Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện Kiều.

 - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.

 - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

2. Kĩ năng

 - Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

 - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.

3.Thái độ

 Có ý thức tiếp thu và học tập những nét đẹp trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tư duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ 09/ 2011
Ngày giảng: 26/ 09/ 2011
Bài 6
Tiết 26: “truyện kiều” của nguyễn du
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện Kiều.
 - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
 - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
2. Kĩ năng
 - Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
 - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
3.Thái độ
 Có ý thức tiếp thu và học tập những nét đẹp trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị
GV: - Sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và truyện Kiều.
 - tranh minh họa truyện Kiều.
HS: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk.
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức: Lớp 9a:…/ 30……..; lớp 9b:………/ 25…
2. Kiểm tra (5’)
H.Hình tượng người anh hùng Quang Trung được tác giả miêu tả như thế nào ? thông qua đó tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Trả lời
 Đoạn văn trần thuật không chỉ nhằm ghi lại những sự kiện lịch sử mà còn chú ý miêu tả, khắc họa hình ảnh nguời anh hùng với tính cách quả cảm, mạnh mẽ trí tụê sáng suốt, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
 - HS trả lời→ GV nhận xét, cho điểm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* Khởi động: 
 Có một truyện thơ mà hơn hai trăm năm qua, không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đúng như lời thơ ca ngợi của Tố Hữu:
 Tiếng thơ ai động đất trời,
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ du những ngày.
Hoạt động của thầy và trò 
T/g
Nội dung
HĐ1. Đọc- hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện Kiều.
 - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.
 - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
H. Nêu một vài nét khái quát về ngày sinh và nơi sinh của tác giả?
H. Thời đại nguyễn Du sống có đặc điểm gì và có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông hay không? 
- Phong trào nông dân nổ ra liên tục, mà đỉnh cao làkhởi nghĩa Tây Sơn, chế độ PK triều Nguyễn được thiết lập, những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh đến tình cảm và nhận thức của ông để ông hướng ngòi bút vào hiện thực ( “Trải qua những cuộc bể dâu – những điều trông thấy mà đau đớn lòng”)
H. Cuộc đời con người nhà thơ có điểm gì đáng chú ý?
- Cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, từng làm tể tướng, anh cùng cha khác mẹ từng làm quan to và say mê nghệ thuật. Nhưng cuộc sống “ êm đềm trướng rủ màn che” với Nguyễn Du không kéo dài bao lâu. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Hoàn cảnh gia đình có nhiều tác động lớn đến cuộc đời của ông.
- Trong những biến động dữ dội của lịch sử, ông đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời nhiều số phận khác nhau. Khi làm quan duới triều Nguyễn, ông từng đi xứ ở Trung Quốc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, tất cả điều đó có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.
- Chính nhà thơ đã viết trong truyện Kiều “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường, chủ nhân trong lời tựa truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du đối với cuộc đời và con người: “ Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột. Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời thì tài nào có cái bút lực vậy”
H. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du có tầm vóc như thế nào?
- Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm ( 243 bài)
- Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn…
H. Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu và Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều dựa trên tác phẩm nào?
- Truyện Kiều có nguồn gốc từ một tác phẩm văn học Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.
- Nguyễn Du đã có nhiều sáng tạo nghệ thuật tự sự- kể chuyện bằng thơ, đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên…
- GV yêu cầu HS dựa vào sgk tóm tắt.
- 3 HS tóm tắt, khi kể nên dẫn một số câu thơ cho lời kể thêm sinh động .
( sử dụng tranh minh họa cho phần kể)
H. Theo em truyện Kiều có giá trị như thế nào về mặt nội dung?
 - HS dựa vào sgk trình bày GV dẫn một vài câu để HS nắm được giá trị của truyện Kiều.
- Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền!
- Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!
- Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài mà chi?
- Râu hùm hàm én mày ngài, 
Họ từ tên Hải vốn người Việt Đông
 Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn một gánh, non sông nửa chèo
H. Nêu những hiểu biết của em về NT truyện Kiều?
- GV cần cho HS thấy: thành tựu nổi bật của truyện Kiều là ngôn ngữ và thể loại , tất cả phần này sẽ được làm sáng tỏ trong các đoạn trích.
HĐ2. Ghi nhớ
* Mục tiêu
 Trình bày được giá trị của Truyện Kiều và một số nét cơ bản về Nguyễn Du.
H. Qua tìm hiểu văn bản , em có nhận xét chung gì về tác giả và giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều?
- 1 HS đọc ghi nhớ.
15’
19’
2’
I.Nguyễn Du
1 Tác giả:
- Nguyễn Du ( 1765- 1820)
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
2.Thời đại;
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội:
+xã hội Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân nổ ra liên tục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn
+ Chế độ PK triều Nguyễn được thiết lập, những thay đổi ấy tác động tới tình cảm và nhận thức của ông.
3. Cuộc đời
- Sinh ra trong gia đình quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
- Là người hiểu biết rộng, có vốn sống phong phú.
- Là con người có trái tim giàu yêu thương.
4. Sự nghiệp văn học
Có tầm vóc của một thiên tài văn học ở cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm.
II.Truyện Kiều
1. Giới thiệu truyện Kiều
- Truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo
thể lục bát, gồm 3254 câu.
- Truyện Kiều viết dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của ThanhTâm Tài Nhân, nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
2. Tóm tắt tác phẩm(sgk)
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
* Về nội dung:
- Giá trị hiện thực:
+ Phản ảnh hiện thực xã hội PK bất công , tàn bạo trà đạp lên quyền sống của con người.
+ Số phận bất hạnh của người phụ nữ 
- Giá trị nhân đạo:
+ Lên án chế độ PK vô nhân đạo
+ Cảm thương trước số phận bi kịch của con người 
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm, ước mơ, khát vọng chân chính.
* Về nghệ thuật
- Về ngôn ngữ: truyện Kiều đạt tới đỉnh cao về ngôn ngữ nghệ thuật
- Về thể loại: thơ lục bát đã đạt cao điêu luyện, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạch những bức tranh chân thực, sinh động là những bức tranh tả cảnh ngụ tình. 
III.Ghi nhớ
- Nguyễn Du
- Truyện Kiều
4. Củng cố( 1’)
 GV hệ thống bài theo nội dung học tập.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- HS về nhà học bài, kể tóm tắt tác phẩm
- Chuẩn bị bài : Chị em Thúy Kiều
* Yêu cầu: đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời các câu hỏi trong sgk phần đọc hiểu.

File đính kèm:

  • doctiet 26.doc
Giáo án liên quan