Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 20: Hướng dẫn tự học luyện tập tóm tắt văn bản tự sự người kể chuyện trong văn bản tự sự

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Các yếu tố của thể lọai tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện )

- Yêu cầu cần đạt của mỗi văn bản tóm tắc các tác phẩm tự sự.

- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự

- Những đặc điểm của mỗi hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự

2. Kĩ năng

-Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.

- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.

- Vân dụng hiểu biết về người kể chuyện để dọc – hiểu văn bản.

3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc

B. Chuẩn bị:

1. GV: Bài soạn, một số ví dụ mẫu.

2. HS: Đọc trước bài, tìm hiểu các ví dụ trong SGK.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp, tự khẳng định.

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 20: Hướng dẫn tự học luyện tập tóm tắt văn bản tự sự người kể chuyện trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 20
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Các yếu tố của thể lọai tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện)
- Yêu cầu cần đạt của mỗi văn bản tóm tắc các tác phẩm tự sự.
- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Những đặc điểm của mỗi hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự
2. Kĩ năng
-Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vân dụng hiểu biết về người kể chuyện để dọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Bài soạn, một số ví dụ mẫu.
2. HS: Đọc trước bài, tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp, tự khẳng định...
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
	Em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: HDHS thực hành tóm tắt văn bản tự sự 
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh hiểu được mục đích và các bước tóm tắ một văn bản tự sự
- Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, thực hành
- Thời gian: 18p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HD HS đọc 3 tình huống ở SGK 
? Trong cả 3 tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn VB. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt VBTS
?Khi tóm tắt VB tự sự cần chú ý điều gì?
GV cho hs nêu 1 số tình huống khác cần tóm tắt.
- Con kể cho mẹ nghe 1 thành tích nào đó
- Chú bộ đội kể lại 1 trận đánh
- Người đi đường kể lại vụ tai nạn giao thông.
Gv khái quát rút ra ghi nhớ
- Cho HS đọc BT 1 ở trang 58 SGK và nêu yêu cầu của BT1.
? Trên cơ sở của bài tập 1 Gv cho hs tóm tắt VB
Gọi 1 hs khá trình bày
hs khác nhận xét
Gv nhận xét bổ sung
Gv kết luận những điều kiện cần thiết khi thực hiện tóm tắt VBTS
=> Muốn tóm tắt VBTS cần:
- Đọc kĩ VB để hiểu đúng chủ đề.
- Xác định nội dung chính.
- Sắp xếp các nội dung theo một trình tự nhất định.
I- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
1. Sự cần thiết của việc tóm tắt VBTS
Tóm tắt VB giúp người đọc và người nghe dễ hiểu nắm được ND chính của 1 câu chuyện.
- VB tóm tắt làm nổi bật được các sự việc và nhân vật chính.
- VB tóm tắt thường ngắn gọn nên dễ nhớ.
* Ghi nhớ/59
2. Thực hành tóm tắt VBTS
Bài tập 1
- Có 7 sự việc: khá đầy đủ
- Thiếu 1 sự việc: Trương Sinh nghe người con chỉ vào bóng mình và nói đó là “Cha Đản” 
- Quan trọng vì chi tiết đó đã cho TS biết vợ mình bị oan.
- Đó cũng chính là chỗ dựa hợp lý của bài tóm tắt, cần điều chỉnh.
Bài tập 2
Tóm tắt VB Chuyện người con gái Nam Xương
* Hoạt động 3 : HDHS Tìm hiểu bài: Người kể chuyện trong VBTS
- Mục tiêu: - Hiểu được vai trò của người kể chuyện, cách lựa chọn ngôi kể cho phù hợp.
- Phương pháp: Trình bày, giải thích, phân tích mẫu, thảo luận.
- Thời gian: 17p’
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu vai trò của người kể chuyện trong một số VB đã học ở lớp 6, 8 và VB Chuyện người con gái Nam Xương
? Hãy xác định người kể chuyện trong Vb Lão Hạc, đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Bài học đương đời đầu tiên,Vb Cô bé bán diêm,
? Người kể chuyện trong các VB đó kể ở ngôi thứ mấy?
?Người kể có vai trò gì trong câu chuyện?
	Gv gợi dẫn giúp hs chỉ ra sự khác biệt trong ngôi kể thứ nhất và thứ 3
Ngôi kể thứ 3:
- Người kể giấu mình nhưng thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người mọi hành động, tâm tư tình cảm của nhân vật.
Người kể chuyện đứng bên ngoài quan sát, miêu tả, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng để hoá thân vào từng nhân vật; các đối tượng được miêu tả một cách khách quan.
Ngôi kể thứ nhất
Chủ yếu là hình thức tự truyện, nhân vật tự kể chuyện của chính mình và kể về các nhân vật khác, mang màu sắc chủ quan, nhiều khi không thể quan sát, miêu tả, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng để hoá thân vào từng nhân vật.
Gv khái quát bài học rút ra ghi nhớ
Hướng dẫn hs làm bài tập 1/193
?Ai là người kể chuyện ? 
 Người kể chuyện ở đây có vai trò gì. 
 HS: Trao đổi, phát biểu: dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện.
? Hãy chỉ ra ưu điểm và hạn chế của ngôi kể trong đoạn trích?
II. Người kể chuyện trong VBTS
1. Vai trò của người kể chuyện	
Vb Lão Hạc; ông giáo là người kể chuyện: ngôi thứ nhất
VB Cô bé bán diêm: người kể dấu mặt; ngôi thứ 3
Đoạn trích Bài học đường đời: Dế Mèn, ngôi thứ nhất
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ: người kể dấu mặt ngôi thứ 3
* Ghi nhớ/193
2. Bài tập thực hành/193
- Là nhân vật "tôi" (ngôi thứ nhất). Đó là chú bé kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau những ngày xa cách.
- Ưu điểm: giúp người kể đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra tâm hồn nhân vật "tôi"
- Hạn chế: không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật "người mẹ", tính khách quan không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về sự cần thiết của tóm tắt VBTS và vị trí vai trò của người kể chuyện trong VBTS.
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện các làm bài tập còn lại
 - Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng
* Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc