Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25

I. Mục tiêu

Nhận thức yêu cầu làm một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng xã hội.

 1. Kiến thức:

 - Xây dựng được hệ thống luận điểm

 - Lập luận và lấy dẫn chứng trong bài văn

2. Kĩ năng:

Viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh theo bốn bước.

3. Thái độ:

 Vận dụng phép phân tích và tổng hợp, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống để hoàn thiên yêu cầu.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, bài mẫu

2. Học sinh: Xem lại đề và xác định nội dung bài viết.

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thiên nhiên và cuộc sống khát vọng làm người có ích cho đời.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: (1P)
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra (7)
Câu hỏi: trình bày nội dung bài Con cò của Chế Lan Viên.
Bài mới
Giới thiệu (1P).
Nhà thơ Tố Hữu đã từng khảng định:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Và Thanh Hải một nhà thơ sống hết mình cho quê hương qua hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước ; trước khi từ biệt cõi đời, còn đang nằm trên giường bệnh ông đã sáng tác bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ cho cuộc đời! 
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 7P
Cho học sinh giới thiệu tác giả
- Tên: ?
- Quê: ?
- Sự nghiệp?
Cho học sinh giới thiệu tác phẩm
Xuất xứ?
Thể loại?
Cho học sinh giải thích một số từ khó: SGK
Nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- Tên: Thanh Hải (1930 – 1980), tên khai sinh Phạm Bá Ngoãn
- Quê: Phong Điền – Thừa Thiên – Huế.
- Sự nghiệp.
+ Làm văn nghệ qua 2 cuộc kháng chiến, tại quê hương.
+ Có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Bài Mừa xuân nho nhỏ được hoàn thành thì qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống.
- Thể loại: thơ 5 chữ, tự do.
3. Từ khó: SGK
HOẠT ĐỘNG II 20P
Cho học sinh đọc văn bản
Nhận xét giọng đọc và đọc lại bài thơ
Từ thể thơ khổ thơ và ý thơ, em nhận xét gì về mạch thơ?
Từ mạch thơ, em có thể chia bố cục bài thơ gồm mấy phần, nêu ý của từng phần?
- P1: 6 dòng thơ đầu ?
- P2: Hai khổ tiếp ?
- P3: Hai khổ tiếp ?
- P4: Khổ cuối ?
Khổ thơ đầu gợi lên cái gì của mùa xuân?
Hình ảnh ?
Âm thanh?
Hình khối?
Cái cảm nhận mới mẻ của tác giả về mùa xuân như thế nào?
Thái độ ntn trước cảnh đất trời vào xuân?
Từ mùa xuân của đất trời tác giả gợi lên mùa xuân của đất nước như thế nào?
- Hình ảnh ?
- Từ ngữ?
Mùa xuân của đất nước gắn với nhiệm vụ nào?
Chúng ta cảm nhận được mùa xuân của đất nước ntn?
Từ mùa xuân của đất nước, ước nguyện của tác giả là gì? 
Từ ước nguyện đó tác giả ca ngợi quê hương đất nước ntn? Thể hiện điều gì ở tác giả?
Trình bày các biện pháp nghệ thuật của tác giả?
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Mạch cảm xúc và bố cục bài thơ.
a. Mạch cảm xúc:
- Giai điệu biến đổi theo cảm xúc.
- Mạch thơ:
+ Giọng thơ say sưa, trìu mến khi diễn tả cảm xúc về đất trời.
+ Nhịp nhanh hối hả, phấn chấn khi diễn tả mùa xuân của đất trời.
+ Giọng tha thiết trầm lắng khi bày tỏ ước nguyện góp phần nhỏ của mình vào mùa xuân đất nước.
b. Bố cục bài thơ.
- P1: 6 dòng thơ đầu – Cảm nhận trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- P2: Hai khổ tiếp – Cảm xúc về mùa xuân về mùa xuân đất nước.
- P3: Hai khổ tiếp - Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
