật trong lối viết văn về một lĩnh vực văn hóa, đời sống.
3. Thái độ
- Trân trọng giá trị truyền thống trong quá trình hội nhập.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: SGV- SGK- Soạn giáo án- Đọc tư liệu- Thiết bị dạy học.
2. Học sinh: SGK- Soạn bài- Đọc thêm sách báo hoặc sưu tầm bài thơ về Bác.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
yết minh vẻ đẹp phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào ? Qua những biểu hiện cụ thể nào ? HS: Thảo lụân (Căn nhà, trang phục, bữa ăn của Bác, tư trang của Bác) GV: Nhận xét về cách thuyết minh của tác giả dựa trên các phương diện ngôn từ, phương pháp ? HS: Giản dị với những từ ngữ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã ( chiếc vài, vỏn vẹn) liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác. GV: Vẻ đẹp nào trong cách sống được làm sáng tỏ qua đó gợi tình cảm nào của chúng ta về Bác ? HS: Vẻ đẹp bình dị trong sáng giản dị -> cảm phục và yêu mến đối với Bác. GV: Những phương pháp thuyết minh nào được tác giả sử dụng trong phần cuối văn bản ? hiệu quả của phương pháp đó? HS: Thảo luận. + So sánh cách sống của lãnh tụ HCM với lãnh tụ của các nước khác ( tôi dám chắc . . . như vậy) + So sánh cách sống của lãnh tụ HCM với các vị hiền triết ( ta nghĩ đến Nguyễn Trãi . . . hạ tắm ao) => nêu bật lên sự vĩ đại và bỉnh dị ở nhà cách mạng, đồng thời làm sáng tỏ cách sống bình dị trong sáng của Bác và thể hiện niềm cảm phục và tự hào đối với Bác. GV: Tác giả bình luận như thế nào khi thuyết minh về phong cách sinh hoạt ? HS: Nếp sống giản dị . . . tâm hồn và thể xác. GV: Em hiểu ntn khi tác giả nhận xét cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời hơn đời ? HS: Bác không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm, không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người GV: Em có nhận xét gì về cách sống bình dị của Bác là quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống ? HS:Với Bác cuộc sống như vậy là cái đẹp nhưng rộng hơn với mọi người đó cũng là cái đẹp trong khi đất nước còn khó khăn . GV: Em hiểu như thế nào khi tác giả khẳng định lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác HS: Sự bình dị gắn bó với thanh cao trong sạch của một tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi -> tâm hồn thanh cao. Sống thanh bạch giản dị thể xác không phải gánh chịu ham muốn bệnh tật -> thể xác được thanh cao. GV chốt: phong cách sinh hoạt giản dị của Bác là vẻ đẹp vốn có , tự nhiên, hồn nhiên gần gũi nhưng không xa lạ với mọi người, mọi đều có thể học tập. Nêu những nét khác nhau giữa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” từ đó nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác. II. Phân tích. 1. Quá trình hình thành phong cách HCM. 2. Những biểu hiện trong phong cách sinh hoạt của Bác. - Căn nhà - Trang phục - Bữa ăn của Bác. - Tư trang của Bác => Phong cách HCM là sự kế tục và phát huy nét đẹp tâm hồn người Việt- một vẻ đẹp bình dị mà thanh cao… 3. VÎ ®Ñp cña phong c¸ch. - Thanh cao, giản dị, phương Đông. - Không phải là sự khổ hạnh, tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời. - Lối sống 1 người cộng sản, 1 vị chủ tịch, linh hồn của dân tộc. - Quan niệm về thẩm mỹ, về cuộc sống, cái đẹp chính là giản dị. -> Khẳng định vẻ đẹp và sức sống lâu bền của phong cách Hồ Chí Minh đối với con người, dân tộc VN. III. Tổng kết Ghi nhớ : sgk IV. Luyện tập: - Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chỉ trình bày những biểu hiện về lối sống giản dị của Bác. - Văn bản: “ Phong cách Hồ Chí Minh” nêu cả quá trình hình thành phong cách sống của Bác trên nhiều phương diện…và những biểu hiện của phong cách đó-> nét hiện đại và truyền thống trong phong cách của Bác; lối sống giản dị mà thanh cao; tâm hồn trong sáng và cao thượng…=> mang nét đẹp của thời đại và của dân tộc VN… 4. Củng cố + Phong cách HCM đã cung cấp cho các em những hiểu biết nào về Bác Hồ của chúng ta ? - Vốn văn hoá sâu sắc, kết hợp dân tộc với hiện đại, cách sống bình dị trong sáng. - Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ vừa mang vẻ đẹp của đạo đức cao thượng. + Học bài+ Soạn bài : đấu tranh cho một thế giới hoà bình. 5. Dăn dò: Tuần: Tiết: 3 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. 2. Kĩ năng. - Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 3. Thái độ - Hứng thú trong tạo lập văn bản. