Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 1, 2
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
-Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận.
- Nhận thức rõ các yếu tố cơ bản của văn nghị luận và các mối quan hệ của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận.
3. Thái độ: HS có ý thức viết bài nghị luận đúng với đặc điểm văn nghị luận.
II/ Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án, SGK,
2, HS: Bài soạn, SGK,
III/ Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại,.
IV/ Các bước lên lớp:
Tuần: 1,2 Ngày soạn: 10/08/2014 Tiết: 1,2 Ngày dạy: /08/2014 LÀM VĂN NGHỊ LUẬN I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: -Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận. - Nhận thức rõ các yếu tố cơ bản của văn nghị luận và các mối quan hệ của chúng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận. 3. Thái độ: HS có ý thức viết bài nghị luận đúng với đặc điểm văn nghị luận. II/ Chuẩn bị: 1. GV: Giáo án, SGK,… 2, HS: Bài soạn, SGK,… III/ Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại,... IV/ Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số. - Nhận xét vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng - Hoạt động 1: Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận. + Trong đời sống, em thường gặp các câu hỏi như thế nào? + Các câu hỏi như thế có thường gặp không? + Gặp trường hợp như vậy, em trả lời bằng văn bản nào? + Thế nào là văn bản nghị luận? + Trong bài văn nghị luận cần có những yếu tố quan trọng nào? - Hoạt động 2: Tìm hiểu đề văn nghị luận. +Em hãy nêu ra một số đề văn nghị luận. + căn cứ vào đâu mà em biết đó là đề văn nghị luận. + Tính chất đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn. + Tìm ý cho đề văn nghị luận, có nghĩa là ta phải làm gì? - Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm văn bản nghị luận. + Văn bản nghị luận có đặc điểm gì? + Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận? - Hoạt động 4: Bố cục trong văn bản nghị luận. + Bố cục trong văn bản nghị luận có mấy phần?Nhiệm vụ từng phần là gì? - Hoạt động 5: Luyện tập. + Trong các câu sau, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là lập luận? + Bổ sung luận cứ cho những kết luận sau: *Em rất yêu trường em….. *Nói dối rất có hại…. *Nghỉ một lát nghe nhạc thôi……. *………trẻ em cần nghe lời cha mẹ. *…..em rất thích đi tham quan. + Vì sao em đi học? Vì sao con người cần có bạn bè? Thế nào sống đẹp. + câu hỏi trên thường gặp nhiều trong đời sống hằng ngày. +Trả lời bằng kiểu văn bản nghị luận. + Loại văn bản trình bày ý kiến của mình, trước một vấn đề nào đó bằng cách giải thích, chứng minh. + Có luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng mang tính thuyết phục. +Thất bại là mẹ thành công; hãy biết qúy thời gian; không thể sống thiếu tình bạn. +căn cứ vào mỗi đề nêu ra một khái niệm, một vấn đềlí luận. + Như lời khuyên, tranh luận, giải thích,… định hướng cho bài viết. + Xác lập luận điểm; Tìm luận cứ; Xây dựng lập luận. +Có luận điểm, luận cứ và lập luận. + Trả lời. + Ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. + Bộ phận đứng truớc là luận cứ, bộ phận đứng sau là kết luận. + Thảo luận nhóm, ghi vào bảng phụ, nhận xét. I/ Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1. Nhu cầu nghị luận: Trong đời sống hằng ngày ta thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng ý kiến nêu ra( bài xã luận, bình luận). 2. Thế nào là văn bản nghị luận: Viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe, một tư tưởng, quan điểm nào đó. II/ Đề văn nghị luận: Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề bàn bạc, đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. III/ Đặc điểm văn bản nghị luận: - Luận điểm là ý kiến thể hiện quan điẻm tư tưởng bài văn, là linh hồn bài viết. - Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng nêu ra làm cơ sở cho luận điểm. - Lập luận: Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. IV/ Bố cục trong văn nghị luận: - Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. - Thân bài: Trình gày nộu dung. - kết bài: kết luận, khẳng định vấn đề. V/ Luyện tập: Bài tập 1: - Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên. - Em rất thích đọc sách vì qua đó em học được nhiều điều. -Trời nóng quá, đi ăn kem thôi. Bài tập 2: 4. Củng cố: Vì sao văn bản nghị luận cần thiết trong đời sống hằng ngày. 5. Dặn dò: - Ôn lại văn nhị luận. - Ra 5 đề văn nghị luận xã hội. - Soạn chủ đề tiếp theo. IV/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 1. Ưu điểm:.................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2. Hạn chế:.................................................................................................... ................................................................................................................................. Nhận xét Duyệt
File đính kèm:
- Giao an tu cho van 9 T12.doc