- P4: Khổ cuối – Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
3. Phân tích:
a. Mùa xuân thiên nhiên đất nước.
- Hình ảnh: “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”.
- Âm thanh: tiếng con chiền chiện hót.
- Hình khối: Từng giọt lonh lanh rơi …
=> Cảm nhận mùa xuân tươi thắm bằng tất cả cảm giác, biểu hiện sự say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời vào xuân. .
b. Mùa xuân của đất nước:
- Hình ảnh: Người cầm súng; người ra đồng - với nhiệm vụ bảo vệ và sản xuất.
- Từ ngữ: 
+ Hối hả, xôn xao – nhịp sống tươi vui
+ Như vì sao, đi lên – Vươn mình, mạnh mẽ
=> Cảm nhận sức sống mãnh liệt của đất nước.
c. Ước nguyện của tác giả.
- Làm con chim, một cành hoa, 
- Là một nốt trầm
- Dâng cho đời
=> Hòa mình vào mùa xuân của đất nước.
d. Ngợi ca quê hương.
- Giai điệu quê hương: câu nam ai, nam bình, nhịp phách tiền.
- Mong ước: Nước non ngàn dặm tình.
=> Tình yêu đất nước, muôn nơi được vui tươi.
4. Tổng kết 
a. Nghệ thuật.
- Thề thơ ?
- Gieo vần ?
- Hình ảnh ?
- Cấu tứ ?
- Giọng điệu?
Trình bày nội dung của văn bản?
Nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh.
- Thề thơ 5 chữ gần với làn điệu dan ca Huế; gieo vần liền giữa các khổ thơ.
- Hình ảnh thiên nhiên giản dị mà lại chứa đựng ý nghĩa khái quát cao.
- Cấu tứ chặt chẽ: từ mùa xuân đất trời chuyển sang mùa xuân đất nước.
- Giọng điệu: vui, say sưa ở đoạn đầu; sôi nổi ở đoạn kết; trầm lắng, trang nghiêm mà thiết tha ở đoạn giữa.
b. Nội dung: 
- Lòng yêu quê hương tha thiết.
- Ước nguyện chân thành là được cống hiến cho đất nước.
* Ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG III 5P
Trong van bản, khổ thơ nào em thích nhất?
Hãy viết đoạn văn bình về khổ thơ đó?
Nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh và cho bài tập về nhà.
III. Luyện tập.
1. Khổ thơ đặc sắc: khổ đầu, khổ 4,5
2. Viết đoạn văn:
 Đất trời vào xuân. Dòng sông xuân có hoa tím biếc. trời vào xuân có tiếng chim chiền chiện hót. Và tất cả như kết lại, đọng thành giọt thấm vào tâm hồn thi sĩ chuyển hóa thành nhịp rung của con tim đang xôn xao yêu thương. Nhà thơ đưa người đọc chiêm ngưỡng, thưởng thức một mùa xuân với dong sông xanh đầy sắc hương và cả âm thanh réo rắt trong trẻo trong một không gian khoáng đạt bao la.
Củng cố(3P)
Nhắc lại nội dung bài học.
Dặn dò.(1P)
Học nội dung. Thuộc lòng bài thơ
Chuẩn bị: Viếng lăng Bác.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 20/02/2014
Tiết thứ: 117
Ngày dạy: 28/02/2014
Bài: 
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
I. Mục tiêu
- Nhắc lại được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
- Trình bày được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
1. Kiến thức
- Những tình cảm thiêng liên của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ
Thành kính Bác, biết ơn và học tập theo gương Bác. Trân trọng các vần thơ của tác giả.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: (1)
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra (7)
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và trình bày nội dung bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ?
Bài mới
Giới thiệu (1)
Bác Hồ gở giữa lòng dân
Tuy xa xa lắm nhưng gần gần ghê
Câu ca dao thể hiện sự thành kính của nhân dân đối với Bác, nhất là nhân dân miền Nam. Và Viễn Phương với khát vọng của một người con ra thăm Bác đã thể hiện đầy đủ lòng thành kính của mình với Bác!
