Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

- Phân biệt các phương pháp tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

3. Thái độ: GD nhận thức về sự phong phú, nguồn gốc sự phát triển của từ vựng.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Tài liệu tham khảo: - Từ điển Tiếng Việt

2. HS: Đọc trước bài, tìm các ví dụ có liên quan đến bài học.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Nhận thức, giao tiếp, hợp tác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 21
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương pháp tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Thái độ: GD nhận thức về sự phong phú, nguồn gốc sự phát triển của từ vựng.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Tài liệu tham khảo: - Từ điển Tiếng Việt
2. HS: Đọc trước bài, tìm các ví dụ có liên quan đến bài học.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Nhận thức, giao tiếp, hợp tác.
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
 Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ 
- Mục tiêu: Hs hiểu được quá trình biến đổi nghĩa của từ và sinh ra nghĩa mới trên cơ sở nghĩa gốc là một trong những cách phát triển từ vựng.
	Nắm được hai phương thức biến đổi chính và nhận diện chúng.- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích mẫu, thảo luận.
- Thời gian: 15p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 HS: Đọc bài “Cảm tác vào nhà 
 ngục Quảng Đông”.
? Từ “kinh tế” có nghĩa là gì? Ngày nay nghĩa đó còn dùng nữa không.
HS: Suy nghĩ, trả lời:
GV Hiện nay hiểu theo nghĩa: Toàn bộ hành động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
=>Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
-> Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển
 HS : Đọc mục 2 và 3
? Chỉ ra nghĩa của từ xuân, tay trong mỗi trường hợp. Từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển?Theo em từ xuân, tay phát triển nghĩa theo phương thức nào? 
HS: Suy nghĩ, trả lời:
?Em có nhận xét gì về nghĩa của từ theo sự phát triển của thời gian? Có những phương thức chủ yếu nào phát triển nghĩa của từ ngữ.
 HS: rút ra kết luận và đọc ghi nhớ 
 (SGK)
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
1. Ví dụ/ 55,56
2. Nhận xét
 a)
-"Kinh tế" : Có nghĩa là kinh bang tế thế: lo việc nước việc đời. Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
-> Hiện tượng biến đổi nghĩa
 b)
 - Xuân 1 : Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, được coi là mở đầu của năm 
- Xuân 2: có nghĩa tuổi trẻ (nghĩa chuyển) 
 -> theo phương thức ẩn dụ
- Tay 1: Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc)
- Tay 2: Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó (kẻ buôn người)
 -> Phương thức hoán dụ
* Ghi nhớ/ 56
* Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển và các phương thức phát triển nghĩa của từ
Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm.
- Thời gian: 20p’
Gv hướng dẫn HS làm bài tập 
BT 1 hđ cá nhân gọi hs trình bày trên bảng
HS thảo luận cặp đôi, phát biểu khi được chỉ định
Gv làm mẫu gọi hs thực hiện
Gv gợi ý để hs tìm thêm ví dụ tương tự
III- Luyện tập
Bài 1/56,57
- Chân 1: Nghĩa gốc: bộ phận cơ thể người hay động vật.
- Chân 2: chuyển (hoán dụ): thay thế để chỉ con người.
 - Chân 3: chuyển (ẩn dụ): vị trí tiếp xúc giữa kiềng với đất.
- Chân 4: chuyển( ẩn dụ): vị trí tiếp xúc giữa đất với trời trong quan niệm
Bài 2/57
Trà trong các tên gọinghĩa chuyển (sản phẩm từ thực vật, chế biến thành dạng khô dùng chữa bệnh).
Bài 3/57
Đồng hồ điện ... những khí cụ để 
đo có bề mặt giống đồng hồ.
 Bài 4/57
Ví dụ: 
* Vua: Đứng đầu nhà nước quân chủ- Sông núi nước Nam vua Nam ở.
 - Ông vua dầu lửa là người ở Irắc.
* Hội chứng: Tập hợp nhiều nguyên nhân, triệu chứng của bệnh: Hội chúng suy giảm miễn dịch
Hội chứng lười học, hội chứng bằng dởm... 
* Sốt: nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột: Sốt đất, sốt vàng...
 Bài 5/57
Từ “Mặt trời” trong lăng ẩn dụ
 tu từcó nghĩa lâm thời, không phải nghĩa mới của từ mặt trời.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về sự phát triển của từ vựng trên cơ sở biến đổi nghĩa và chuyển nghĩa.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ , hoàn thiện bài tập vào vở
 - Chuẩn bị bài: Hoàng Lê nhất thống chí
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 21.doc
Giáo án liên quan