Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 29

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nhận biết và hiểu được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.

 - Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ.

 - Có ý thức trau dồi vốn từ .

 - Tích hợp vấn đề moi trường: Các thuật ngữ về môi trường

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Khái niệm thuật ngữ.

 - Những đặc điểm của thuật ngữ.

b. Kĩ năng

 - Biết và hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.

 - Có khả năng sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.

II. CHUẨN BỊ

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/ 10/ 2013
Ngày giảng: 03/ 10/ 2013
Bài 6
Tiết 29: Thuật ngữ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nhận biết và hiểu được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
	- Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ.
	- Có ý thức trau dồi vốn từ .
 - Tích hợp vấn đề moi trường: Các thuật ngữ về môi trường
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	- Khái niệm thuật ngữ.
	- Những đặc điểm của thuật ngữ.
b. Kĩ năng
 - Biết và hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
 - Có khả năng sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
Iii. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức: Lớp 9a: ; lớp 9b:
2. Kiểm tra: ( 5’)
H. Việc tạo từ mới có ý nghĩa như thế nào trong phát triểm vốn từ vựng? 
 Làm bài tập sau: Tạo từ mới theo mô hình: X+ hóa.
Trả lời
 Việc tạo từ mới cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Việc tạo từ mới giúp cho vốn từ vựng tăng lên.
 Học sinh lấy ví dụ: tạp hóa…
- HS trả lời bài→ GV nhận xét, cho điểm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động( 1’)
H. Em hiểu thế nào là Nhân hóa ? để trả lời được khái niệm trên em cần có kiến thức ở bộ môn nào?
- HS trả lời
 Thuật ngữ là lớp từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Lớp từ vựng này bao gồm các từ và ngữ cố định, gọi chung là từ ngữ, biểu thị các khái niệm khoa học và công nghệ. Các từ ngữ này có đặc điểm như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của thầy và trò
t/g
Nội dung
HĐ2. hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
- Trình bày và hiểu khái niệm thuật ngữ.
- Nhận biết được những đặc điểm của thuật ngữ.
* Cách tiến hành
- GV treo bảng phụ.
H.So sánh hai cách giải thích về nghĩa của từ muối và nước? 
- HS thảo luận nhóm 4/ 5'
- Các nhóm báo cáo:
+ Cách giải thích thứ 1: chỉ dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật ( Dạng lỏng hay rắn? Màu sắc, mùi vị như thế nào? Có đâu hay từ đâu mà có?). Đó là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm , có tính chất cảm tính.
+ Cách giải thích thứ 2:Thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật ( Nó được cấu tạo như thế nào? Quan hệ giữa các yếu tố đó như thế nào? ). Nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan thì người tiếp nhận không thể hiểu được cách giải thích này.
H.Em cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hóa học?
- Cách giải thích thứ hai là cách giải thích của thuật ngữ.
H. Em đã học những định nghĩa này ở bộ môn nào?
- Địa lí
- Hóa học
- Ngữ văn
- Toán học
H.Những từ ngữ gạch chân chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
- Được dùng trong các văn bản về khoa học, công nghệ.
- GV: Cần chú ý từ “ chủ yếu”. Như vậy, có nghĩa là thuật ngữ đôi khi được dùng trong những loại văn bản khác. Chẳng hạn, một bản tin, một phóng sự hay một bài bình luận trên báo chí cũng có thể sử dụng thuật ngữ khi đề cập tới những khái niệm có liên quan. 
- GV chốt lại.
H. Qua tìm hiểu bài tập em hãy cho biết thuật ngữ là gì?
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị một khái niệm khoa học…
- 1 HS đọc ghi nhớ.
H. Tìm một số thuật ngữ trong lĩnh vực môi trường.
- Ôn dịch
- GV tiếp tục treo bảng phụ.
- HS đọc bài tập
