Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 82

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

 - Nắm được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp đầy mâu thuẫn, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên, thấy được bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời trao duyên đầy đau khổ.

 - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, thiết kế bài giảng.

C. CÁCH THỨ TIẾN HÀNH

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 82, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Đó chính là tiếng lòng của Nguyễn Du, nhà thơ đã bày tỏ sự đồng cảm, thương xót với những con người tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội phong kiến xưa, đặc biệt là những người phụ nữ. Cũng giống như Đạm Tiên, Thúy Kiều cũng là một người tài hoa, đức hạnh nhưng cuộc đời lại chịu nhiều cay đắng, khổ cực. Để tìm hiểu một phần bi kịch trong cuộc đời của nàng, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du để hiểu hơn tâm trạng của Thúy Kiều đêm trao duyên và bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng.
Hoạt động của GV và HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Nêu vị trí đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm?
GV: Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liêu Dương. Tai vạ ập đến khi gia đình Kiều bị gã bán tơ vu oan. Vương ông và Vương Quan bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, Kiều phải buộc bán mình chuộc cha và em. Đêm trước ngày phải theo Mã Giám Sinh, việc nhà xong xuôi Kiều thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu:
“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu trong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”
Rồi nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa với Kim Trọng.
 Trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân sự kiện trao duyên trước khi Mã Giám Sinh mua Kiều. Còn đối với Nguyễn Du, ông đã rất tinh tế và cân nhắc khi để sự kiện trao duyên diễn ra sau khi việc bán mình của Kiều đã xong. Tức là khi sự đã rồi, đó là một sự thay đổi hợp lý để nhằm diễn tả sâu hơn về bi kịch thân phận và bi kịch tình yêu của Kiều.
GV: Hướng dẫn HS cách đọc: Đoạn thơ là lời dặn dò, tâm sự của Thúy Kiều đối với Thúy Vân, cậy nhờ em gái một việc thiêng liêng, trong tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng. Bởi vậy cần đọc với nhịp điệu chậm, giọng tha thiết.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Đại ý của đoạn trích là gì?
GV: Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều. Sau khi chập nhận làm lẽ Mã Giám Sinh với giá: “Vàng ngoài bốn trăm”, Thúy Kiều “ Một mình nàng ngọn đèn khuya/ Áo đầm giọt lệ, tóc se mái sầu” Thúy Vân chợt tỉnh giấc, hỏi chuyện chị, lúc này Thúy Kiều mới dãi bày hết tâm sự và ý nguyện của mình với em nhưng biết trao duyên là việc tế nhị và khó nói, chính vì lẽ đó ta thấy lời lẽ của Kiều với em có gì khác thường?( trong khi Kiều là chị Vân là em)
Có thể thay từ “cậy” bằng “nhờ”, “chịu” bằng “nhận” không? Vì sao?
GV: Không phải là nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em. Bao nhiêu tin tưởng, bao nhiêu thiêng liêng đặt vào cả từ “cậy” ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là “thưa”, kèm với “lạy”.Thuở đời chị lạy sống em bao giờ! Rõ ràng trọng lượng câu thơ rơi vào bốn chữ “cậy, chịu, lạy, thưa”. Người ta không thể thay các chữ kia bằng bất cứ chữ nào khác. Bốn chữ ấy đã mang đậm cái bi kịch của nàng Kiều. Bỡi lẽ, với bốn chữ kia đã có sự “thay bậc đổi ngôi” chị em Thuý Kiều.Vẫn  xưng hô bằng chị em, mà thực tình trong đó quan hệ giữa người nói người nghe xem ra đã khác: một bên là ân nhân còn một bên là chịu ơn. Bốn chữ ấy nhất nhất đều là lời của kẻ dưới đang lựa lời nói khó với người trên. Chị thì ở vai cậy nhờ, luỵ phiền; em thì thành người gia ơn, ban ơn. Để báo đáp ân tình cho chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình, hạ mình bằng những cử chỉ thiêng liêng đến như thế! Nhưng trong cái cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy tất cả sự cao khiết của một tấm lòng, một phẩm cách.
 ? Em có suy nghĩ gì về hành động lạy rồi sẽ thưa?
GV : Đây là lời khẩn cầu bất bình thường. Trao duyên ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác. Nhờ người khác chắp mối tình dang dở của mình.Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không trọn lời đính ước với Kim Trọng đã nhờ cậy em là Vân thay mình trả nghĩa lấy Kim Trọng. Xưa nay, người đời có thể quý trọng nhau mà trao cho nhau vàng bạc, châu báu…chứ không bao giờ có chuyện trao người yêu và tình yêu cho kẻ khác.Vì vậy, việc trao duyên dù là trao cho em ruột, vẫn là một việc hết sức đau lòng, giáo lý phong kiến vốn rất nghiêm ngặt. Xưa nay, bề dưới lạy bề trên, em phải thưa gửi lễ phép khi nói với chị. Kiều phải mời Thúy Vân ngồi lên ghế trên, phải lạy em, phải lễ sống em rồi mới thưa chuyện, bởi vì việc mà Kiều cậy nhờ em rất hệ trọng. Kiều hạ mình xuống hàng của người chịu ơn để lạy bậc ân nhân của mình. 