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định : 2. Bài cũ : H: TL: 3. Bài mới: Gọi là phương châm mà không gọi là qui tắc vì phương châm chỉ có tính định hướng, không có tính bắt buộc phải tuân thủ. Nếu qui tắc thì có tính chặt chẽ, yêu cầu bắt buộc phải cao hơn. Trong giao tiếp, vì các lí do khác nhau, không phải lúc nào các phương châm nêu ra cũng được tuân thủ. Đích cuối cùng của giao tiếp là đạt hiệu quả cao nhất. GV: Gọi hs đọc phần sgk. HS: Thực hiện. GV: Khi An hỏi :” Học bơi ở đâu?” ý muốn hiểu điều gì ? và câu trả lời của Ba có mang đầy đủ nội dung ý nghĩa mà An cần hỏi không ? HS: Không mang đầy đủ nội dung ý nghĩa ( Vì bơi là bao hàm ở dưới nước – trong khi đó câu hỏi cần biết là địa điểm học bơi, bờ sông , hồ bơi nào, suối nào … ) GV: Qua đó em rút ra nhận xét gì trong giao tiếp ? HS: Muốn cho người nghe hiểu thì người nói cần chú ý xem người nghe hỏi cái gì? Như thế nào ? ở đâu? . . . GV: Câu hỏi của anh lợn cưới và câu trả lời của anh áo mới có gì trái với câu hỏi đáp bình thường ? HS: Thảo luận - Câu hỏi thì thừa từ cưới - Câu đáp thừa từ từ lúc tôi mặc cái áo mới này GV: Muốn hỏi đáp cho chuẩn mực ta cần chú ý điều gì HS: Muốn hỏi đáp cho chuẩn mực ta cần chú ý là không hỏi và trả lời thừa. GV chốt: khi giao tiếp, cần nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu. GV: Truyện cười phê phán thói xấu nào ? HS: Phê phán thói nói khoát lác, nói những điều mà chính mình không tin là có thật. GV: Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp ? HS: Không nên nói những điều mà mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực. Bài tập vận dụng: Trứng vịt muối Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho ăn. Người em hỏi anh: - Cùng là trứng vịt sao quả này lại mặn nhỉ? - Chú hỏi thế người ta cười cho đấy. – Người anh bảo – Quả vịt muối mà cũng không biết. - Thế trứng vịt muối ở đâu ra ? Người anh ra vẻ thông thạo bảo: - Chú mày kém thật! Có thế mà cũng không biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra trứng vịt muối chứ sao! = Nói nhăng nói cuội Bài tập 1: a. Thừa cụm từ “ nuôi trong nhà” b. Thừa cụm từ “ có hai cánh” Bài tập 2: a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách mách có chứng b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là nói dối. c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò. d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội. e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng. => Câu thuộc về phương châm về chất. Bài tập 3: - Truyện thừa câu “ Rồi có nuôi được không?” - Vi phạm phương châm về lượng. Bài tập 4: a. Các từ ngữ : như tôi được biết; tôi tin rằng; nếu tôi không lầm thì; tôi nghe nói; theo tôi nghĩ; hình như là -> sử dụng trong trường hợp có ý thức tôn trọng về phương châm về chất b. Các từ ngữ: như tôi đã trình bày; như mọi người đều biết -> sử dụng trong trường hợp có ý thức tôn trọng về phương châm về lượng. I. Tìm hiểu bài 1. Phương châm về lượng. a. Vd/ sgk b. Ghi nhớ Khi giao tiếp, cần nói cho đúng, đủ, không thừa, không thiếu. 2. Phương châm về chất. a. Vd/ sgk b. Ghi nhớ Không nên nói những điều mà mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực. II. Luyện tập: Bài tập 5: An đơm nói đặt : vu khống, bịa đặt. An ốc nói mò: nói vu vơ không bằng chứng An không nói có: vu cáo, bịa đặt. Cãi chày cãi chối : ngoan cố, không chịu thừa nhận. Khua môi múa mép : ba hoa, khoát lát. Nói dơi nói chuột: nói lăng nhang nhảm nhí. Hứa hươu hứa vượn : hứa hẹn một cách vô trách nhiệm. => thành ngữ chỉ ra các hiện tựơng vi phạm phương châm về chất trong hội thoại. 4. Củng cố Đọc mẫu đối thoại sau và trả lời câu hỏi: Người mẹ giục con học bài: - Con ơi, đã học bài chưa? Người con trả lời: - Con đang ăn cơm, mẹ ạ. Trong hai lời thoại trên, lời thoại của người con ( Con đang ăn cơm, mẹ ạ.) có vi phạm phương châm hội thoại không ? Vì sao ? Gợi ý: Về hình thức vi phạm phương châm hội thoại. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nói người con không vi phạm phương châm hội thoại. Vì hàm ý người con là chưa học bài ( mà đang ăn cơm ) 4. Dặn dò: TUẦN : TIẾT : 04 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Văn bản thuỵết minh và các phương pháp thuyết minh thường gặp. - Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng. - Nhận ra một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật khi viết văn bản thuyết minh. 3. Thái độ - Hứng thú trong tạo lập văn bản. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định : 2. Bài cũ : H: TL: 3. Bài mới: GV: Văn bản thuyết minh là gì ? HS: Là loại văn bản thông dụng và phổ biến GV: Văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì ? HS: Nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày giới thiệu. GV: Kể các phương pháp được dùng trong thuyết minh HS: Có 6 phương pháp: định nghĩa, liệt kê, ví dụ, số liệu, phân loại, so sánh. GV: Tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh trong văn bản : Hạ Long – Đá và Nước. GV: Bài văn thuyết minh đặc điểm nào của đối tượng ? HS: Thuyết minh sự kì lạ của Hạ Long. GV: Tác giả có sử dụng phương pháp liệt kê về số lượng và quy mô của đối tượng không ? HS: Tác giả không sử dụng phương pháp liệt kê về số lượng và quy mô của đối tượng. GV: Tác giả sử dụng những cách thức nào ? HS: Tác giả tửơng tượng khả năng di chuyển của nước. - Có thể để mặc con thuyền . . . bập bềnh lên xuống theo con triều. - Có thể thả trôi theo chiều gió . . . - Có thể bơi nhanh hơn. . . - Có thể như người bộ hành . . . GV: Hãy tìm câu văn khái quát sự lạ kì của Hạ Long
File đính kèm:
- Ngu Van 9Tuan 12015.doc