Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 11

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.

 - Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 - Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.

 - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kỹ năng:

 - Nhận diên, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

 - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm về quê hương, đất nước.

3. Thái độ:

 - Giáo dục tình thương yêu gia đình, người thân, yêu quê hương.

 

doc12 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háu nên người 
=> Miêu tả, tự sự kết hợp với biểu cảm :người bà với đức tính cao cả, hy sinh thầm lặng 
* Những kỉ niệm tình bà cháu :
- Lên 4 tuổi: giặc đốt làng, đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói cay nhèm mắt 
-> Tự sự kết hợp với biểu cảm : Ký ức về nỗi cay cực đói nghèo tràn ngập tuổi thơ, thấm sâu vào xương thịt, nỗi gian nan, vất vả.
- Tám năm ròng : Cháu cùng bà nhóm lửa, cháu ở với bà, giặc đốt làng, cháu giúp bà dựng lều tranh, viết thư cho bố.
-> Nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng suy ngẫm. 
=> Hình ảnh người bà người bà đại diện cho một thế hệ những người bà trong chiến tranh và những kỉ niệm tình bà cháu chân thành, giàu cảm xúc trong hồi tưởng của tác giả 
b3. Hình ảnh bếp lửa và tình cảm thấm thía của người cháu đối với bà:
- Bà : nhóm bếp lửa, nhóm niềm yêu thương, nhóm niềm vui, nhóm tâm tình tuổi thơ
- Bếp lửa là hình ảnh cuộc sống thực đầy vất vả, nhọc nhằn của 2 bà cháu. Là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho tình bà ấm áp. 
=> Nghệ thuật sáng tạo, hình ảnh thơ vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng (bà nhóm lửa). Bà nhóm lửa -> giữ lửa -> truyền lửa cho thế hệ sau. 
3.Tổng kết :
a. Nghệ thuật : 
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
- Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm
b. Nội dung : Kỉ niệm về hình ảnh người bà và tình bà cháu.
* Ý nghĩa văn bản :
Từ những kỉ niệm của tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
* KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 
Chất chính luận làm cho thơ ông vừa dạt dào cảm xúc vừa lắng đọng suy nghĩ
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1971, tại chiến khu miền Tây Thừa Thiên
b. Thể thơ: Thơ 8 chữ trữ tình đậm chất bài hát ru.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
Giọng đọc tha thiết, lưu ý các đoạn điệp khúc
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Bài thơ là lời hát ru có 3 khúc (mỗi khúc có hai khổ), ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng. 
b. Phân tích:
b1. Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi:
- Địu con giã gạo nuôi bộ đội
- Tỉa bắp trên núi Ka-lưi
- Tham gia kháng chiến
-> Người mẹ chịu thương chịu khó và giàu đức hy sinh, người mẹ yêu con vô cùng.
b2. Tình cảm và ước vọng của người mẹ Tà- ôi được gửi vào trong những khúc hát:
* Lời ru thứ nhất và thứ hai:
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.... chày lún sân.
“Mặt trời của băp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.
->Ẩn dụ: Mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường
Mẹ thương A kay làng đói..... chày lún sân.
=> Đứa con, ánh sáng của đời mẹ, nguồn sức mạnh giúp mẹ vượt qua những gian khó nhọc nhằn.
=> Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại: Người mẹ giàu tình thương, giàu lòng yêu nước.
* Lời ru thứ ba:
+ Mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc :
“Con mơ cho mẹ được thấy bác Hồ
Mai sau con lớn là người Tự do”
=> Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng: Mẹ là người yêu nước nồng nàn, tha thiết với độc lập tự do.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
- Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
b. Nội dung : Tình cảm của người mẹ Tà Ôi.
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ca ngợi tình cảm tha thiết và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
- Trình bày nhận xét về giọng điệu bài thơ. 
- Soạn "Ánh trăng", chú ý khổ thơ cuối và biểu tượng, ý nghĩa của hình ảnh ánh trăng.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...
...
Tuần: 11 Ngày soạn: 26/10/2014
Tiết PPCT: 53 Ngày dạy: 28/10/2014
Tiếng Việt:
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tt)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình ; phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kỹ năng:
 - Nhận diện được tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
 - Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngũ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích , thảo luận theo cặp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 
 - Lớp 9ª1: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
 - Lớp 9ª2: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Có mấy cách phát triển của từ vựng ? Trình bày rõ và cho ví dụ cụ thể ?
