Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 6

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ liên quan đến văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một số vấn đề liên quan đên nhiệm vụ đấu tranh về hòa bình của nhân loại.

3. Thái độ

- Có ý thức đấu tranh bảo vệ hòa bình của nhân loại và của đất nước.

- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế vô sản.

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng tự nhận thức

3. Kĩ năng giải quyết vấn đề

4. Kĩ năng lắng nghe tích cực

5. Kĩ năng quản lí thời gian

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2
Tiết 6. Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới
hòa bình
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ liên quan đến văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một số vấn đề liên quan đên nhiệm vụ đấu tranh về hòa bình của nhân loại.
3. Thái độ
- Có ý thức đấu tranh bảo vệ hòa bình của nhân loại và của đất nước.
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế vô sản.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng tự nhận thức
3. Kĩ năng giải quyết vấn đề
4. Kĩ năng lắng nghe tích cực
5. Kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: GV: Tích hợp phần TLV: thuyết minh
 Đọc sgk , tham khảo tài liệu 
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
2. Kiểm tra ( 5’)
 H. Nêu những cảm nhận của em về vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh?
Trả lời
 Nét đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự hiểu biết giữ văn hóa nhân loại và văn hóa truyền thống của dân tộc tất cả làm nên một phong cách Hồ Chí Minh giản dị và thanh cao
- HS trả lời→ GV nhận xét bổ sung, cho điểm.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* Khởi động (1’): Thế kỉ thứ hai mươi thế giới đã phát minh ra nguyên tử hạt nhân đồng thời cũng phát minh ra những vũ khí hủy diệt hàng loạt. Như vậy thế giới luôn trong tình trạng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh. Nhiệm vụ của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó. Bài học hôm nay sẽ giúp các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động dạy và học
T/g
Nội dung
HĐ1. Đọc – hiểu văn bản
 * Mục tiêu
- Đọc đúng văn bản.
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ liên quan đến văn bản.
- GV nêu yêu cầu đọc: Đọc diễn cảm, chú ý đọc chính xác rõ ràng từng luận cứ của tác giả
- GV đọc mẫu → HS đọc → GV nhận xét, uốn nắn.
H. Hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
- HS trình bày- GV nhận xét
H. Văn bản trên thuộc loại văn bản gì? 
H: Tại sao gọi là văn bản nhật dụng ?
- Văn bản đề cập đến một vấn đề cấp thiết trong đời sống nhân loại có tính thời sự
H: Xác định vấn đề mà văn bản đề cập ?
- Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
-> Đây là chủ đề của văn bản 
H: Đánh giá của em về vấn đề ấy ? 
- Vấn đề mang tính quốc tế, toàn cầu 
H: Văn bản chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ? 
- Thuyết minh, biểu cảm, nghị luận (quan trọng nhất vì văn bản nêu ra một luận điểm lớn đó là hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân, đấu tranh loại bỏ chiến tranh hạt nhân vì thế giới hoà bình)
H: Tìm những chú thích quan trọng và khó hiểu?
HSTL nhóm(2/2p), báo cáo.
GV chốt
GV: Ngoài các chú thích sách giáo khoa gv bổ sung 2 từ khó khác :
+ Vũ khí hạt nhân: Là loại vũ khí ứng dụng hiệu ứng nổ hạt nhân gây ra sức huỷ diệt to lớn, là loại vũ khĩ nguy hiểm nhất .
+ Lí trí của tự nhiên: Là quy luật lô gic tất yếu của tự nhiên
H. Theo em văn bản có thể chia ra làm mấy phần? nêu ý chính mỗi phần ? 
 P1. Từ đầu…sống tốt đẹp hơn 
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất 
P2.Tiếp…xuất phát của nó 
- Chứng lí cho sự nguy hiểm và phi lí của chiến tranh hạt nhân.
P3. Còn lại 
- Nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả 
->GV khái quát 
VĐ cần NL: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 
+ Luận điểm:
 Hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân.
 Đấu tranh loại bỏ chiến tranh hạt nhân vì thế giới hoà bình .
* Luận cứ 1: Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân.
* Luận cứ 2: Cái giá của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
* Luận cứ 3: Hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân.
* Luận cứ 4: Bức thông điệp 
=> Đây là hệ thống luận cứ khá chặt chẽ làm rõ cho luận điểm nêu trên , để hiểu rõ hơn hệ thống luận cứ đó ta vào tìm hiểu phần ->
- HS theo dõi đoạn đầu của văn bản.
H. Để thấy được tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân tác giả đã bắt đầu bài viết bằng lí lẽ và chứng cứ nào?
+ Xác định cụ thể về thời gian “hôm nay ngày 8/ 8 / 1986” 
+Số liệu: “Nói nôm na ra,điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy…” 
H. Đưa ra thời gian và số liệu trên tác giả nhằm mục đích khẳng định điều gì?
 - Nguy cơ hủy diệt
H. Để làm rõ hơn sức tàn phá của vũ khí hạt nhân tác giả tiếp tục đưa ra những bằng chứng nào ?
 + Kho vũ khí ấy “ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa…”
H.Em có nhận xét gì về luận điểm và hệ thống luận cứ mà tác giả nêu ra ở trên? và tác dụng của nó?
 - Các luận cứ mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc, lí lẽ và chứng cứ đều dựa trên những tính toán khoa học. 
H. Qua các phương tiện thông tin đại chúng em có thêm chứng cứ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe dọa cuộc sống con người trên trái đất?
 - Các cuộc thử bom nguyên tử, các lò phân tử hạt nhân, tên lửa đạn đạo …diễn ra trong thời gian qua.
13’
8’
15’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc 
2. Thảo luận chú thích
a.Chú thích *
* Tác giả 
- Mác- két sinh năm 1928, nhà văn Cô- lôm- bi- a, giải thưởng nô ben văn học năm 1982
*Tác phẩm 
- Tháng 8 / 1986 ông được mời tham dự cuộc gặp gỡ nguyên thủ sáu nước, bài văn này được trích từ tham luận của ông.
- Kiểu loại văn bản: văn bản nhật dụng( nghị luận chính trị xã hội)
b.Các chú thích khác
II. Bố cục 
3 Phần
III. Tìm hiểu văn bản 
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên trái đất.
 Cách vào đề trực tiếp và bằng những chứng cứ xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân.
4. Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
 - Về nhà học bài theo nội dung học của tiết 1
 - Chuẩn bị tiếp các câu hỏi còn lại trong sgk của bài học này. Sưu tầm tranh ảnh về chiến tranh hạt nhân và thảm họa của chiến tranh hạt nhận

File đính kèm:

  • doctiet6.doc