H. Những thuật ngữ trong bài tập trên còn có nghĩa nào khác không? 
- Không có nghĩa nào khác.
H*. Giải thích nghĩa của từ : chân, chân mây, có chân trong đội tuyển.
 → Các từ này không phải là thuật ngữ nên có nhiều nghĩa.
H. Trong hai từ muối ở hai bài tập sau từ muối nào mang sắc thái biểu cảm?
 Muối(1): thuật ngữ nó không có tính biểu cảm, không gợi lên những ý nghĩa bóng bảy.
- Muối (2): là một từ thông thường, chỉ tình cảm sâu đậm của con người.
H*.Từ bài tập trên em có nhận xét gì?
- GV chốt.
H.Qua tìm hiểu toàn bộ các bài tập trên em rút ra được những đặc điểm gì của thuật ngữ?
- 1 HS đọc ghi nhớ
H. Em hãy tìm một số thuật ngữ mà em biết?
- HS tìm→ GV nhận xét, chữa.
HĐ3. HDHS luyện tập
* Mục tiêu
- Tìm các thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Tìm thuật ngữ được dùng trong một văn bản cụ thể.
- Phân biệt thuật ngữ với từ ngữ được sử dụng theo nghĩa thông thường.
* Cách tiến hành
- HS đọc bài tập và nêu yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm.
- Gv cho các nhóm tìm theo hình thức tiếp sức.
- Các nhóm thực hiện trong thời gian (2’) → HS nhận xét →GV chữa.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập.
- HS nhận xét→ GV chữa
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài. 
- HS nhận xét→GV chữa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm bàn 2'
- HS nhận xét→ GV chữa
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS giải bài tập.
- GV chữa.
I. Thuật ngữ là gì?
1.Tìm hiểu bài tập
- Cách giải thích thứ nhất: Chỉ dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật. Cách giải thích này hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính.
→ cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường.
- Cách giải thích thứ hai:Thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật. Những đặc tính này phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học.
→ Cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
- Những từ ngữ : thạch nhũ, ba- dơ, ẩn dụ, phân số thập phân…được dùng trong các văn bản về khoa học, công nghệ.
2. Ghi nhớ 
- Khái niệm thuật ngữ.
II. Đặc điểm của thuật ngữ.
1.Tìm hiểu
- Thuật ngữ: Thạch nhũ, Ba-dơ… chỉ biểu thị một khái niệm.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm
2. Ghi nhớ
- Đặc điểm của thuật ngữ.
III.Luyện tập
Bài tập 1: Điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống, thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào.
- Lực ( vật lí)
- Xâm thực (địa lí)
- Hiện tượng hóa học (Hóa học)
- Trường từ vựng ( Ngữ văn)
- Di chỉ ( Lịch sử)
- Thụ phấn ( Sinh học)
- Lưu lượng ( Địa lí)
- Trọng lực ( vật lí)
- Khí áp ( Vật lí)
- Đơn chất ( Hóa học )
- Thị tộc phụ hệ ( Lịch sử)
- Đường trung trực( toán học)
Bài tập 2.Từ điểm tựa được dùng như thuật ngữ hay không giải thích.
- Không được dùng như một thuật ngữ vật lí.
- Điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính( ví như điểm tựa của đòn bảy)
Bài tập 3.Trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ. Đặt câu với từ hỗn hợp thông thường
- Trường hợp a: được dùng là một thuật ngữ
- Trường hợp b : được dùng như một từ thông thường.
- Đặt câu:
 + Thức ăn gia súc hỗn hợp.
 + Phái đoàn quân sự hỗn hợp các bên.
Bài tập 4.Định nghĩa từ cá của sinh học.
- Cá: động vật có xương sống, ở dưới nước bơi bằng vây, thở bằng mang.
- Theo cách hiểu thông thường của người việt cá không nhất thiết phải thở bằng mang
Bài tập 5.Giải thích hiện tượng đồng âm trong một thuật ngữ sau
- Không vi phạm nguyên tắc của một thuật ngữ- một khái niệm, vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt, chứ không phải trong cùng một lĩnh vực.
4. Củng cố (1’)
 GV hệ thống lại bài.
5.Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài, tìm thêm các thuật ngữ trong các lĩnh vực khoa học mà em biết.
- Chuẩn bị bài: Trả bài tập làm văn số 1 

File đính kèm:

  • doctiet 29.doc
Giáo án liên quan