 - Tìm 5 yếu tố là từ Hán Việt, từ mượn gốc Ấn - Âu, hoàn chỉnh mô hình sau : Thủy + X, Sơn + X... 
3. Bài mới : 
 - Tiết trước chúng ta đã ôn tập sự phát triển của từ vựng, từ Hán Việt, từ mượn, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. Tiết học này một lần nữa chúng ta tiếp tục ôn tập về từ vựng chủ yếu là các biện pháp tu từ mà các em đã được học ở những lớp dưới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Từ tượng hình, từ tượng thanh 
GV: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ cụ thể?
HS trả lời.
GV hướng dẫn HS làm bài tập
Các biện pháp tu từ từ vựng
GV: Thế nào là biện pháp tu từ?
GV: Có những biện pháp tu từ từ vựng nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV: So sánh là gì? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Thế nào là ẩn dụ? Tác dụng của biện pháp ẩn dụ? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Hãy nêu khái niệm nhân hoá? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Hãy cho biết thế nào là hoán dụ? Tác dụng của hoán dụ?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho VD? Tác dụng của nói giảm, nói tránh?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Khái niệm nói quá? Tác dụng của nói quá? Cho VD? 
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Khái niệm của điệp ngữ? Tác dụng? Ví dụ? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV: Thế nào là chơi chữ? Chơi chữ có tác dụng như thế nào? Cho VD?
HS thảo luận theo cặp, trả lời.
GV chốt ý : Các phép tu từ từ vựng đã học? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
GV:HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài theo nhóm( 4 phút) 
GV nhận xét và bổ sung
GV: GV hướng dẫn.HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài
GV nhận xét và bổ sung
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: ôn lại lí thuyết, tự lấy VD về các phép tu từ từ vựng - từ tượng hình, từ tượng thanh, đặt VD vừa tìm được vào văn bản cụ thể, các ý trong văn bản phải logic với nhau 
I. Từ tượng hình, từ tượng thanh:
1. Khái niệm:
- Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, thạng thái của sự vật.VD: chót vót, thon thả, lêu khêu, thấp thoáng
- Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, con người. VD: lanh canh, lách cách, ầm ầm
* Đặc điểm, công dụng:
- Gợi tả hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động, tính biểu cảm cao, dùng trong văn bản miêu tả và tự sự.
2. Bài tập:
- Tên loài vật là từ tượng thanh: mèo, bò, tắc kè, tu hú, chèo bẻo, quốc,..
- Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ-> Mô phỏng hình ảnh đám mây một cách cụ thể
II. Các biện pháp tu từ từ vựng
1. Khái niệm: Cách sử dụng những từ gọt giũa, bóng bẩy, gợi cảm.
* Các biện pháp tu từ từ vựng
a. So sánh : đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
Một số trường hợp sau:
- Người với người, vật với vật, âm thanh với âm thanh.
- So sánh khác loại: vật với người. 
- Cái cụ thể với cái trừu tượng. 
* Cấu tạo của phép so sánh:
Vế a - từ so sánh - vế B.
Dòng sông trong sáng như gương.
b. Ẩn dụ:
 Gọi sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Các phép ẩn dụ :
Gọi sự vật A = tên sự vật B (ngày ngày mặt trời)
Gọi hiện tượng A = tên hiện tượng B (gần mực)
-> Tác dụng: Câu văn giàu hình ảnh hàm xúc, gợi cảm, gợi tả.
c. Nhân hoá :
- Gọi hoặc tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ để tả hoặc nói về con người, làm cho đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người.
* Các kiểu nhân hoá:
+ Dùng từ ngữ chỉ con người, gán cho con vật (chàng dế thanh niên - chị cào cào)
+ Dùng từ ngữ chỉ hành động tính cách của con người để chỉ hành động, tính cách của vật 
VD: “Thương nhau tre không ở riêng”, “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”, “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận”, “Hàng bưởi đu đưa, bế lũ con. Đầu tròn trọc lốc”
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người: Trâu ơi
-> Tác dụng : câu văn sinh động, thế giới cây cối, loài vật gần gũi hơn.
d. Hoán dụ :
- Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ nhất định với nó.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng một bộ phận của nó. Ví dụ “bàn tay”.
- Gọi sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng luôn đi đôi với nó như là dấu hiệu đặc trưng của nó: “Áo chàm”
- Gọi sự vật hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng chứa đựng nó 
Ví dụ: Ngày Huế đổ máu,(Huế vật chứa đựng). Chú Hà Nội về (người đang sống và làm việc đó bằng vật được chứa đựng)
-> Tác dụng: Làm cho câu thơ văn giàu tình cảm, cảm xúc. 
e. Nói giảm, nói tránh :
- Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm xúc quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD: - “Bác Dươn

File đính kèm:

  • docTUAN 11 VAN 9 20142015.doc