Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Mục tiêu chung

 -Hiểu đựơc vai trò của miêu tả trong một văn bản tự sự.

 - Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc - hiểu văn bản.

 - Có ý thức vận dụng miêu tả vào trong quá trình tạo lập văn bản.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a.Kiến thức

 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.

 - Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.

b, Kĩ năng

 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.

 - Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: bảng phụ

2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 10/ 2013
Ngày giảng: 07/ 10/ 2013
Bài 6
Tiết 31: Miêu tả trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt
1.Mục tiêu chung
	-Hiểu đựơc vai trò của miêu tả trong một văn bản tự sự.
	- Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc - hiểu văn bản.
	- Có ý thức vận dụng miêu tả vào trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a.Kiến thức
 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
 - Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
b, Kĩ năng
 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
 - Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức (1’) lớp 9a: ; lớp 9b:
2. Kiểm tra ( 5’)
2. Kiểm tra: Nêu vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự mà các em đã học ở lớp 8?
 Trả lời
 Trong văn bản tự sự người ta không đơn thuần chỉ kể mà kết hợp với miêu tả khi sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự giúp cho người đọc hình dung ra được đối tượng miêu tả một cách cụ thể hơn và từ đó giúp cho bài văn thêm sinh động và gợi cảm.
- HS trả lời →GV nhận xét , cho điểm.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động ( 1')
 Trong văn bản tự sự rất ít khi tác giả chỉ đơn thuần là kể người, kể việc mà khi kể tác giả thường đan xen với các yếu tố khác. Việc kết hợp như vậy giúp cho việc kể chuyện được sinh động và sâu sắc hơn. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục cùng nhau ôn tập để thấy đựơc vai trò của miêu tả trong văn tự sự và biết vận dụng nó và để tích hợp với các văn bản đang học.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
 - Nhận biết và hiểu đựoc Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
 - Hiểu đựơc Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
* Cách tiến hành
- 2 HS đọc bài tập trong sgk.
H. Đoạn trích kể về trận đánh nào?
- Trận đánh đồn Ngọc Hồi.
H. Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào, để làm gì?
- Vua Quang Trung xuất hiện chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
+ GV treo bảng phụ →HS đọc các sự việc mà 1 HS đã nêu.
H. Nhận xét xem các sự việc chính bạn nêu lên đã đầy đủ chưa?
 - Đầy đủ.
GV: nối các sự kiện ấy thành một đoạn văn và cho biết:
H*.Nếu chỉ kể lại câu chuyện diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không ? tại sao?
- Không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời được câu hỏi việc gì đã xảy ra chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó xảy ra như thế nào?
- GV: cho HS hãy so sánh sự việc chính mà bạn nêu với đoạn trích.
H. Nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động như vậy? 
- Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun lửa ra, khói mù mịt trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh tự làm hại mình.
- Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy toán loạn, giầy xéo lên nhau mà chết.
- Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây chết đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
GV chốt nội dung.
H. Qua tìm hiểu bài tập, em hãy cho biết yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
- 1HS đọc ghi nhớ.
HĐ3.HDHS luyện tập.
* Mục tiêu
 - Xác định các sự việc, sự vật, con người được miêu tả trong một đoạn văn tự sự.
 - Phát hiện và nhận biết được những câu văn miêu tả trong một đoạn văn tự sự đã học và chỉ rõ tác dụng của nó.
 - Kể lại diễn biến một sự việc trong đó có các chi tiết miêu tả tâm trạng của bản thân.
* Cách tiến hành
Thực hiện làm bài tập 1 và 3 
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Nhóm 1, 2 thực hiện một bài tập1, nhóm 3, 4 thực hiện bài tập 3.
- HS chuẩn bị trong thời gian 10’
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
- HS cả lớp nhận xét , bổ sung và góp ý.
HS kể lại diễn biến một sự việc trong đó có chi tiết miêu tả tâm trạng của bản thân.
- HS đọc, GV nhận xét, bổ sung
15’
21’
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
1. Tìm hiểu bài tập
- Trận đánh đồn Ngọc Hồi.
- Sự việc ấy diễn ra theo trình tự:
+ Vua Quang Trung …
+ Quân Thanh bắn ra…
+Quân của Quang Trung khiêng ván…
+ Quân Thanh chống đỡ không nổi…
→ Nếu kể theo trình tự trên, câu chuyện diễn ra không sinh động, chỉ đơn giản là kể sự việc chứ chưa trả lời được câu hỏi “ sự việc đó xảy ra như thế nào?”
- Đoạn trích nguyên văn tác phẩm sinh động, hấp dẫn vì có các yếu tố miêu tả làm rõ câu hỏi “ như thế nào?”
2. Ghi nhớ
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Các yếu tố tả cảnh tả người trong hai đoạn trích truyện Kiều.
+ Tả nguời:
 Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
 Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
 Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
+Tả cảnh:
 Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
 Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh
 Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
* Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ; nó góp phần làm cho người đọc thấy được nét đẹp khác nhau trong con người và cảnh đẹp của thiên nhiên.
Bài tập 3. HS các nhóm viết
 4. Củng cố ( 1’) 
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- HS về nhà học bài, làm tiếp bài tập 2 trong sgk.
- Chuẩn bị bài: viết bài tập làm văn số 2
* HS về nhà đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk. 

File đính kèm:

  • doctiet31a.doc