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 7P
Cho học sinh giới thiệu tác giả
- Tên ?
- Quê ?
- Sự nghiệp?
Cho học sinh giới thiệu tác phẩm
Xuất xứ?
Thể loại?
Cho học sinh giải thích một số từ khó: SGK
Nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- Tên: Viễn Phương, tên khai sinh là Phan Văn Viễn (1928 – 2005)
- Quê: An Giang
- Sự nghiệp.
Là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: trích tập thơ Như mây mùa xuân 1978, bài thơ được viết ngay lần đầu tiên tác giả ra thăm lăng Bác.
- Thể loại: Thơ tám chữ, tự do.
3. Từ khó: SGK
HOẠT ĐỘNG II 18P
Cho học sinh đọc văn bản
Nhận xét giọng đọc và đọc lại bài thơ
Từ thể thơ khổ thơ và ý thơ, em nhận xét gì về mạch thơ?
Từ mạch thơ, em có thể chia bố cục bài thơ gồm mấy phần, nêu ý của từng phần?
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Mạch cảm xúc.
- Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, biết ơn và tự hào pha lẫn đau xót của tác giả
- Giọng điệu: thành kính, trang nghiêm, suy tư trầm lắng.
- Trình tự cuộc vào lăng viếng Bác: ngoài lăng, đoàn người vào lăng, niềm mong ước khi trở về.
3. Phân tích:
Em hiểu từ xưng hô ở đây ntn? Thể hiện thái độ gì?
Hình ảnh hàng tre cho phép ta liên tưởng đến điều gi?
Cảm xúc của tác giả ntn khi lần đầu ra thăm lăng Bác?
Tác giả dung nghệ thuật gì để thể hiện lòng thành kính, niêmd tự hào của nhân ta với Bác?
Khung cảnh trong lăng ntn? 
Hình ảnh vầng trăng là biểu tượng gì?
Tâm trạng của tác giả như thế nào khi đứng trước Bác?
Tác giả dùng nghệ thuật gì để diến tả điều đó?
Tác giả bộc lộ tình cảm bằng nghệ thuật gì? 
Ý nguyện của tác giả là gì? 
Mang ý nghĩa biểu tượng ntn?
Nhận xét gì về:
+ Giọng điệu?
+ Thể thơ và nhịp điệu?
+ Hình ảnh thơ?
Nhận xét kết quả hoạt động của học sinh?
 Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK.
a. Khổ1.
- Thái độ: Con – Bác – sự thành kính
- Hình ảnh: Hàng tre – biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường.
=> Tâm trạng xúc động khi tác giả ra thăm Bác.
b. Khổ 2.
- Hình ảnh: Mặt trời – mặt trời, sự vĩ đại
- Hình ảnh dòng người: Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân - lòng thành kính của nhân dân ta
=> Bằng biện pháp ẩn dụ, tác giả khẳng định lòng tự hào, tấm lòng dân ta đối với Bác.
c. Khổ 3.
- Khung cảnh: thanh tĩnh như ngưng kết thời gian và không gian
“ Bác nằm … bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
- Hình ảnh: Vầng trăng – tâm hồn cao đẹp.
- Tâm trạng của tác giả:
“ Vẫn biết … mãi mài
 Mà sao … trong tim” – nỗi đau xót khôn nguôi.
=> Khẳng định sự thanh cao của Người và sự đau xót của tác giả khi Bác đã đi xa.
d. Khổ 4.
- Tình cảm: thương trào nước mắt – nuối tiếc.
- Điệp ngữ: Muốn làm con chim, đóa hoa, cây tre.
=> Tâm trang lưu luyến muốn ở mãi bên lăng.
4. Tổng kết 
a. Nghệ thuật.
- Giọng điệu phù hợp với tình cảm, cảm xúc: trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết, đau xót, tự hào
- Thể thơ và nhịp điệu: tám chữ tự do, nhịp điệu linh hoạt theo cảm xúc.
- Hình ảnh: Hình ảnh thưc - ẩn dụ (mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh) - biểu tượng làm cho bài thơ vừa quen thuộc vừa gần gũi lại có ý nghĩa khái quát và biểu cảm cao.
b. Nội dung: 
* Ghi nhớ: SGK.
HOẠT ĐỘNG III 7P
Cho học sinh bình chọn đoạn thơ hay để bình luận
Nội dung?
Nghệ thuật?
Cảm xúc?
Nhận xét hoạt động của học sinh.
III. Lu

File đính kèm:

  • docTuần 25.doc