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả Nguyễn Du?
GV: Sau khi Kiều đã mở lời nhờ cậy Thúy Vân thì mười câu thơ tiếp theo là điều cần nói và ước nguyện của Kiều ngay sau thái độ khẩn thiết, yêu cầu ở hai câu trên. Thúy Kiều đưa ra ước nguyện của mình: mong Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng, giải thích ngay cho thái độ khẩn khoản, nhún mình, kính cẩn với Thúy Vân rất khác thường ở trên. 
? 6 câu thơ tiếp theo Kiều đã tâm sự gì với Thúy Vân? Em có nhận xét gì về những lời lẽ ấy ?
GV: Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách nào khác là phải nhờ em. “Gánh tương tư” đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt gánh, ai mà không đau khổ. Gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em. ? Tiếp theo Kiều đã tâm sự chuyện gì?
GV: Kiều kể với Vân về mối tình với chàng Kim, mối tình đẹp đầy thơ mộng, nhưng giờ nàng phải làm sao cho vẹn cả đôi đường, cả chữ tình và chữ hiếu. Đó là những điều bí mật của chị mà Vân chưa biết, tình yêu nam nữ trong lễ giáo phong kiến vốn cấm kị, giờ đây Kiều buộc phải công khai tâm sự với em để em hiểu mọi chuyện. Từ đó mà Kiều sẽ nhờ Vân chuyện hệ trọng.
GV: Rồi nàng giãy bày thật nhanh, thật rõ ràng ngọn ngành cho Vân hiểu vì sao mình phải lựa chọn cách này.Trong lời lẽ có phần khôn ngoan đó người ta cứ thấy lộ ra cái ve âu lo. Dường như Kiều phải cố gắng thuyết phục tận tình, tận ý để cho em vì mình mà không thể thoái thác. Nàng viện đến cả cái chết để lời nhờ cậy nặng như chì, tựa như lời uỷ thác mà không thể chối từ
? Kiều không những đánh vào tình máu mủ để thuyết phục Vân mà nàng còn đánh vào lòng thương của Vân bằng lý lẽ nào?
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn thơ? Tác dụng của nó?
Điển tích: keo loan, tơ duyên
Thành ngữ: Tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối
 GV: Đau đớn biết chừng nào khi cả hai chị em đều “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê’ vậy mà nàng Kiều lại nói “ngày xuân em hãy còn dài”. Phải chăng kể từ lúc này nàng Kiều đã ý thức được cái tương lai không mấy tươi đẹp đang chờ nàng phía trước? Cũng vì thế mà khi hi sinh chữ tình, Kiều coi như không tồn tại trên cõi đời này nữa, cái chết là một kết cục u ám mà nàng luôn nghĩ đến, chứ cái chết đó không phải là một nghệ thuật thuyết phục em.Con người trong cuộc lâm vào hoàn cảnh này thì tinh thần nặng nề bao bi thảm, tâm tư bị vây khốn bởi muôn vàn ý nghĩ cùng quẫn: còn gì mà thiết tha nữa khi tình yêu đã mất, tất cả đều trở nên vô nghĩa, huống hồ Thuý Kiều lại là một người nghĩa nặng tình thâm.
? Qua lời thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều, em thấy nàng là người có phẩm chất gì đặc biệt? 
I.Tìm hiểu chung
1. Vị trí
- Đoạn trích “Trao duyên” trích từ câu 723- 756 trong tác phẩm. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đau khổ của Kiều.
II. Đọc hiểu đoạn trích
1.Đọc
2.Bố cục
Chia làm 3 phần
- Phần 1: 12 câu thơ đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.
- Phần 2: 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.
- Phần 3: 8 câu cuối: Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gứi đến Kim Trọng.
3.Đại ý 
 Kiều trao duyên cho Vân, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim.Tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều trong đêm trao duyên. Sự cảm thông với những khổ đau và khát vọng hạnh phúc của con người. 
4. Phân tích
a. 12 câu thơ đầu: Kiều tìm cách thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân
“ Cậy em……..
………còn thơm lây”.
* 2 câu đầu
+Từ ngữ: 
- “Cậy”: Tin cậy, tin tưởng nhất, gửi gắm
- “Chịu”: Nghe lời, có phần nài ép, bắt buộc (đặt Thúy Vân vào tình thế khó chối từ.)
- “Lạy,thưa”: Thái độ trân trọng, biết ơn.
à Thái độ khẩn thiết và sự hệ trọng của vấn đề Kiều sắp nói.
=> Nguyễn Du sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, à diễn tả đúng tâm trạng khẩn khoản tha thiết của việc Kiều sắp nói, chứng tỏ nó rất hệ trọng
* 10 câu thơ tiếp(Kiều kể rõ sự tình)
 - Cảnh ngộ của Thúy Kiều:
+ Giữa đường đứt gánh
+ Sóng gió bất kỳ
+ Lựa chọn giữa hiếu – tình: “ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
+ Mối tơ thừa - mối tình duyên Kim - Kiều " cách nói nhún mình.
" trân trọng với Vân vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em.
+ Mặc em: phó mặc, ủy thác " vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.
- Kể lại vắn tắt câu chuyện tình yêu của Kiều - Kim.
 + Khi gặp chàng Kim
 + Khi quạt ước
 + Khi chén thề
à Điệp từ “Khi” à Tình yêu sâu nặng, gắn bó bền chặt của Kim – Kiều
- Lời lẽ thuyết phục Thúy Vân
- “ Ngày xuân”: Thúy Vân

File đính kèm:

  • doctrao duyen truyen kieu.doc